Học sinh trở thành 'quái xế': Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng

Trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra hai vụ án nghiêm trọng mà đối tượng chính gây án đang ở tuổi học sinh.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-1

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-2

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-3

Nhiều người vẫn ám ảnh nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy tốc độ cao trên đường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) gây tai nạn chết người.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-4

Trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra hai vụ án nghiêm trọng mà đối tượng chính gây án đang ở tuổi học sinh. Em thì tham gia đoàn đua xe gây tai nạn chết người, em thì cùng nhóm bạn đi cướp tài sản. Điểm chung của những học sinh này đều thiếu sự quan tâm, giám sát, giáo dục từ gia đình, nhà trường, một số do hoàn cảnh 'đặc biệt' khiến gia đình 'không trọn vẹn'...

Vừa qua, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khởi tố vụ án, tạm giữ nhiều đối tượng để điều tra liên quan đến nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy tốc độ cao, tông tử vong cô gái 27 tuổi tại nút giao Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Các thanh thiếu niên này sinh năm 2005-2008, sinh sống tại các quận huyện như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Trì...

Liên quan đến nhóm "quái xế" điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng và gây tai nạn nghiêm trọng tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an TP Hà Nội tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Với lối sống đua đòi, nhiều em nhuộm "tóc xanh, tóc đỏ", lấy xe máy của gia đình tụ tập lượn phố khi chưa đủ tuổi cấp "bằng" lái xe. Trong số đó, có những em có hoàn cảnh gia đình như mất bố, hoặc có sự "đứt gãy" giữa các thành viên trong gia đình do bố mẹ không sống cùng nhau. Chỉ vì thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ, nhiều em đã buông lỏng bản thân, lơ là việc học hành, tụ tập cùng bạn bè.

Nguyễn Tá Minh K. (SN 16 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội) liên quan đến vụ tai nạn trên đang là học sinh lớp 10 trường dân lập. K. là con út trong gia đình. Bố mất, hiện K. đang ở với mẹ. Dù đang là học sinh, nhưng K. lại chểnh mảng việc học hành.

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-5

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-6

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-7

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-8

Thanh thiếu niên điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, đi tốc độ cao gây bức xúc dư luận.

Những ngày qua, sau khi kết thúc giờ học trên lớp, vào buổi tối K. đi làm thêm ở quán bia khu vực Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), tối 22-23h mới trở về nhà. Ngày cuối tuần, mẹ đi vắng, K. lén lấy chìa khóa xe đi tụ tập cùng nhóm bạn và rồi tham gia vào đoàn xe tốc độ cao, đâm vào người đi đường dẫn đến vụ tai nạn thương tâm. Khi gây tai nạn, K. chưa có 'bằng lái' xe.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-9

Trung tá Tống Đăng Công

"Phần lớn các đối tượng đều trong độ tuổi thanh thiếu niên, có nhiều em đang trong độ tuổi đi học. Ngoài việc thiếu hiểu biết pháp luật của các cháu, thì còn có sự buông lỏng quản lý của gia đình, đặc biệt là việc bố mẹ sớm trang bị phương tiện và cho các cháu điều khiển xe máy để đi lại, từ đó các cháu lợi dụng việc này để vi phạm" - Trung tá Tống Đăng Công, Công an quận Hoàn Kiếm.

Nói về con trai, bà L. (mẹ K.) nói, ở nhà gia đình cũng bảo ban con và cũng khuyên con nghỉ làm thêm để tập trung vào học hành. "Việc cháu gây ra như này thật sự là đáng tiếc" - bà L. cho biết.

Gặp K. tại cơ quan công an, trên gương mặt cậu học sinh này hiện lên sự lo lắng, hối hận vì gây ra sự việc không thể cứu vãn. "Em biết việc mình gây ra là sai, và rất hối hận" - giọng K. run run.

Trong một vụ án khác, lợi dụng lúc mẹ đi ngủ, Nguyễn Phụ Tuấn Hưng (13 tuổi) 'trộm' xe máy rồi rủ Trần Minh Long (15 tuổi) và Nguyễn Công Đạt (14 tuổi, cùng trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) mang theo hung khí đi cướp tài sản. Các đối tượng chặn đường anh B. (17 tuổi, trú tại Thanh Oai, Hà Nội), cướp xe máy Honda Vision rồi tẩu thoát.

Theo cơ quan công an, bố của Long đang chấp hành án về tội mua bán trái phép chất ma túy, mẹ bán hoa quả ở chợ kiếm tiền nuôi 2 chị em; bố mẹ Đạt là lao động tự do nuôi 3 người con. Còn bố Hưng làm trong Đà Nẵng, ở nhà có 3 mẹ con. Chỉ vì bố mẹ bận đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, buông lỏng quản lý, thiếu sự quan tâm, giáo dục con cái nên Long, Đạt, Hưng thường xuyên bỏ học, tối bỏ nhà đi chơi, là học sinh cá biệt của trường. Trong đó, Long học đến lớp 8 rồi bỏ học.

Thượng tá Lê Minh Hải – Phó trưởng Công an quận Hà Đông nói rằng, một trong những nguyên nhân khiến những đứa trẻ này sa chân vào vòng xoáy tội lỗi là chúng ở hoàn cảnh gia đình thiếu sự quan tâm, giáo dục của người lớn.

Hiện cơ quan công an đã tạm giữ hình sự đối với Long và Đạt về hành vi cướp tài sản, còn Hưng do chưa đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự, Công an quận Hà Đông giao Công an phường Yên Nghĩa lập hồ sơ đưa vào diện quản lý giáo dục tại địa phương.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-10

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-11

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-12

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-13

Nhiều trường hợp thanh thiếu niên bị tổ công tác kiểm tra, xử lý.

Trong tháng 10/2024, lực lượng CSGT, CSGT-TT toàn thành phố đã xử lý 7.614 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm lứa tuổi học sinh, tạm giữ 3.495 phương tiện các loại. Trong đó vi phạm về mũ bảo hiểm là 6.602 trường hợp, 1.379 trường hợp các em học sinh điều khiển phương tiện khi không đủ điều kiện điều khiển, đã xử lý 453 trường hợp phụ huynh, chủ xe giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển.

Cơ quan chức năng đã xác minh và lập danh sách hơn 3.000 trường hợp học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông để gửi thông báo đến sở GD&ĐT Hà Nội.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-14

Không chỉ các bậc phụ huynh buông lỏng quản lý con em, mà ngay cả trường học cũng không quyết liệt trong việc xử lý tình trạng học sinh đi xe đến trường dù lực lượng chức năng đến tận trường tuyên truyền.

Điển hình, ngày 31/10, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp tuyên truyền an toàn giao thông tại Trường THCS - THPT Hà Thành (quận Bắc Từ Liêm). Tại thời điểm kiểm tra nhà gửi xe trong trường này, CSGT phát hiện nhiều xe máy của học sinh từ 110cc-150cc.

Ngay sau đó cán bộ CSGT tuyên truyền đến đại diện nhà trường và các em học sinh điều khiển xe máy đi học; đồng thời cho các em ký cam kết.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-15

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-16

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-17

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-18

CSGT phát hiện nhiều học sinh đi xe máy đến trường vào sáng 11/11.

Cùng với yêu cầu điều tra và xử lý nghiêm minh vụ đoàn xe chạy tốc độ cao đâm cô gái tử vong, Đại tướng Lương Tam Quang cũng yêu cầu xử lý nghiêm cả hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, nhằm răn đe và phòng ngừa các hành vi tương tự trong tương lai.

Khi làm việc với CSGT, một số phụ huynh tự nhận là người điều khiển phương tiện đến gửi ở trường và lấy xe ra về. Nhưng lực lượng làm nhiệm vụ đã 'lật tẩy' việc bao che cho con của vị phụ huynh này bằng việc đưa ra hình ảnh học sinh đi xe đến trường. Không thể biện minh, vị phụ huynh này mới thừa nhận và ký vào biên bản.

Đáng chú ý, ngày hôm đó, phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Hà Thành đã nói như 'đinh đóng cột' rằng: Sau buổi làm việc, sẽ cương quyết không cho xe vào trường và không nhận trông giữ xe đối với các học sinh chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện. Đối với các trường hợp cố tình vi phạm, nhà trường sẽ làm việc với các em học sinh và gia đình...

Tuy nhiên, đến ngày 11/11, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 vẫn phát hiện có một số học sinh đi xe đến Trường THCS - THPT Hà Thành và gửi xe trong nhà xe.

Theo thống kê của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, trong tháng cao điểm bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh (tháng 10/2024), lực lượng CSGT phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức 147 buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến 134.905 học sinh và 11.232 giáo viên các cấp học.

Đồng thời ký cam kết bảo đảm an toàn giao thông với 43.902 học sinh. Xây dựng 45 mô hình cổng trường an toàn giao thông. Trao tặng 1.124 mũ bảo hiểm và nhiều vật phẩm khác cho các em học sinh.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-19

Thực hiện chỉ đạo của Công an thành phố Hà Nội về việc tăng cường lực lượng xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, Phòng CSGT Công an thành phố đã chỉ đạo các đơn vị nắm tình hình, chủ động lên phương án phối hợp với các lực lượng triển khai các biện pháp để phòng ngừa, xử lý quyết liệt với các trường hợp vi phạm.

Trong 3 ngày cuối tuần (8-10/11) các tổ hóa trang tuần tra, phát hiện, bàn giao 89 phương tiện, 97 đối tượng có các hành vi nẹt pô, điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, lạng lách, xe không BKS bàn giao cho Đội địa bàn, Công an cơ sở để xử lý theo quy định. Ngoài ra, các tổ công tác 141 còn phát hiện 9 vụ việc, bàn giao 12 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, tang vật thu giữ 1 gói chưa chất nghi ma túy, 3 viên nén nghi ma túy, 2 gói thảo mộc nghi cần sa, 2 bình N20, 1 GPLX nghi giả, 1 xe mô tô nghi tang vật 2 gậy 3 khúc…

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-20

Lực lượng CSGT Hà Nội lập biên bản xử phạt nhiều thanh thiếu niên điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, chưa đủ tuổi lái xe.

"Mặc dù đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, giải pháp trong đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng, nhóm thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, nhưng quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng Công an các đơn vị cũng gặp không ít những khó khăn do các vụ việc thường xảy ra vào ban đêm, diễn biến rất nhanh, nhiều nhóm đối tượng là người ở địa phương khác đến địa bàn gây án…" - Theo Công an TP Hà Nội.

Tối 8/11, Đội CSGT đường bộ số 1 cử tổ công tác hàng chục cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ công khai kết hợp hóa trang trên các tuyến phố trung tâm như Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Trần Quang Khải... đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, không có biển số, vượt đèn đỏ...

Điển hình, M.Đ.K (17 tuổi, trú tại Hà Nội) chở bạn đi xe máy với tốc độ cao, lạng lách trên đường. Thậm chí, K. còn đi sang làn đường ngược chiều trên phố Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) và tông vào người đi đường. Khi bị tổ công tác dừng kiểm tra, K. nói bản thân mượn xe máy đi chơi cùng bạn và đã nhận thức được hành vi vi phạm của mình.

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-21

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-22

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-23

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-24

Có không ít trường hợp tài xế nẹt pô gây mất an ninh trật tự ở lứa tuổi học sinh.

Không chỉ có K., trong vài giờ đồng hồ, tổ công tác đã kiểm tra hơn 20 phương tiện cùng gần 30 nam, nữ vi phạm đã được đưa trụ sở cơ quan công an để phân loại xử lý, trong đó có nhiều em trong lứa tuổi học sinh, điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

Khi làm việc với tổ công tác, ông Trần Mạnh T. (bố người vi phạm) nói rằng, thời gian qua tình trạng thanh thiếu niên điều khiển xe máy tham gia giao thông rất ẩu, kẹp 3, kẹp 4, không đội mũ bảo hiểm... "Tôi cũng răn đe con từ trước là không được đi xe máy và bất cứ lúc nào cũng phải đội mũ bảo hiểm" - ông T. nói và cho biết con trai đang đi học.

10 tháng đầu năm 2024 các đơn vị trong Công an TP Hà Nội đã phát hiện 116 vụ gây rối trật tự công cộng do các nhóm đối tượng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, mang theo hung khí đuổi đánh nhau. Điều tra, xử lý 115 vụ, làm rõ 1.614 đối tượng.

Theo ông T., con trai ông đang đi học, làm thêm bằng xe điện, tuy nhiên, do xe ở nhà hết điện nên con đã lấy xe máy đi. "Cháu chưa có bằng lái xe máy, và tôi rất nghiêm khắc trong việc giao xe cho con. Khi bị lực lượng CSGT kiểm tra, xử phạt tôi rất "vui", bởi nếu không may con theo các bạn đua đòi, đua xe thì hậu quả khôn lường..." - ông T. nói.

Còn theo bà N.T.T.H (trú tại Hà Nội, phụ huynh người vi phạm) cho biết, sau khi nhận được thông tin đã có mặt tại trụ sở công an để làm việc. Bà H cho hay, do công việc bận rộn nên không 'bao quát' được các con và không biết con mang xe đi "độ" pô.

Trước câu hỏi của phóng viên, bà H. nói bản thân cũng rất khó chịu khi phải nghe tiếng nẹt pô inh ỏi. Người phụ nữ cho biết sẽ nhắc nhở con và thay lại pô xe đúng nguyên bản.

Trung tá Nguyễn Văn Hiền - Tổ trưởng tổ công tác Y2/141 cho biết, qua kiểm tra và xử lý, nhiều trường hợp bị bắt giữ tuổi đời còn rất trẻ, chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện phân khối lớn. Do đó, ngoài việc lập biên bản vi phạm, lực lượng chức năng sẽ gửi thông báo về gia đình và mời phụ huynh của các em tới cơ quan Công an để tiến hành xử phạt về việc giao xe cho các em sử dụng.

"Đối với các vụ việc có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan Công an sẽ xác minh, làm rõ, khởi tố vụ án hình sự, xử lý nghiêm theo quy định" - Trung tá Hiền nói.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-25

Nhiều thanh thiếu niên điều khiển xe máy "độ" pô chỉ vì sở thích cá nhân gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Ảnh lực lượng chức năng làm việc với nam thanh niên đi xe nẹt pô.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-26

Theo chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, ở giai đoạn 13 - 18 tuổi các em mang những đặc điểm bắt đầu dậy thì, có những thay đổi nội tiết đáng kể, điều này khiến cảm xúc không ổn định và dễ có hành vi bốc đồng.

"Tâm lý chung của lứa tuổi này là bứt phá khỏi khái niệm “trẻ con” nên cố gắng để trở thành người trưởng thành, khẳng định sự độc lập cũng như ý thức về cái tôi. Chính vì muốn thể hiện bản thân “đã trưởng thành” nên các em có xu hướng thực hiện những hành vi mạo hiểm, để chứng tỏ mình là người lớn, đặc biệt là các em trai" - vị chuyên gia tội phạm học phân tích.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-27

Hiện trường vụ tai nạn

Tối 9/11, tại đường Ỷ Lan (Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 3 xe máy, làm 2 người tử vong tại chỗ, 2 người được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, hiện đã được phẫu thuật và hôn mê sâu, 2 người khác bị thương nhẹ. Các nạn nhân đều là học sinh, sinh năm 2006 – 2010 và chưa có Giấy phép lái xe.

Cùng với đó là xu hướng tâm lý thích thể hiện cái tôi của mình nên phần lớn các em đều không suy nghĩ thấu đáo về hậu quả, hoặc không để ý đến những hậu quả tương lai có thể xảy ra.

Ví dụ, khi tụ tập, đua xe lạng lách trên phố thì các em chỉ nghĩ được nếu bị công an kiểm tra thì cố gắng bỏ chạy, không nghĩ đến các hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như nguy cơ tai nạn giao thông, mất an ninh trật tự hoặc gây bức xúc cho người đi đường… đơn giản là cảm thấy vui vì hành vi gây rối của mình.

Vẫn theo chuyên gia tội phạm học, gia đình chính là tấm gương phản chiếu đối với con cái. Nếu gia đình thiếu bố, thiếu mẹ, hoặc cả bố lẫn mẹ... thì trẻ rất thiệt thòi, đặc biệt về tình cảm. Chính sự thiếu hụt về tình cảm, thiếu sự quan tâm, hơi ấm gia đình dần dần trẻ thiếu tự tin, cảm giác mất an toàn, dần dần là bất cần.

"Ở trong gia đình thiếu sự quan tâm, trẻ không được định hướng trước những hành vi lệch lạc và tìm cảm giác an toàn bởi bạn bè cùng trang lứa có những trải nghiệm tiêu cực như tụ tập đua xe, gây rối, lạng lách đánh võng, sau đó là những hành vi nguy hiểm hơn như cướp, cướp giật…" - vị chuyên gia phân tích, cũng có gia đình đầy đủ bố mẹ nhưng kém ý thức, thường xuyên vi phạm pháp luật liên quan đến tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc hoặc giao tiếp ứng xử trong gia đình không văn hóa, không có sự tôn trọng giữa các thành viên… thì trẻ có xu hướng hư rất nhanh.

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-28

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-29

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-30

 

Học sinh trở thành quái xế: Cha mẹ bao che, nhà trường dung túng-31

Đối với các trường hợp người điều khiển phương tiện chưa đủ tuổi lực lượng CSGT sẽ xử lý nghiêm, tạm giữ phương tiện.

Khi quá dễ dãi và nuông chiều, đáp ứng mọi yêu cầu, con cái chỉ cần tập trung vào học tập mọi hoạt động lớn nhỏ trong nhà bố mẹ sẽ lo hết, quá bao bọc dẫn đến trẻ hình thành cái tôi rất lớn, mất đi tính tự lập, trở thành cái rốn của vũ trụ, đòi gì được nấy… những trẻ này sẽ có xu hướng thiếu kỷ luật, nên khi vi phạm pháp luật trẻ sẽ ỷ lại và tin rằng việc giải quyết với cơ quan chức năng là của bố mẹ.

"Với sự nhận thức còn hạn chế của các em, cộng với việc gia đình, nhà trường không nghiêm, 'dung túng' cho con em, học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy tham gia giao thông sẽ dẫn đến việc các em “vướng” phải những vi phạm pháp luật; ban đầu là vi phạm hành chính, rồi thậm chí có thể bị xử lý hình sự khi gây tai nạn hoặc trở thành ‘quái xế’ tham gia vào các đoàn xe chạy tốc độ cao" - vị chuyên gia khuyến cáo.

Vị chuyên gia tội phạm học cho rằng, tâm lý trẻ hiện nay cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ phim ảnh, mạng xã hội có nội dung bạo lực, kích thích máu anh hùng, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực hoặc thể hiện bản thân bằng việc thách thức cơ quan chức năng…

Do đó, các bậc phụ huynh cần quan tâm, tìm hiểu về tâm sinh lý của lứa tuổi và lắng nghe con cái để hiểu con, làm bạn với con và điều chỉnh cách giáo dục cho phù hợp.

Mức phạt còn nhẹ

Theo luật sư Nguyễn Thanh Tùng - Công ty luật ICC, pháp luật quy định rất rõ ràng về điều kiện để tham gia giao thông. Tuy nhiên, do công việc bận rộn không thể đưa đón nên hiện nay để thuận tiện, các phụ huynh thường giao phương tiện để con cái mình tự điều khiển mặc dù biết rõ các cháu chưa đủ điều kiện điều khiển các loại phương tiện này.

Cũng vì chưa đủ tuổi, chưa được đào tạo lý thuyết và thực hành trong quá trình cấp Giấy phép lái xe nên khi tham gia giao thông, các cháu rất thiếu ý thức trong việc tuân thủ pháp luật giao thông cũng như kỹ năng điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn, từ đó gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.

"Tôi cho rằng mức phạt hiện nay còn nhẹ và chưa đủ sức răn đe" -- luật sư Tùng nói và cho biết, cũng cần chú ý đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các phụ huynh về sự nguy hiểm của hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện, để các phụ huynh quản lý chặt chẽ hơn đối với phương tiện, tuyệt đối không giao phương tiện cho các cháu điều khiển khi chưa đủ điều kiện.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/hoc-sinh-tro-thanh-quai-xe-cha-me-bao-che-nha-truong-dung-tung-post1690595.tpo

quái xế

học sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.