- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gian nan hồi sinh Làng Nủ
Dù nỗi đau của người dân Làng Nủ chưa thể nguôi ngoai nhưng họ vẫn sẽ quyết tâm, đồng lòng khôi phục lại bản làng trong vòng tay ôm ấp của đồng bào, chính quyền các cấp. Kế hoạch khôi phục Làng Nủ bao gồm cả vị trí đất đai an toàn, kế sinh nhai và cả việc bảo tồn văn hóa dân tộc Tày của họ.
Còn đâu bản làng như tranh
Thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) bị lũ quét hôm 10/9. Đến nay, vẫn còn 13 người mất tích, công tác tìm kiếm cứu nạn tiếp tục được triển khai. Nhà văn hóa thôn Làng Nủ đón các đoàn thiện nguyện từ khắp cả nước.
Khu vực đồi sim, nơi được chọn làm nơi tái định cư cho người dân Làng Nủ |
Người thân của các nạn nhân trong vụ sạt lở đang tập trung tại một chiếc lán nhỏ, dựng tạm phía sau nhà văn hoá thôn. Hằn sâu trong ánh mắt họ là một nỗi buồn sâu thẳm. Họ chỉ kịp chôn cất người thân bị nạn vội vàng. Sau đại nạn, họ kiệt quệ cả sức lực lẫn tinh thần, nhất là những gia đình có người thân vẫn còn mất tích.
Nhưng lũ quét và sạt lở đất không chỉ cướp đi gia đình của những người dân Làng Nủ, mà còn cướp sạch tài sản của họ. Anh Hoàng Văn Tin, người dân Làng Nủ kể lại, ngày trước, Làng Nủ là một trong những thôn được thiên nhiên ưu đãi nhất xã Phúc Khánh.
Đất đai màu mỡ, hai bên là những cánh đồng lúa xanh rì, được tưới mát bởi một dòng suối mát chảy từ đỉnh núi Con Voi xuống, đẹp như tranh vẽ. Hầu như năm nào mùa màng cũng bội thu. Người dân còn chăn nuôi thêm cả gà, lợn, làm ao nuôi cá tầm và khai thác lâm sản từ rừng phòng hộ để tăng thu nhập.
Khởi công khu tái định cư Làng Nủ |
Thiên nhiên cho họ tất cả, rồi cũng lấy đi tất cả. Bây giờ, đến một con giống, một mảnh ruộng trong tay, họ cũng không có. Chỉ còn bùn, đất, xác cây, xác nhà và những thi thể chưa được tìm thấy. Trong ánh mắt những người may mắn thoát nạn, chất chứa những bộn bề lo toan phía trước.
“Tôi chưa biết sẽ đi đâu, làm gì để sống”, anh Hoàng Văn Voi, người dân thôn Làng Nủ buồn bã nói. Lũ quét và sạt lở đất đã cướp đi người vợ và con trai út của anh, chưa tính họ hàng của anh. Mẹ và con gái lớn của anh vẫn đang nằm viện. Viện phí, tiền xây nhà, mua đồ đạc, học phí cho con… Biết bao nhiêu gánh nặng đang chờ anh phía trước. Anh cứ mở điện thoại lên một lúc rồi lại tắt đi, lướt đâu cũng thấy ảnh, video về thảm họa ở Làng Nủ.
Ngồi bên cạnh, anh Hoàng Văn Tin không nói gì, chỉ vỗ nhẹ vai anh Voi. Hoàn cảnh anh Tin cũng tương tự. Gia đình 4 người giờ chỉ còn mình anh. Nhà cửa, ruộng vườn, vật nuôi đều mất trắng, chỉ còn cái cuốc đất đang cho người khác mượn. Nhận được quần áo cứu trợ mà cảm xúc anh lẫn lộn, vì không biết mang về cho ai mặc...
Không chỉ mất người thân, anh Hoàng Văn Tin cũng mất toàn bộ tài sản sau trận sạt lở |
Còn người là còn làng
Bên cạnh việc tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích, công tác tái thiết lại thôn Làng Nủ và lo sinh kế, việc làm cho người dân cũng được lãnh đạo huyện và xã rất quan tâm. Theo ông Nguyễn Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, hiện khu tạm định cư cho người dân đã bắt đầu được khởi công xây dựng.
Ở khu tái định cư tại đồi sim nằm ở đầu thôn Làng Nủ, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng đang được triển khai tích cực. Lịch khởi công được ấn định vào ngày 21/9. “Người dân Làng Nủ đều nhất trí cao với địa điểm này”, ông Nhất nói.
Những ngày qua, đoàn viên, thanh niên của xã Phúc Khánh và Công ty cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai đã kéo những đường ống dẫn nước về các khu tạm cư và tái định cư. Nước sạch đã về tới téc nước dự trữ của khu tạm cư. Nhân viên của Công ty Điện lực Lào Cai cũng đang miệt mài ngày đêm để kéo điện về nơi ở mới của người dân Làng Nủ.
Hỏi dân làng, tôi nhận ra đồi sim đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nhất của họ. “Ở đâu cũng được, nhưng trước hết phải an toàn đã. Đồi sim cao hơn nơi ở cũ, không lọt giữa các vách núi nên chúng tôi cũng yên tâm hơn. Không ai muốn tiếp tục ở chỗ cũ nữa. Vừa mất an toàn lại vừa ám ảnh. Những ký ức về người thân cứ ùa về…”, bà Hoàng Thị Sời, người dân Làng Nủ nói.
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Tày tại Làng Nủ cũng rất được quan tâm. Theo anh Hoàng Văn Voi, người làng đã sống hàng chục năm tại thung lũng bằng phẳng, nếu chuyển sang sống tại đồi núi ắt sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi. Vì ở địa hình đồi núi, sẽ khó làm nhà sàn hơn và không thể canh tác lúa nước ngay cạnh nơi ở như trước kia. Mặc dù đây là sự đánh đổi cần thiết để đảm bảo an toàn, nhưng anh vẫn băn khoăn.
“Chúng tôi vẫn cố gắng hết sức để giữ gìn bản sắc của người Tày tại nơi ở mới. Tuy nhà sẽ được xây nhà bằng bê tông, nhưng vẫn sẽ xây theo kiến trúc nhà sàn đặc trưng của người Tày. Đồi sim cũng chỉ cách nơi ở cũ 2 km, nên có thể tiếp tục về canh tác lúa nước sau khi ruộng đồng được phục hồi mà không phải đi quá xa”, ông Hoàng Văn Diệp, trưởng thôn Làng Nủ nói.
Còn về việc làm, ông Diệp cho biết, thôn sẽ cố gắng tạo điều kiện cho những người trong độ tuổi lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất, xa hơn nữa là đi xuất khẩu lao động. Chặng đường này sẽ rất dài, bởi người Làng Nủ trước đây chỉ quen làm ruộng, chăn nuôi. Chỉ riêng công tác đào tạo nghề cũng sẽ tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực.
Dù nỗi đau chồng chất, nhưng anh Hoàng Văn Thạo vẫn quyết tâm bước tiếp |
Nhưng quan trọng nhất, ý chí của người dân Làng Nủ đang bùng lên trong nghịch cảnh. “Người mất thì cũng đã mất, nhà trôi thì cũng đã trôi rồi. Mình còn sống thì phải làm sao để không phụ lòng người mất. Phải tiếp tục lao động, không làm ruộng nữa thì làm cái khác”, anh Hoàng Văn Thạo nói.
“Chuyển đâu cũng được, miễn an toàn là chúng tôi đồng ý. Quan trọng là có một nơi để bắt đầu lại. Vẫn còn người làng với nhau ở đây thì khó khăn nào cũng vượt qua được”, anh Hoàng Văn Tin, người dân Làng Nủ nói.
Dù ở đâu thì họ vẫn luôn là người Làng Nủ. Với họ, Làng Nủ còn hơn cả một địa danh. Làng Nủ là một cộng đồng, là những con người đã sinh sống với nhau nhiều đời. Mối liên kết bền chặt của họ không dễ gì bị chặt đứt, dù tác nhân có là thảm họa thiên nhiên trăm năm có một. Chỉ cần có nhau, cộng đồng ấy sẽ hồi sinh và phát triển ở bất cứ nơi đâu. Còn người là còn làng…
Theo Tiền Phong
-
Xã hội24 phút trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội45 phút trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội1 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội1 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật1 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội1 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội4 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội4 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội4 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.
-
Xã hội4 giờ trướcKhoảng ngày 26-27/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh có thể tràn xuống nước ta, gây rét diện rộng cho các tỉnh miền Bắc. Đây có thể là đợt rét diện rộng đầu tiên ở miền Bắc năm nay, sau các đợt không khí lạnh yếu, khô thời gian qua.
-
Thời sự13 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật13 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật13 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.
-
Pháp luật14 giờ trướcPhá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo