- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không để học đường biến thành "võ đài"
Bạo lực học đường liên tiếp gây xôn xao, luật sư Phùng Huyền nhìn nhận cần xử lý nghiêm để tránh học đường biến thành 'võ đài'.
Mới đây, cộng đồng mạng bức xúc clip ghi lại nhóm thiếu niên mặc đồng phục học sinh cầm gậy bóng chày đánh gãy mũi và 4 chiếc răng bạn học.
Sự việc xảy ra vào chiều 27-11, tại một quán kem trên đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 (TP HCM).
Nhóm học sinh đánh nhau tại quận 1, TP HCM.
Hiện nguyên nhân ban đầu được xác định là do một nhóm học sinh Trường THCS Chu Văn An (quận 1) mâu thuẫn trước đó nên xảy ra vụ việc trên.
Cuối tháng 10, UBND huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đã ra quyết định kỷ luật ông Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu vì không thực hiện đúng trách nhiệm của hiệu trưởng, để xảy ra bạo lực học đường.
Trước đó, hôm 21-9, do mâu thuẫn cá nhân, một nam sinh lớp 8 Trường THCS Trung Hiếu giả vờ ngã, húc vào lưng một bạn cùng lớp. Nghe kể lại sự việc, bà nội nạn nhân đến gặp, phản ánh với gia đình nam sinh.
Vì bị bố mẹ mắng, hai ngày sau, em này rủ thêm 7 bạn, kéo đến đánh nạn nhân một lần nữa. Hậu quả nạn nhân bị chấn thương phần mềm, phải nhập viện. Video sau đó lan truyền trên mạng, khiến nhiều người bức xúc.
Liên quan thông tin trên, chia sẻ tại chương trình "Ứng xử với bạo lực học đường" được tổ chức ngày 1-12 tại Hội quán Các bà mẹ, luật sư Phùng Huyền (Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH A+) nhìn nhận bạo lực học đường là hành vi không thể chấp nhận. Hiện luật pháp đã quy định cụ thể.
Theo điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập, gồm bạo lực thân thể, tinh thần, xã hội và cả bạo lực mạng.
Có một số nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như sâu bên trong nội tại đứa trẻ bị thiếu hụt tình thương đã tìm cách xả giận lên người khác hoặc trẻ bị tác động bởi phim ảnh, sách báo, gia đình, môi trường sống,... Song tác hại bạo lực học đường rất lớn.
Đầu tiên, người bắt nạt sẽ bị kỷ luật buộc thôi học, bồi thường thiệt hại hoặc nghiêm trọng hơn như trẻ chuẩn bị sẵn dao, mã tấu... sẽ bị khởi tố theo điều 134 Bộ Luật Hình sự. Chưa kể, ngay khoảnh khắc làm người khác sợ, trong cơ thể trẻ đã sản sinh sự bất an; bất an hơn nữa là làm sao che dấu hành vi sai phạm của mình… Nếu không kịp thời điều chỉnh, đứa trẻ rất dễ sa ngã vào con đường phạm pháp.
Thứ hai, người bị bắt nạt thì không chỉ dừng lại ở vài vết bầm, trầy xước mà còn khiến trẻ có tâm lý muốn vì nghĩ rằng mình không được yêu thương, nhen nhóm tâm lý tự ti, mặc cảm… Nếu không điều chỉnh kịp, trẻ sẽ nhút nhát, sống trong sợ hãi, lớn lên rất dễ trở thành nạn nhân trong mối quan hệ yêu đương, hay bị lừa, thao túng tâm lý, dắt mũi…
Theo đó, luật sư Phùng Huyền đề xuất phụ huynh cần đồng hành cùng con. Cha mẹ cần lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ nhiều hơn. Kiên nhẫn để con tự nói điều trẻ con muốn. Xem trẻ như người có thể tự chịu trách nhiệm một phần cho cuộc sống của trẻ. Đồng hành với trẻ như một người bạn.
Nếu phụ huynh nhận thấy con mình có dấu hiệu của bạo lực học đường nghiêm trọng thì có thể cân nhắc cho con chuyển trường.
Bên cạnh đó, nhà trường, xã hội cũng cần tuyên truyền, đưa vào sách vở, giảng dạy để các em hiểu rõ về bạo lực học đường.
Chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ cũng cho rằng cha mẹ cần đồng hành cùng con để con mình mỗi ngày một trưởng thành hơn, hiểu rõ để ứng xử với bạo lực học đường.
Theo NLĐ
-
Xã hội1 giờ trướcLì xì online trên điện thoại đang trở thành xu hướng được nhiều người yêu thích. Nhưng đi kèm với đó, những chiêu trò lừa đảo lì xì online ngày Tết cũng trở nên đáng báo động.
-
Xã hội3 giờ trướcTheo Cục CSGT (Bộ Công an), sau 15 ngày áp dụng Nghị định 168/2024, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân đã được cải thiện rõ rệt và tình hình tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí.
-
Xã hội3 giờ trướcSau buổi tập văn nghệ, bé gái học lớp 7 được anh trai đón về thì gặp tai nạn.
-
Xã hội4 giờ trướcVào chiều ngày 14/1, bé gái 4 tuổi nghi bị bắt cóc tại Hải Phòng đã được tìm thấy an toàn.
-
Xã hội7 giờ trướcNgười thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em, tùy vào mục đích, động cơ thực hiện, mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh khác nhau.
-
Xã hội16 giờ trướcChiếc xe máy không gắn biển số di chuyển trên quốc lộ 9 đoạn qua huyện Đakrông (Quảng Trị) thì xảy ra va chạm với xe tải khiến hai người chết tại chỗ.
-
Xã hội16 giờ trướcMới đây, mẹ của cháu bé ở Hải Phòng đã đăng tải bài viết lên trang cá nhân bày tỏ lời cảm ơn đến cơ quan chức năng, cộng đồng mạng đã quan tâm, giúp đỡ gia đình sớm tìm thấy con gái.
-
Mạng xã hội16 giờ trướcTình huống nguy hiểm khi tàu hỏa đang sầm sập lao tới khiến nhiều người chứng kiến được phen hú vía.
-
Xã hội17 giờ trướcLực lượng Công an TP Hải Phòng đã căng mình suốt 24 giờ để trích xuất hàng trăm camera, đi từng nhà dân truy tìm dấu vết của kẻ nghi bắt cóc bé gái 4 tuổi tại trường mầm non.
-
Xã hội17 giờ trướcĐang lưu thông từ đường Đào Tấn đi Bưởi (quận Ba Đình, Hà Nội), ô tô con mang biển kiểm soát Hà Nội bất ngờ đâm vào 5 xe máy đang đi cùng chiều.
-
Xã hội17 giờ trướcMột cô gái bị người đàn ông lớn tuổi đạp đổ xe và hành hung ngay giữa đường phố TPHCM.
-
Xã hội17 giờ trướcTrụ đèn tín hiệu giao thông ở Đồng Nai gặp sự cố khi đèn đỏ đếm ngược về 0 mà không chuyển sang đèn xanh, vẫn giữ đèn đỏ thêm khoảng 10 giây khiến nhiều người vô tình vượt đèn đỏ.
-
Xã hội18 giờ trướcChiều 14-1, Công an TP Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) đã tìm được cháu bé 3 tuổi là học sinh Trường mầm non Thiên Hương nghi bị bắt cóc