Gần 100 trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Thêm hàng trăm trẻ tới Hà Nội xếp hàng để xét nghiệm

Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, ăn thịt lợn có sán nhưng đã nấu chín thì gần như không thể lây bệnh.

Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, ăn thịt lợn có sán nhưng đã nấu chín thì gần như không thể lây bệnh.

Gần một ngày qua, người dân cả nước xôn xao trước sự việc có gần 60 trẻ độ tuổi từ 2010 đến nay đang sinh sống tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho kết quả dương tính với  sán lợn khi đi xét nghiệm tại các trung tâm lớn ở thủ đô Hà Nội.

Điều nay ảnh hưởng tới tâm lý của hàng trăm người dân con nhỏ đang trong độ tuổi đi học mầm non tại một số xã như Thanh Khương, Mão Điền... (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), nơi phát hiện số trẻ dương tính với sán lợn cao bất thường trong mấy ngày qua.

Chính vì tâm lý lo sợ con mình mắc sán lợn nên trong sáng nay (16/3), hàng trăm bậc phụ huynh tiếp tục đưa con tới Hà Nội đến các trung tâm xét nghiệm để kiểm tra.

Thông tin với PV về việc các bậc phụ huynh đưa con đi xét nghiệm trong ngày hôm nay, bác sỹ Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: Vào sáng cùng ngày (16/3), đơn vị tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân đến làm các xét nghiệm.

Gần 100 trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Thêm hàng trăm trẻ tới Hà Nội xếp hàng để xét nghiệm-1

Hàng chục bậc phụ huynh cho biết vào sáng nay họ đã phải đi từ huyện Thuận Thành vào lúc 4h30 sáng lên Hà Nội để có thể kịp làm các xét nghiệm cho con vào buổi sáng và nhận được kết quả trong ngày.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân tăng cao, Viện đã điều động cán bộ nhân viên hỗ trợ đảm bảo thực hiện thủ tục và làm các xét nghiệm theo quy định.

Theo bác sĩ Thiều, trong ngày 15/3, đơn vị đã tiếp nhận xét nghiệm cho 135 trẻ có độ tuổi từ năm 2010 đến nay đều trú tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Qua kiểm tra ban đầu xác định có 13 trẻ cho kết quả dương tính với sán lợn.

Bác sỹ Thiều cho biết, trung bình Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương một ngày tiếp nhận từ 80 - 100 người đến thăm khám.

Tuy nhiên, ngày hôm qua đơn vị đã tiếp nhận khoảng 200 người đến xét nghiệm đến thăm khám, kiểm tra. Để đáp ứng số người đến xét nghiệm tăng cao so, đơn vị đã huy động thêm 6 bác sỹ và máy móc để đáp ứng nhu cầu và nhanh chóng trả kết quả cho bệnh nhân.

Gần 100 trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Thêm hàng trăm trẻ tới Hà Nội xếp hàng để xét nghiệm-2

Quầy tiếp đón bệnh nhân chật kín người.

Vị Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho hay: Có nhiều nguyên nhân lây bệnh sán lợn như ăn thức ăn sống rau, thịt... Tuy nhiên, nếu ăn thịt lợn bệnh mà có sán nhưng chưa được nấu chín thì mới có thể lây bệnh.

Còn ăn thịt lợn mà có sán nhưng đã nấu chín thì gần như không thể lây bệnh.

"Theo tôi được biết, nếu ở điều kiện khoảng 60 - 70 oC thì con ấu trùng sán đã chết...", bác sỹ Thiều nói.

Hiện nay, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đang phối hợp chặt chẽ với trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh để tìm ra nguyên nhân lây bệnh.

Đến nay chưa có thông tin về thực phẩm cung cấp cho các cháu và cũng chưa xác định được nguồn gốc do đâu mà nhiễm bệnh.

Theo bác sỹ Thiều không nhất thiết người dân phải ăn thực phẩm nhiễm sán thời gian dài mới nhiễm bệnh.

Bởi người bệnh có thể chỉ ăn 1 lần đã nhiệm bệnh. Ở những vùng có lưu hành sán thì người dân ở đây dùng thức ăn có thể lây bệnh cao.

Nếu các cháu nhỏ bị bệnh sán trưởng thành, có sán bám vào trong thành ruột và sau đó trứng sán ra môi trường nó sẽ là nguồn lây bệnh.

Còn các cháu ăn đồ nấu chín và không có sán trưởng thành trong người thì không thể là nguồn lây bệnh.

Tính đến 9h sáng nay, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận hơn 230 bệnh nhi đến khám trong đó có nhiều cháu tới xét nghiệm sán lợn. Bệnh viện đã tăng cường các bàn tiếp nhận, khám, lấy mẫu xét nghiệm. Dự kiến các kết quả sẽ có trong ngày.

Theo Trí thức trẻ


ký sinh trùng

sán lợn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.