Khởi đầu mới của thành viên “trại” nuôi người lấy thận ở Hà Nội

Một thành viên của “trại” thận tâm sự đã tìm được hướng đi tốt hơn, thay vì bán đi một phần cơ thể mình để lấy “tiền tươi”.

Một thành viên của “trại” thận tâm sự đã tìm được hướng đi tốt hơn, thay vì bán đi một phần cơ thể mình để lấy “tiền tươi”.

Khởi đầu mới của thành viên trại” nuôi người lấy thận ở Hà Nội-1

“Cuộc tháo chạy” của số phận

Chiều tối 15.12, đường phố Hà Nội ngập cờ đỏ sao vàng, tiếng hô vang “Việt Nam vô địch” rộn vang khắp nơi. Trong bối cảnh ấy, chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của Thành (SN 1989, Thanh Hóa) – thành viên “trại” nuôi người lấy thận, xuất hiện trong phóng sự của Báo Lao Động mới đây.

Phóng sự có những miêu tả cận cảnh về cuộc sống bên trong một điểm tập kết những người có nhu cầu bán thận tại số nhà 63/66, Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội). Bên cạnh đó, là cách thức kết nối những người bán và mua thận của giới cò mồi.

Qua điện thoại, Thành nói vừa hoàn thành quá trình lấy lời khai và rời khỏi trụ sở Công an quận Long Biên (TP.Hà Nội). Nam thanh niên 29 tuổi tâm sự đang đói và rét, muốn về quê nhưng không có tiền đi xe khách.

“Em không còn ai để gọi nữa nên quyết định gọi cho các anh”, Thành nói, giọng vội vã.

Khởi đầu mới của thành viên trại” nuôi người lấy thận ở Hà Nội-2

Sự hỗ trợ nhỏ của nhóm PV Lao Động dành cho Thành.

Thành kể đã đọc đi đọc lại câu chuyện về chính mình và những người bán thận trong phóng sự của Lao Động và nhận ra ngay “những người bạn mới” là nhà báo.

Gom vội một vali quần áo rét đã cũ, chúng tôi hẹn gặp Thành ở một quán cà phê gần cầu Long Biên.

18h30, Thành ngồi trước mặt chúng tôi co ro trong chiếc áo khoác mỏng, kể về khoảng thời gian cuộc sống trong "trại" thận lên mặt báo và công an vào cuộc.

"Em về nhà 63/66 Ngọc Lâm nhưng mọi người về quê hết rồi, không còn ai ở đó nữa. Hàng xóm nói là tất cả đã rời đi cách đây mấy hôm, mỗi người một ngả", nam thanh niên cho hay.

Khởi đầu mới

Trước Thành, theo tìm hiểu của nhóm PV Lao Động, lần lượt là Hoàng (SN 1992, Thanh Hóa), Hưng (SN 1987, Nghệ An) hay Chiến (SN 1990, Quảng Bình)… đã lần lượt rời đi khỏi "trại" thận. Người về quê, kẻ bám trụ ở Hà Nội vì "về quê cũng chẳng biết để làm gì".

Hưng là người may mắn nhất trong số đó, khi kiếm được việc làm tại một xưởng mộc bên quận Hoàng Mai (Hà Nội), thu nhập 6 triệu/tháng. Trước khi vào "trại" thận, người đàn ông hơn 30 tuổi, chưa có gia đình, làm chủ một xưởng chế biến gỗ tại quê nhà, một huyện giáp biên giới Việt - Lào. Làm ăn thua lỗ đến vỡ nợ, khi tâm sự với chúng tôi, anh cho biết bán thận chỉ là sự lựa chọn "đường cùng".

"Chưa biết tương lai thế nào nhưng trước hết có công việc kiếm ăn qua ngày đã. Sau sẽ tính tiếp, sẽ gây dựng lại nhưng tuyệt đối không nghĩ đến việc bán thận nữa đâu", người đàn ông tâm sự sau khi hoàn thành quá trình lấy lời khai tại CA quận Long Biên.

Khởi đầu mới của thành viên trại” nuôi người lấy thận ở Hà Nội-3

Khởi đầu mới, hy vọng sẽ tốt đẹp hơn với những thành viên của "trại" thận.

Chính Hưng cũng thừa nhận - việc chưa kịp lên bàn mổ để bán thận lấy tiền là điều may mắn. "180 triệu giờ tính ra chỉ bằng 30 tháng lương của mình, nghĩ lại thành ra chẳng đáng bao nhiêu", người đàn ống nói và dám chắc mình đã "qua cơn mê".

Còn Thành sau khi được chúng tôi hỗ trợ một số tiền nhỏ làm lộ phí về quê đã gọi điện ngay về cho vợ nói mai anh sẽ về, sửa lại nhà, nuôi thêm gà để đón Tết.

"Em bàn với vợ rồi, ra Tết 2 vợ chồng gửi con cho ông bà ngoại nuôi rồi sẽ xin đi làm công nhân. Chưa có tiền nhưng người lành lặn, khỏe mạnh vẫn hơn", Thành nói và cho hay, vô vàn bình luận về vụ việc trên báo chí, mạng xã hội những ngày qua đã khiến bản thân suy ngẫm và thay đổi nhiều.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Clip: Bên trong "trại" nuôi người lấy thận ở Hà Nội.

Theo Lao động


nuôi người lấy thận

mua bán thận


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.