Luật sư kiến nghị bắt khẩn cấp cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP.HCM

Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM đang tiến hành các thủ tục yêu cầu bắt khẩn cấp cha ruột cháu bé 8 tuổi bị bạo hành tử vong ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Chiều 30-12, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Chi hôi Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động rằng Hội đang tiến hành các thủ tục kiến nghị các cơ quan tố tụng bắt khẩn cấp ông Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ngụ quận 1, TP HCM).

Hành hạ là không đúng bản chất

Theo đó, kiến nghị bắt khẩn cấp sẽ được gửi đến Công an quận Bình Thạnh, VKSND quận Bình Thạnh, Công an TP HCM, VKSND TP HCM và các cơ quan tố tụng trung ương nhằm tránh sót người, lọt tội. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu N.T.V.A. (SN 2013, nạn nhân của vụ án).

Phân tích về tội danh "Hành hạ người khác" mà Công an quận Bình Thạnh khởi tố với bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang (SN 1996, quê Gia Lai), luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nói: Hành hạ người khác nghĩa là đối xử tàn tệ, chẳng hạn như bỏ đói, nhốt nạn nhân khiến nạn nhân qua đời. Như vậy, hành hạ có thể hiểu là cách đối xử tàn tệ chứ không phải dùng hung khí nguy hiểm tấn công trẻ em là đối tượng yếu thế dẫn đến cái chết của nạn nhân.

Luật sư kiến nghị bắt khẩn cấp cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP.HCM-1Nguyễn Võ Quỳnh Trang

Trở lại vụ việc, cháu V.A. nhập viện với vết thương bầm tím nhiều nơi như mông, đùi, hông, lưng và sưng mủ ở vùng vai trái, trên thái dương phải có vết thương được khâu trước đó, đã lành. Giải phẫu tử thi, cháu V.A. bị tổn thương vùng ngực, bụng, gãy 3 xương sườn, tụ máu vùng đầu, phù não nhẹ.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nhận định: "Với những vết thương cực kỳ thương đau như thế này thì các cơ quan chức năng phải khởi tố tội "Cố ý gây thương tích" chứ không thể là tội "Hành hạ người khác". Trong quá trình điều tra, nếu đủ chứng cứ có thể khởi tố tội "Giết người". Trong trường hợp này, nạn nhân lại là trẻ em nên đó là tình tiết tăng nặng, đứa trẻ mới 8 tuổi không thể tự vệ được nên tôi rất buồn".

Với vết thương đã sưng mủ, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ đã trao đổi với bác sĩ và được tư vấn rằng vết thương bị đánh không được điều trị kịp thời trong nhiều ngày mới làm mủ. Bên cạnh đó, khi cháu bé được chuyển đến bệnh viện đã tử vong với vết bầm tím khắp nơi trên cơ thể. Cho nên khởi tố tội "Hành hạ người khác" là không phù hợp với những vết thương mà cháu đã bị đánh đập trong thời gian dài, phải chịu đau đớn trước khi chết.

Luật sư kiến nghị bắt khẩn cấp cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP.HCM-2Nguyễn Kim Trung T. (phải) và Nguyễn Võ Quỳnh Trang

Về hành vi "Cố ý gây thương tích", đối với trẻ em dù cho thương tích dưới 11% cũng bị khởi tố tội danh này đừng nói đến việc cháu qua đời. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên chúng tôi đề nghị chuyển lên cấp thành phố điều tra, truy tố và xét xử theo thẩm quyền.

Đối với người cha cháu bé, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nói rằng: "Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM đang tiến hành các thủ tục đề nghị các cơ quan tố tụng bắt khẩn cấp ông Nguyễn Kim Trung T. "Suốt một thời gian dài, ông T. không thể nào nói rằng không biết cháu bị đánh đập dã man như vậy, ông T. còn chở cháu đi khâu vết thương. Chúng tôi sẽ kiến nghị bắt người cha này để tránh sót người lọt tội".

Ngoài ra, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM còn kiến nghị làm rõ hành vi cản trở việc thăm con của vợ cũ sau khi ly hôn, đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Càng nghĩ càng thương

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ: "Với tư cách là một người đã từng tham gia xây dựng pháp luật nhiều năm, trong đó có Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em sau này là Luật trẻ em, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình…nói chung là rất nhiều đạo luật liên quan đến việc bảo vệ sinh mệnh con người, cùng với tư cách là một người bà, một người mẹ tôi thấy nhói lòng, nhói tim và không chịu nổi, không nghĩ ra được một sự tàn nhẫn, mất hết tính người của một người phụ nữ chưa có con với một đứa trẻ mới 8 tuổi".

Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, chúng ta cần xác định bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang là gì của cháu bé? Nếu nói là phòng chống bạo lực gia đình thì chỉ đúng một phần vì cháu bé sống với cha ruột và người tình của cha. Còn nói "Hành hạ người khác" thì khái niệm này rất chung chung. Các luật sư nêu quan điểm đúng hết và tôi cũng cảm nhận là nên để cơ quan tố tụng làm đúng trách nhiệm của mình.

"Tuy nhiên, tôi cho rằng cần làm rõ việc người cha biết con gái mình bị bà Quỳnh Trang đánh đập, gây thương tích và chính anh ta đã chở cháu đến bệnh viện khâu vết thương nhưng mà tại sao người cha này không ngăn chặn hành động bạo lực này đối với con gái mình. Tôi có thể khẳng định 99% người cha khác có thể đuổi cô ta ra khỏi nhà hoặc cả hai cha con tìm đến một nơi ở mới. Tại sao người cha này lại để bé bị bạo hành trong một thời gian dài, cho nên không thể không buộc tội người cha này. Việc buộc tội như thế nào thì để các cơ quan tố tụng điều tra, xử lý theo thẩm quyền" - bà Hoài Thu lên tiếng.

"Tôi không biết nhiều ngày qua, ông bà nội ngoại và mẹ cháu bé đau đớn biết chừng nào khi mất đi cháu gái rất dễ thương. Ngoài việc không can thiệp khi con mình bị bạo hành thì người cha này còn vi phạm Luật hôn nhân gia đình đối với vợ cũ của anh ta khi không cho mẹ con cháu bé gặp nhau. Vấn đề này cũng cần được các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc làm rõ" - bà Hoài Thu nói thêm.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu đau xót: "Với bà Quỳnh Trang, bản thân bà là một người phụ nữ và bản chất thiêng liêng là tình thương yêu đối với trẻ con nhưng tại sao cô ta lại hành hạ con gái người tình đến chết? Phải chăng cô ta có mối thâm thù với mẹ cháu bé nên đánh cháu chết? Cô ta không thể biện hộ rằng do dạy cháu tiếp thu chậm để đánh đập cháu. Dù lý do gì đi chăng nữa thì không một ai chấp nhận lời biện hộ của cô ta. Ngoài hành hạ về thể xác, có ai chắc rằng cô ta không hành hạ về tinh thần cháu bé?"

Theo Người lao động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/phap-luat/luat-su-kien-nghi-bat-khan-cap-cha-ruot-be-gai-bi-bao-hanh-o-tp-hcm-20211230181035525.htm?fbclid=IwAR1J2pf6mDRhGtBw8P9lgVXt91N5V83Bc0aYfxliIwpdAxx_Yz3anFKUo2Y

bạo hành trẻ em


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.