- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu”
Cả 2 mẹ con chị Hai đều bị bệnh tâm thần sống trong túp lều lụp xụp nằm ở chân núi cách biệt với thế giới bên ngoài, không có đường vào nhà.
Cả 2 mẹ con chị Hai đều bị bệnh tâm thần sống trong túp lều lụp xụp nằm ở chân núi cách biệt với thế giới bên ngoài, không có đường vào nhà. Mỗi khi muốn vào thăm, mọi người đều phải lội qua một con suối trơn trượt nguy hiểm.
Đến thăm gia đình chị Lâm Thị Hai (SN 1972) tại thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trong một buổi chiều đầu đông, chúng tôi không khỏi xót xa trước hoàn cảnh của chị Hai cùng con gái là Trương Thị Xuân (SN 1994) khi cả 2 cùng bị bệnh tâm thần sống nương tựa vào nhau.
Căn nhà của mẹ con chị Hai nằm cách biệt với thế giới bên ngoài.
Số phận nghiệt ngã của người phụ nữ cùng con mắc bệnh tâm thần
Tìm đến thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) khi hỏi đến hoàn cảnh của chị Hai có con gái tên Xuân, cả 2 cùng mắc bệnh tâm thần thì ai ai cũng biết. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến được nhà bà Hoàng Thị Ba (70 tuổi, mẹ ruột chị Hai).
Bà Ba đưa chúng tôi đến thăm căn nhà của chị Hai nằm phía sau con suối dưới chân đồi không có đường vào, mỗi khi muốn qua thăm chị Hai thì phải lội qua con suối trơn trượt quanh năm nước chảy. Thấy người lạ đến, chị Hoa ngó ngó rồi chạy tót lên đồi trốn mất tăm.
Con đường duy nhất để vào nhà chị Hai là lội qua một con suối.
Mỗi lần bà Ba muốn thăm con thì phải lội qua con suối quanh năm nước chảy, trơn trượt nguy hiểm.
Chiếc lều lụp xụp rộng vỏn vẹn gần 10 mét vuông cao không quá đầu người được dựng tạm bợ bằng tôn và được đắp đất xung quanh. Mái ngói mới được thay lợp bằng bro xi măng nhưng vẫn hở những khe to tướng để lọt ánh sáng vào nhà.
Ngoài nhà, chị Hai đốt một đống lửa chẳng biết để làm gì. Phía trong nhà, chị Hai chất đủ thứ vật dụng cáu bẩn bốc mùi nồng nặc do lâu không được dọn dẹp, nhà cũng chẳng có điện.
Tường được dựng bằng tôn và chát đất bao quanh.
Là người con thứ 2 trong một gia đình có 8 anh em, chị Hai khi còn trẻ vốn rất bình thường, sống hoà đồng với mọi người, biết kính trên nhường dưới. Lớn lên, chị lấy anh Trương Văn Ba, (người ở xã Đại Đình, Tam Đảo), do sức khoẻ yếu nên anh Ba cũng đau ốm liên miên rồi qua đời khi chị Hai sinh được chị Trương Thị Xuân.
Bao nhiêu gánh nặng dồn lên vai chị Hai cùng với việc chồng đột ngột qua đời khi con còn nhỏ khiến chị bị sang chấn tâm lý nặng. Ít lâu sau đó chị bị bệnh thần kinh, không còn làm chủ được suy nghĩ và hành động của bản thân.
Chị Hai đốt một đống lửa trước cửa.
Nhà bếp chị đào một hố ở giữa rồi bỏ, không có nhà vệ sinh.
"Nó suy nghĩ chồng con nhiều quá rồi gia đình khó khăn nợ nần nên áp lực rồi bị thần kinh từ đó, mấy chục năm rồi. Đưa 2 mẹ con nó về đây rồi mấy anh em họ hàng cùng nhau dựng cho nó cái lều nhỏ sống ở đó. Cái Xuân ở với mẹ được đến năm 10 tuổi thì cũng suy nghĩ nhiều thương mẹ rồi dần dần cũng bị như mẹ nó nốt, chán lắm", bà Ba chia sẻ.
"Nhìn nó vậy thương lắm nhưng không biết làm sao"
Từ khi bị tâm thần, 2 mẹ con chị Hai nương tựa vào nhau sống trong túp lều dưới chân núi. Căn nhà không có đường vào, mẹ con chị Hai cũng không cần đường.
Căn nhà cao không quá đầu người, nếu không chú ý sẽ đập đầu vào thanh xà ngang của mái nhà.
Đồ đạc cáu bẩn, bốc mùi nồng nặc.
Từ khi bị bệnh, chị Xuân cứ đi lang thang khắp nơi. Mỗi lần chị Xuân đi, người thân họ hàng lại cùng nhau đi tìm kiếm rồi đưa chị về. Đến nay chị đã đi khỏi nhà được hơn 5 tháng nhưng cũng không thấy về.
"Xuân nó cứ đi lang thang suốt, đi rồi không biết đường về mọi người lại cùng nhau đi tìm. Cứ đưa về được một hai hôm lại đi tiếp, tìm nhiều quá nên giờ cũng không đi tìm được nữa cũng chẳng biết nó đi đâu mà tìm.
Thùng đựng nước ăn uống sinh hoạt hàng ngày của chị Hai đặc quánh một lớp bùn dưới đáy.
Thau nước hàng ngày chị Hai sử dụng.
Nhiều khi mọi người cứ bảo sao không mua cái xích về xích vào nhưng nói thế chứ làm vậy sao được. Con người chứ con gì đâu mà xích được, nhìn xót xa lắm chứ. Mà nếu có xích vào thì nó cũng phá phách chứ làm gì ở im cho", bà Ba nghẹn ngào.
Không như chị Xuân, chị Hai lại nhất định không chịu đi đâu khỏi nhà và quả đồi sau nhà. Mỗi khi thấy có người lạ đến chị lại trốn lên đồi không về, bà Ba cũng khuyên nhủ chị ra ở với bà cho bà chăm sóc nhưng chị không chịu.
"Tôi cũng khuyên nó nhiều lắm nhưng nó không nghe, nhiều khi muốn gọi nó ra nhà tôi ăn cơm nó cũng không ra. Giờ ở một mình cũng không biết làm gì, nhà cửa cũng không biết dọn dẹp. Tôi thì có tuổi rồi, ở nhà cũng phải chăm lo cho đứa con gái út cũng không được bình thường nên cũng chỉ thỉnh thoảng sang dọn cho nó, mỗi lần dọn xong nó lại ném lung tung hết.
Thương con gái nhưng tuổi cao sức yếu, cùng với việc phải chăm lo cho người con út ở nhà cũng không được bình thường nên thỉnh thoảng bà Ba mới sang dọn dẹp được cho chị Hai.
Đồ ăn, cơm gạo mang sang cho nó thì nó cũng cho hết vào một nồi rồi nấu ngày nấu đêm. Đun nấu chán không ăn được nữa thì nó đổ xuống suối hết, chán lắm. Tôi phận làm mẹ, thương nó lắm mà không biết làm thế nào được", bà Ba nghẹn lại.
Chị Xuân lang thang đi suốt, chị Hai hầu như ở một mình trong căn lều nhỏ. Mọi thực phẩm, đồ ăn đều phải dựa vào bà Ba và người anh trai cả gần đó là anh Lâm Văn Sinh (SN 1970) cung cấp.
Bà Ba nghẹn lại khi nhắc về cuộc đời con gái mình.
Nhắc đến người em gái, anh Lâm Văn Sinh cho biết, từ khi chị mắc bệnh thì không biết tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt cá nhân. Quanh năm 2 mẹ con chị chỉ biết trông cậy vào tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật cùng với mớ rau bát gạo của người thân và hàng xóm hỗ trợ.
"Kinh tế gia đình tôi cũng khó khăn, nuôi mấy người con ăn học cũng vất vả nhưng vẫn cùng mẹ tôi hỗ trợ lương thực cho Hai. Mẹ tôi thì tuổi cao rồi không làm được gì còn phải chăm lo cho đứa út cũng không bình thường ở nhà nên cũng đành chịu. Nhìn thấy em như vậy xót xa lắm, nhiều người cũng dị nghị khi thấy em bị bệnh nhưng mình cũng kệ, số phận vậy nên đành chịu chứ biết làm sao", anh Sinh chia sẻ.
Trao đổi với chúng tôi liên quan đến hoàn cảnh gia đình chị Lâm Thị Hai, ông Phùng Quang Đạt, chủ tịch UBND xã Tam Quan cho biết, chính quyền đã nắm được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Hai và cũng đã nhiều lần xuống thăm hỏi gia đình.
"Hoàn cảnh của chị Hai thì chúng tôi cũng đã nắm được và tôi cũng đã nhiều lần xuống động viên thăm hỏi gia đình chị. Chính quyền địa phương cũng đã thực hiện các chương trình trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật và các chương trình hỗ trợ hết mức có thể để hỗ trợ chị cùng con gái", ông Đạt cho biết.
Mọi sự đóng góp ủng hộ gia đình chị Lâm Thị Hai xin liên hệ gia đình anh Lâm Văn Sinh (SN 1970, anh ruột chị Lâm Thị Hai) trú tại thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), hoặc gửi đến chị Lý Thị Thanh (SN 1975, vợ anh Lâm Văn Sinh) STK: 0351000309834 ngân hàng Vietinbank. |
Theo Trí thức trẻ
-
Xã hội8 giờ trướcTrong lúc vui chơi cạnh khu vực tổ chức đoàn lô tô, cháu bé 12 tuổi ở Cà Mau leo lên cầu thang sân khấu và bị điện giật tử vong.
-
Pháp luật8 giờ trướcThủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.
-
Xã hội8 giờ trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
Xã hội8 giờ trướcNgười dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa phát hiện cặp vợ chồng tử vong với nhiều vết thương tại nhà riêng.
-
Pháp luật9 giờ trướcTAND Tp.Thái Bình đã kết thúc phiên sơ thẩm xét xử 4 bị cáo liên quan đến vụ 'bỏ quên' học sinh 5 tuổi trên xe ô tô dẫn đến tử vong gây xôn xao dư luận hồi tháng 5/2024.
-
Xã hội9 giờ trướcVụ va chạm giữa xe khách và bé trai 3 tuổi xảy ra tại xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang khiến nạn nhân bị thương.
-
Pháp luật10 giờ trướcTại phần đối đáp, VKS cho rằng bị cáo Đỗ Thị Nhàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống xã hội... nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của bị cáo này.
-
Xã hội12 giờ trướcNgười dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện ra xe máy dưới mương nước gần Trường Tiểu học Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), hiện trạng lúc đó rất đau lòng khi các nạn nhân vẫn ôm chặt nhau.
-
Xã hội13 giờ trướcLũ lụt ở Quảng Ngãi làm người dân bị thiệt hại rất lớn về kinh tế.
-
Xã hội13 giờ trướcCơ quan chức năng đang điều tra vụ hai nhóm thanh niên hỗn chiến bằng vỏ chai bia xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TPHCM).
-
Xã hội14 giờ trướcSáng 25/11, một vụ cháy nhà hàng đã xảy ra trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các lực lượng đang triển khai công tác chữa cháy.
-
Xã hội14 giờ trướcTài xế 34 tuổi liên quan vụ tai nạn làm nữ sinh chạy xe đạp điện tử vong tại chỗ ở ngã 4 Lộc An (huyện Long Thành) đã bị tạm giữ.
-
Pháp luật15 giờ trướcĐối đáp với các luật sư và nội dung tự bào chữa của bà Trương Mỹ Lan, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không có cơ sở để giảm hình phạt và vẫn bảo lưu quan điểm, đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan chung cho 3 tội danh.
-
Xã hội17 giờ trướcMưa lớn, các hồ chứa xả nước khiến nước sông Hương (Huế) lên nhanh, gây ngập lụt vùng thấp trũng.