- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đề xuất siết hoạt động livestream, kiếm tiền trên Youtube, Facebook, TikTok...
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72 và 27 đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất các mạng xã hội xuyên biên giới như YouTube, Facebook, TikTok... chỉ được cấp phép livestream hoặc bật kiếm tiền cho các kênh đã đăng ký thông tin liên hệ với Bộ TT-TT.
- Fan girl nhận là vợ cầu thủ Tuấn Anh vào livestream Tấn Trường hỏi về chồng, ông chú thủ môn “rớt giường” khi nghe tuổi thật
- Cực căng: Hoàng Yến livestream khóc nức nở dù mũi đang băng bó, khẳng định nếu ngoại tình sẽ bị xe đâm
- Chồng thứ 4 chính thức lên tiếng xin lỗi “cô Xuyến” Hoàng Yến sau vụ hành hung chấn động, livestream nói rõ lý do
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng cùng Nghị định 27 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 72 (dự thảo Nghị định).
Hoạt động livestream nở rộ trên mạng - Ảnh: Quang Liêm
Bộ TT-TT cho biết, kể từ thời điểm Nghị định 72 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng đã mở rộng đa dạng hơn. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Twitter, Instagram…
Thực tiễn thi hành cùng với những yêu cầu mới phát sinh của quá trình hội nhập quốc tế, thực trạng phát triển về công nghệ thông tin và Internet… đã bộc lộ những bất cập, những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện.
Vì vậy, Bộ TT-TT đã xây dựng dự thảo Nghị định với nhiều nội dung, quy định mới cập nhật được tình hình hiện nay và đề xuất các quy định về quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới.
Hoạt động livestream muốn kiếm tiền phải có điều kiện
Đáng chú ý, dự thảo Nghị định đề xuất các mạng xã hội xuyên biên giới phải có bộ phận chuyên trách tiếp nhận khiếu nại ở Việt Nam và chỉ cấp phép việc cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) hoặc bật kiếm tiền cho các kênh từ 10.000 người theo dõi đăng ký thông tin liên hệ với Bộ TT-TT.
Cụ thể, mạng xã hội xuyên biên giới phải yêu cầu các kênh/tài khoản tại Việt Nam có lượng người sử dụng theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT-TT. Các mạng xã hội xuyên biên giới chỉ cho phép các kênh/tài khoản đã thông báo với Bộ TT-TT mới được cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) và dịch vụ có phát sinh doanh thu.
Dự thảo Nghị định cũng đề xuất các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, tuân thủ những quy định chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam như: Mạng xã hội, cung cấp trò chơi điện tử trên mạng, kho ứng dụng…
Cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi biện pháp ngăn chặn trong các trường hợp dịch vụ xuyên biên giới cung cấp thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc không hợp tác để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Đối với các trang web/ứng dụng cung cấp dịch vụ nội dung có từ 100.000 lượng người truy cập thường xuyên 1 tháng phải thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ TT-TT và phối hợp xử lý thông tin vi phạm theo quy trình.
Còn các dịch vụ xuyên biên giới cũng phải thực hiện quy trình ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ, thông tin vi phạm trong vòng 24 giờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Các doanh nghiệp viễn thông thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết nhằm ngăn chặn nội dung vi phạm cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng nhấn mạnh đến quyền của người sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, người sử dụng có quyền thông báo vi phạm yêu cầu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới xử lý. Người dùng thông báo cho Bộ TT-TT về những vi phạm nội dung trên các website cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam và khởi kiện nếu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nội dung vi phạm thuộc phạm vi, chuyên ngành quản lý và chuyển Bộ TT-TT là đầu mối yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Ngoài ra, Bộ TT-TT đề xuất bổ sung thêm một trách nhiệm của mạng xã hội xuyên biên giới tại Việt Nam như: Phải có bộ phận chuyên trách tiếp nhận/giải quyết khiếu nại từ người sử dụng. Tạm khóa/xóa các nội dung (trong vòng 24 giờ) khiếu nại chính đáng từ cá nhân/tổ chức bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp khi nhận được yêu cầu. Tuân thủ quy định về bản quyền với báo chí khi đăng, phát những tác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí Việt Nam.
Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu có trách nhiệm thực hiện biện pháp ngăn chặn các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam khi tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của Bộ TT-TT trong thời gian 3 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Nhiều cá nhân livestream thông tin sai sự thật, xúc phạm người khác
Bộ TT-TT công bố, tính đến hết tháng 6-2021, có 829 mạng xã hội được cấp phép, nhưng số lượng mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng thường xuyên trở lên chỉ chiếm dưới 5%. Trong khi đó, tổng lượng người sử dụng tại Việt Nam của nhóm 10 mạng xã hội hàng đầu Việt Nam có thể đạt tới 80 triệu người.
Theo Bộ TT-TT, các mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Tính đến hết tháng 6-2021, thống kê của Bộ TT-TT cho thấy Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu.
Điều đáng nói, các mạng xã hội này chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam. Một số quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ qua biên giới còn nhiều hạn chế. Đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật, lan truyền tin giả, gây mất ổn định xã hội và bức xúc trong xã hội, gây bất bình đẳng với doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội để hoạt động báo chí, tổ chức livestream nhằm cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác và thông tin, dịch vụ vi phạm pháp luật. Cùng với đó là tình trạng "báo hóa" mạng xã hội (mạng xã hội hoạt động như báo điện tử, như trang thông tin điện tử tổng hợp) đang ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, cần sớm bổ sung quy định điều chỉnh.
Trang tin điện tử tổng hợp chỉ được lấy lại bài từ các báo sau 30 phút xuất bản
Bộ TT-TT cho biết hiện có 1.706 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép (còn hiệu lực).
Trang thông tin điện tử tổng hợp được kỳ vọng là cánh tay nối dài của các cơ quan báo chí, góp phần vào việc truyền tải kịp thời thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước để đẩy lùi các thông tin xấu độc, tin giả đang tràn lan trên mạng.
Tuy nhiên, điều đáng nói theo Bộ TT-TT là còn nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp chạy theo xu hướng thị trường, chỉ tập trung tổng hợp các thông tin tiêu cực để câu khách, khiến cho bức tranh thông tin trên mạng bị sai lệch, không phản ánh đúng tình hình xã hội của đất nước.
Đáng chú ý, một số trang thông tin điện tử tổng hợp còn tự sản xuất tin, bài, gây nhầm lẫn với cơ quan báo chí, dẫn đến tình trạng "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp. Đây là vấn đề nhức nhối, tạo phản ứng bất bình trong dư luận, gây khó khăn đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Ngoài ra, tình trạng vi phạm bản quyền báo chí trên các trang thông tin điện tử tổng hợp ngày càng gia tăng.
Do đó, việc xây dựng dự thảo Nghị định là cần thiết. Dự thảo có các đề xuất mới về quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp.
Cụ thể, dự thảo Nghị định bổ sung quy định về việc tổng hợp thông tin chậm hơn 30 phút so với tin gốc; đặt đường dẫn gốc ngay dưới bài dẫn lại.
Dự thảo của Bộ TT-TT cũng nêu rõ, các trang thông tin điện tử tổng hợp chỉ cung cấp thông tin tổng hợp về các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội và phù hợp với ngành nghề, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, doanh nghiệp.
Các cơ quan báo chí đã có báo/tạp chí điện tử thì không cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp.
Về giao diện, tên dịch vụ (trang tin tổng hợp) phải ngay sát bên dưới tên trang (nếu có), có cỡ chữ bằng 1/2 cỡ chữ tên trang.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí. Không sử dụng những từ ngữ (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài tương đương) có thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, tạp chí, tin, tin tức, phát thanh, truyền hình…
Các trang tin tổng hợp phải tách riêng chuyên mục hỏi đáp, thảo luận, trao đổi về các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Không được cho người dùng bình luận về các tin bài trên trang tin tổng hợp.
Dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định trong thỏa thuận về nguồn tin với các báo. Theo đó, thời hạn, nội dung tổng hợp (theo đúng tôn chỉ mục đích của báo), trách nhiệm các bên (rà soát, thông báo các bài cần gỡ, kết quả gỡ bài).
Đồng thời, phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp đối với trường hợp vi phạm không hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước.
Bộ TT-TT cũng đề xuất bổ sung quy định yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bản quyền khi sử dụng, đăng tải lại các tác phẩm báo chí và có cơ chế kiểm tra, rà soát và tự gỡ bỏ thông tin vi phạm bản quyền.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định, cho phép trang thông tin điện tử tổng hợp được liên kết sản xuất sản phẩm báo chí với cơ quan báo chí (theo quy định tại Điều 37 Luật Báo chí).
Theo Người lao động
-
Pháp luật53 phút trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội1 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội1 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội4 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội4 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội5 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội5 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội5 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật6 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội6 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội8 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội8 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội9 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.
-
Xã hội9 giờ trướcKhoảng ngày 26-27/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh có thể tràn xuống nước ta, gây rét diện rộng cho các tỉnh miền Bắc. Đây có thể là đợt rét diện rộng đầu tiên ở miền Bắc năm nay, sau các đợt không khí lạnh yếu, khô thời gian qua.