Giao xe phân khối lớn cho con, phụ huynh không ký biên bản có né được xử phạt?

Phụ huynh không ký biên bản sau khi giao xe phân khối lớn cho con mà bỏ về thì lực lượng chức năng có thể xử phạt được hay không?

Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM thông tin về một trường hợp học sinh điều khiển phương tiện giao thông trái quy định và bị lực lượng CSGT mời vào chốt làm việc.

Vì sợ con bị hạ hạnh kiểm do vi phạm điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, phụ huynh của em học sinh không đồng ý ký biên bản, đôi co với cảnh sát giao thông rồi bỏ về.

Từ đó, vấn đề pháp lý đặt ra là khi phụ huynh không ký biên bản thì việc xử phạt có thực hiện được không?

Giao xe phân khối lớn cho con, phụ huynh không ký biên bản có né được xử phạt?-1

Phụ huynh đôi co với CSGT.

Nói về hành vi trên, luật sư Đỗ Trúc Lâm, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết tại khoản 1 Điều 58, điểm a, b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được điều kiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Đối với trường hợp học sinh đi xe phân khối lớn, khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định:

- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Đối với trường hợp phụ huynh có hành vi giao xe cho con em độ tuổi học sinh điều khiển sẽ bị xử phạt theo điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021), mức phạt 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm trên.

Việc phụ huynh giao xe phân khối lớn cho con nhưng cố ý không ký biên bản thì vẫn không né tránh được kết quả bị xử phạt. Theo đó, áp dụng khoản 4 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: Trường hợp người vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản. Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Như vậy, khi lập biên bản theo đúng quy định nêu trên, việc xử phạt vẫn diễn ra bình thường dù phụ huynh không ký tên.

Theo Pháp luật TP HCM

Xem link gốc Ẩn link gốc https://plo.vn/giao-xe-phan-khoi-lon-cho-con-phu-huynh-khong-ky-bien-ban-co-ne-duoc-xu-phat-post815937.html

phụ huynh

vi phạm luật giao thông


Luật sư ‘mách nước’ để nạn nhân trong vụ Mr Pips lừa đảo lấy lại tiền
Cơ quan điều tra xác định 2.661 bị hại trên toàn quốc và tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 28 tỷ đồng. Luật sư cho rằng, các nạn nhân có thể lấy lại tiền nếu thực hiện 3 bước theo hướng dẫn của cơ quan điều tra.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.