Mất gần 100 triệu khi nhấn vào đường link do kẻ giả danh shipper gửi

Tin và làm theo kẻ giả danh shipper, bà H. (ở Hà Nội) đã nhấn vào đường link mà đối tượng gửi, rồi phát hiện 2 tài khoản ngân hàng bị mất gần 100 triệu đồng.

Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết đã tiếp nhận tin trình báo của bà H. (SN 1958, ở Bồ Đề, Long Biên) về việc bà bị đối tượng giả danh shipper lừa đảo gần 100 triệu đồng. 

Mất gần 100 triệu khi nhấn vào đường link do kẻ giả danh shipper gửi-1Nhiều phụ nữ bị kẻ giả danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh minh họa: Bing

Cụ thể, vào ngày 3/10, bà H. đã bị đối tượng giả danh shipper lừa đảo gọi điện nhận hàng.

Do không có ở nhà nên bà đã chuyển khoản tiền hàng cho đối tượng. Tuy nhiên, đối tượng gọi lại báo chưa nhận được tiền rồi hướng dẫn bà nhấn vào đường link gửi kèm. Khi làm theo hướng dẫn bà H. phát hiện 2 tài khoản ngân hàng bị mất gần 100 triệu đồng.

Công an TP Hà Nội cũng chỉ rõ thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng giả danh shipper như: Thu thập thông tin cá nhân trên các trang mua hàng online, mua thông tin khách hàng qua các phiên livestream trên mạng xã hội…

Sau đó, đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng của các đơn vị giao hàng uy tín, gọi điện hỏi khách có nhà không. Do bận hoặc không có ở nhà để nhận hàng và số tiền thanh toán không lớn nên khách hàng dễ dàng đồng ý chuyển khoản thanh toán cho đối tượng.

Sau khi người dân chuyển khoản thành công, các đối tượng sẽ thông báo chưa nhận được tiền hoặc có sự nhầm lẫn số tài khoản, hệ thống sẽ tự động trừ 3 - 3,5 triệu đồng từ tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Nạn nhân muốn lấy lại tiền phải nhấn vào đường link mà đối tượng gửi đến. Nếu làm theo sẽ có nguy cơ điện thoại bị nhiễm mã độc, bị chiếm đoạt thông tin cá nhân quan trọng và mất quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng, tài khoản ví điện tử. Kẻ lừa đảo sẽ dễ dàng lấy cắp tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt.

Không nên chuyển tiền cho người lạ và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản. Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.

Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn, do đó người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng.

Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân cần đến cơ quan công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.

 

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/mat-gan-100-trieu-khi-nhan-vao-duong-link-do-ke-gia-danh-shipper-gui-2330040.html

lừa đảo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.