- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hơn 50 năm tình bạn trong khu "anh chị" khét tiếng ở TPHCM
Nhắc đến Mả Lạng, nhiều người từng tái mặt bởi một thời tập trung các tệ nạn xã hội. Nhưng với những người sống ở đây từ thuở lọt lòng, nơi đây là cái nôi tình thân xóm làng mà đô thị lớn đang mất đi.
57 năm tình bạn
Khi hỏi ai sống ở Mả Lạng lâu nhất, mấy cô bán hàng chỉ phóng viên đến nhà ông Trương Chấn Trung, tổ 69, hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TPHCM). Ông sinh ra và lớn lên tại đây, và vẫn còn nhớ rõ chi tiết về mảnh đất này nhất.
Khi biết phóng viên muốn tìm hiểu về chuyện thời xưa ở khu Mả Lạng, ông Trung lôi ra những tấm ảnh cũ để mồi chuyện.
(Ảnh: Gilles Caron (bên trái) và Eddie Adam/AP (bên phải)).
Năm 1966, mồ mả nằm khắp xóm, người sống và người chết ở chung với nhau. Các lối đi sình lầy, người dân phải lót những tấm ván nhỏ để làm đường đi. Một số nhà trong xóm còn trồng rau và nuôi lợn ngay bên hông những bia mộ.
(Ảnh: Eddie Adam/AP).
Cách nhà ông Trung một khúc cua nhỏ là khu đất tập trung nhiều ngôi mộ nhất xóm. Trẻ con tụ họp về đây chơi mỗi buổi chiều. Những đứa trẻ xem đá gà, chơi bắn bi, chọi đá trên các gò mả. Người cao niên thì đánh bài, chơi cờ tướng. Tất cả những hình ảnh ấy tạo nên xóm làng êm đẹp, một cộng đồng sinh động dù nó vẫn bị nhìn là một khu mồ mả của người chết.
(Ảnh: Eddie Adam/AP).
Ông Trung sưu tầm lại những bức ảnh tư liệu trên điện thoại, để khi nhớ tuổi thơ lại mở ra xem. Ông nhớ rõ từng góc nhỏ trong xóm cho đến những khuôn mặt thân quen đã đi qua một phần đời với mình, là bạn bè cùng lớn hay người già trong xóm. "Khi nhìn lại những hình này, nó mang đến cho tôi cảm xúc từ trong óc đến con tim và một chút vương vấn trong lòng", ông Trung bồi hồi chia sẻ.
(Ảnh: Eddie Adam/AP).
Ở xóm Mả Lạng, Ông Trung có một người bạn từ thời "ở truồng tắm mưa" tên Lâm Văn Đức. Cả hai ở chung xóm từ lúc bé. Ông Trung và ông Đức đến giờ vẫn chơi chung với nhau.
(Ảnh: Eddie Adam/AP).
Khi xem qua tấm ảnh đám trẻ nhảy nhót trên mộ, ông Trung kể lại chuyện còn nhỏ của mình với ông Đức khi chơi tại gò mả. Thấy Đức mải mê chơi, để tô cơm ở trên ngôi mộ, Trung lẻn ra đằng sau, ăn mất hai con tôm trong tô cơm của Đức. Mãi sau này lớn rồi, khi ngồi hàn thuyên với nhau, ông Đức mới biết rõ sự tình, cả hai cùng cười phá lên.
(Ảnh: Eddie Adam/AP).
Đến giờ, cứ hễ trưa nào rảnh rỗi, ông Đức vẫn ghé qua nhà ông Trung ngồi cà phê với nhau, như một thói quen. Hai người bạn già vẫn một tay giúp nhau trong cuộc sống hàng ngày như thuở trước.
"Nếu sau này phải dời đi chỗ khác, điều ông tiếc nuối nhất ở nơi này là gì", tôi hỏi.
Ông Trương Chấn Trung (Ảnh: Trần Đạt).
"Tôi tiếc cho một tình bạn. Đi nơi khác, khó mà gặp nhau như lúc này," ông Trung nhìn đám ảnh cũ rồi trầm ngâm nói.
"Ai đã ở Mả Lạng là không muốn đi, ai đã đi thì lại muốn về"
Cây thánh giá (bên phải) có tuổi đời hơn 5 thập kỷ tọa lạc trong hẻm 245 Nguyễn Trãi (Ảnh: Trần Đạt).
Bà Nương (67 tuổi) ngụ ở tổ 70 hẻm 245 Nguyễn Trãi (quận 1, TPHCM) cũng là một trong những người lớn lên ở Mả Lạng.
Trong con mắt bà Nương, mọi người trong xóm ai giàu ai nghèo không biết nhưng khi tối lửa tắt đèn đều có nhau. Bà nói: "Dù ở đây mọi người có giận hờn gì nhau nhưng hễ nhà ai có hữu sự, trong xóm mỗi người đều góp lại qua giúp. Người thì đến giúp dọn dẹp nhà cửa, người thì giúp dựng rạp che, đến lúc gia đình về lo hữu sự là mọi thứ chuẩn bị xong hết rồi".
Bà Nương ngồi thái rau củ trước nhà (Ảnh: Trần Đạt).
"Tôi không ham đi chỗ khác vì nơi khác người ta đâu có sống như mình ở đây", bà Nương nói chắc nịch.
Ba năm trước, bà Nương bị gãy chân trái, phải nằm một chỗ trên giường. Hàng ngày, hàng xóm xung quanh đi ngang đều hỏi thăm, mua đồ ăn cho. Ngoài ra còn có bạn vào nhà dọn dẹp giúp. Đến tối, có người đến khóa cửa giúp bà. "Ở đây lá lành đùm lá rách vậy á, nhưng mà mất lòng thì cũng chửi dữ lắm à", bà phá lên cười.
Người dân đi chợ tại hẻm 245 Nguyễn Trãi (quận 1) (Ảnh: Trần Đạt).
Một số người trong xóm đến nay đã chuyển đi nơi khác sống khi nghe có tin giải tỏa. Sau này khi về thăm xóm cũ, mọi người tâm sự chỗ mới chán, không sống tình cảm như ở mả Lạng. "Vậy mới biết, tuy Mả Lạng có tiếng dữ, nhưng ai đã ở là không muốn đi, ai đã đi thì lại muốn về. Người lớn lên ở đây mới hiểu được", bà Nương tự hào về cái xóm nhỏ giữa trung tâm thành phố.
Một số hộ dân ở hẻm 245 Nguyễn Trãi (quận 1) mở sạp bán nhu yếu phẩm tại nhà (Ảnh: Trần Đạt).
Ngồi trò chuyện với phóng viên một lúc, bà Nương chỉ tay qua chỗ bà Lê Thị Minh Hạnh đang ngồi cắt thịt và chả vào tô bún bán cho khách.
Bà Hạnh bán đồ ăn sáng ở trong xóm đã được 30 năm. Mấy cô khách ăn bún ở tiệm kể, với những bé mới chập chững biết ăn, bà không lấy tiền cho đến khi các bé lớn tự ăn được thì mới tính phí. Đám trẻ con xóm Mả Lạng bao nhiêu đứa đã "nếm" qua đồ ăn của bà Hạnh từ thuở tập nhai.
Bà Lê Thị Minh Hạnh ngồi bên cạnh hàng bán đồ ăn sáng của mình (Ảnh: Trần Đạt).
Ở xóm này mọi người nghe thông báo giải tỏa đã nhiều năm. Đến giờ, kế hoạch giải tỏa đã được bãi bỏ, bà Nương hy vọng làng xóm sẽ tiếp tục chung sống với nhau.
Lồng chim được người dân tại hẻm 245 Nguyễn Trãi (quận 1) treo trước nhà (Ảnh: Trần Đạt).
"Nếu giải tỏa thì mình đi thôi. Tôi chỉ tiếc cái tình cái nghĩa ở nơi này. Mọi người tương trợ nhau mà sống," bà Nương chia sẻ.
Theo Dân Trí
-
Xã hội10 phút trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội18 phút trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội26 phút trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.
-
Xã hội34 phút trướcKhoảng ngày 26-27/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh có thể tràn xuống nước ta, gây rét diện rộng cho các tỉnh miền Bắc. Đây có thể là đợt rét diện rộng đầu tiên ở miền Bắc năm nay, sau các đợt không khí lạnh yếu, khô thời gian qua.
-
Thời sự9 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật9 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật9 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.
-
Pháp luật10 giờ trướcPhá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo
-
Thời sự10 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự10 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Pháp luật10 giờ trướcCông an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.
-
Xã hội11 giờ trướcHọc sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường cho biết do phụ huynh làm việc khuya, ngủ dậy trễ, đi công tác… nên không có người chở đi học.
-
Xã hội14 giờ trướcKhi đang thi công cải tạo đường và hệ thống thoát nước, nhóm công nhân phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
-
Xã hội14 giờ trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.