- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đông trùng hạ thảo bán với giá "trên trời" thực chất chỉ là nhộng trùng thảo?
Vì sự khác biệt rõ ràng của “Đông trùng hạ thảo” với “Nhộng trùng thảo”, GS. Bùi Công Hiển cho rằng không nên “đánh lận con đen” mà phải gọi tên đúng bản chất của sản phẩm.
Thế nào là "Đông trùng hạ thảo"?
Đông trùng hạ thảo là sản phẩm khá phổ biến trên thị trường, được nhiều người tin tưởng sử dụng vì nghĩ có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên theo GS. Bùi Công Hiển thì về bản chất, đó không phải là Đông trùng hạ thảo .
GS. Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ủy viên Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, Đông trùng hạ thảo là một loại thực phẩm có thể dùng làm thuốc cực kỳ quý hiếm, Việt Nam không có loại thực phẩm này. Sản phẩm được quảng cáo và bày bán nhiều trên thị trường hiện nay với tên gọi Đông trùng hạ thảo về bản chất là Nhộng trùng thảo.
Lý do, Đông trùng hạ thảo là loại nấm mọc ngoài tự nhiên trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt và đặc thù. Còn Nhộng trùng thảo được sản xuất phổ biến hiện nay chỉ là con nhộng tằm được phun nấm lên. Gọi Nhộng trùng thảo là Đông trùng hạ thảo là không đúng về mặt khoa học.
Theo GS. Bùi Công Hiển, loại Đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên nhộng tằm phổ biến trên thị trường hiện nay phải gọi là Nhộng trùng thảo.
GS. Bùi Công Hiển cho biết, Đông trùng hạ thảo được hình thành từ hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes.
Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam (Trung Quốc)
Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu.
Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử. Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải - Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Theo GS. Hiển, hiện nay là người ta nhân nuôi nấm trên con tằm và gọi là Đông trùng hạ thảo (cordyceps sinensis) là không đúng. Đây là hai loài khác nhau với tên gọi khác nhau. Bướm tằm có tên khoa học là Bombyx mori L là một loài hoàn toàn khác.
Cần gọi tên đúng với bản chất
GS. Bùi Công Hiển tâm tư, qua báo chí ông biết đến rất nhiều người đã và đang làm giàu nhờ nuôi cấy được Đông trùng hạ thảo. Bản chất của Đông trùng hạ thảo thực sự khác hẳn với việc phun nấm lên con nhộng tằm.
Về hình thức, vỏ của con sâu giữa Đông trùng hạ thảo và con nhộng tằm là giống nhau. Có lẽ vì thế mà người ta lầm tưởng rằng chúng là một. Việc khai thác Đông trùng hạ thảo cực kỳ khó khăn và loài này cũng đang đứng trên bờ tận diệt. Có lẽ cũng bởi vì nó quá hiếm, quá nổi tiếng và giá thành lại quá đắt đỏ nên sau này, người ta nghĩ cách làm ra một sản phẩm giống như Đông trùng hạ thảo cho dễ bán.
GS. Hiển cho biết, một số nhà vi sinh vật cũng tổ chức phân lập một chủng nấm khác, cấy lên con nhộng tằm. Họ nhầm lẫn đây cũng chính là Đông trùng hạ thảo. Loài nấm người ta phun lên con tằm dâu (Bombyx mori L) là Cordicep minitarit. Vậy là hai cặp nấm + ấu trùng để làm nên Đông trùng hạ thảo với nấm + ấu trùng tạo ra từ nhộng tằm là hoàn toàn khác nhau.
"Người ta đang ngộ nhận về Đông trùng hạ thảo, sự nhầm lẫn một cách cố tình này đang khiến người tiêu dùng phải lãnh hậu quả. Người ta bán sản phẩm với giá và mác của Đông trùng hạ thảo, nhưng thực chất đó là "Nhộng trùng thảo", GS Hiển khẳng định.
Theo ông, không bàn về hoạt chất, dinh dưỡng trong hai loại này. Chỉ vấn đề đặt tên sản phẩm, theo ông phải gọi đa số loại Đông trùng hạ thảo bán trên thị trường hiện nay là "Nhộng trùng thảo" mới đúng.
GS. Bùi Công Hiển khẳng định "Ở Việt Nam chưa và không bao giờ có Đông trùng hạ thảo. Không có loài bướm đó để nấm ký sinh, cũng không có điều kiện tự nhiên để cho loài này sinh sống như Tây Tạng hay Nê Pan có độ cao trên 4000m và khí hậu đủ lạnh.
Theo Sức khoẻ & đời sống
-
Thời sự7 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật7 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật7 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.
-
Pháp luật8 giờ trướcPhá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo
-
Thời sự9 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự9 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Pháp luật9 giờ trướcCông an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.
-
Xã hội9 giờ trướcHọc sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường cho biết do phụ huynh làm việc khuya, ngủ dậy trễ, đi công tác… nên không có người chở đi học.
-
Xã hội12 giờ trướcKhi đang thi công cải tạo đường và hệ thống thoát nước, nhóm công nhân phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
-
Xã hội12 giờ trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.
-
Xã hội13 giờ trướcĐã tìm thấy xe chở rác nhưng bên trong không có người. Cơ quan chức năng đang tổ chức cẩu xe rác lên bờ và tìm kiếm nạn nhân.
-
Xã hội13 giờ trướcVụ mất trộm ô tô xảy ra đúng ngày 20/11 trong khuôn viên của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Nữ chủ xe, đồng thời là giảng viên trường đại học này xuống sảnh lấy xe thì phát hiện chiếc Hyundai Avante của mình 'không cánh mà bay'.
-
Pháp luật13 giờ trướcLiên quan đến vụ việc một nam học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung dùng dao tấn công bạn tại nhà vệ sinh, Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã khởi tố ba học sinh.
-
Pháp luật14 giờ trướcThời điểm công an đột kích, vũ trường New MDM có 143 khách và 80 nhân viên, trong đó 26 khách dương tính với chất ma túy.