- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nỗi lòng đau đáu của người chị gái sau cánh chuồn chuồn tre xuất ngoại của đứa em tật nguyền
Suốt 42 năm qua chị đã giữ đúng lời hứa của mình, hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân.
"Nếu không may em không khỏi được bệnh, chị sẽ ở vậy nuôi em suốt đời", đó là những lời chị Hiền viết trong thư gửi cho em trai. Và suốt 42 năm qua chị đã giữ đúng lời hứa của mình, hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân.
Ở vậy nuôi em
Ở thôn An Lạc 2, xã An Vinh (Quỳnh Phụ, Thái Bình) ai cũng ngưỡng mộ tình cảm của hai chị em ruột là chị gái Bùi Thu Hiền (SN 1949) và em trai Bùi Văn Hảo (SN 1960). Anh Hảo bị tàn tật từ nhỏ, thương em nên chị Hiền đã bỏ qua hạnh phúc của bản thân để ở vậy chăm sóc em trai.
42 năm qua, anh Hảo không thể đi lại được. Cuộc sống của anh chủ yếu gắn liền với giường và chiếc xe lăn. “Tôi có thể tồn tại đến ngày hôm nay, làm bạn với chuồn chuồn tre là nhờ người chị gái vẫn luôn bên cạnh”, anh Hảo luôn nhắc về chị gái trong câu chuyện của mình. Vì anh Hảo không thể tự làm vệ sinh cá nhân nên mọi việc tắm rửa hay giặt giũ, nấu ăn, cạo râu… đều do một tay chị Hiền gánh vác.
Anh Hảo khi mới sinh ra vẫn phát triển bình thường như những đứa trẻ khác nhưng đến năm 10 tuổi thì cơ thể anh bắt đầu xuất hiện những cơn đau khác lạ. Chân tay anh tê buốt, co giật liên hồi.
Đứa trẻ như anh lúc đó chỉ hồn nhiên nghĩ rằng là cơn đau bình thường. Thế nhưng 3 năm sau, cơn đau ngày một dữ dội hơn và bác sĩ kết luận anh bị viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh của anh có thể chết bất kỳ lúc nào, người lớn nói bệnh này chạy vào tim, có người chỉ sống được 5-7 năm sau khi phát bệnh.
Chị Hiền (bên phải) vì thương em mà ở vậy không lấy chồng.
Những cơn đau dai dẳng, triền miên của căn bệnh khiến sức khỏe của chàng thanh niên cao to, khỏe mạnh dần dần teo tóp. Tay anh không thể đưa qua nổi trán, chân như đã bị “đóng băng” lại.
Đến năm 1976, bệnh tình của anh Hảo trở nên nặng hơn, phải lên Thái Nguyên chữa trị. Trong thời gian này chị Hiền đã viết thư động viên em trai: “Nếu không may em không khỏi được bệnh thì chị sẽ ở vậy nuôi em suốt đời" và từ đó đến nay, chị luôn ở bên chăm sóc cho anh Hảo.
Anh kể rằng, ngày đó có nhiều chàng trai con nhà khá giả trong làng, cũng rất tốt bụng đến ngỏ lời lấy chị. Họ hứa rằng nếu chị về làm dâu sẽ đón cả anh về để chăm sóc chu đáo. Có người còn hứa đến ở rể nhưng chị đều không chấp thuận vì chị bảo: “Nhà có 2 chị em, nó đã thiệt thòi như vậy, nếu đi lấy chồng thì ai sẽ chăm lo”.
Khi chị Hiền đã 40 tuổi, dù được mọi người khuyên nhủ, động viên nhưng chị vẫn quyết ở vậy chăm em. Thấy chị kiên quyết, anh Hảo động viên chị sinh một đứa con để vui cửa vui nhà nhưng chị phản ứng gay gắt vì sợ người ta cười chê.
“Tôi mới bảo chị rằng, chẳng ai cười chê chị cả. Hoàn cảnh của gia đình mình, mọi người đều biết, tấm lòng của chị với em, ai cũng biết. Có một đứa con là điều chính đáng, pháp luật cũng cho phép, cũng có người chăm nom lúc về già. Thời gian sau, chị sinh được một bé gái, căn nhà cũng trở nên vui hơn”, anh Hảo kể.
Chuồn chuồn tre xinh xắn mà anh Hảo tự tay làm ra
Nhưng nhà có thêm miệng ăn, gánh nặng lại dồn lên vai chị Hiền. Mới sinh con được vài ngày, chị lại tất tả đi làm thuê, cuốc mướn để có tiền nuôi con, nuôi em. Trải qua ngần ấy năm, đến nay khi đã gần 70 tuổi chị Hiền vẫn cày cấy 3 sào ruộng để kiếm thêm chút thu nhập. Mấy chục năm qua, mọi việc lớn bé trong nhà đều qua đôi bàn tay chai sạn của chị, có lẽ vì vậy mà chị trông già hơn nhiều so với tuổi của mình.
Nhưng với người chị ấy, hi sinh này không đáng gì so với việc có thể được nhìn thấy em trai mình vẫn khỏe mạnh. “Hảo đã chịu nhiều thiệt thòi rồi nên tôi muốn làm những gì có thể để bù đắp lại cho em. Tôi thương em hơn cả bản thân mình nên những việc làm của tôi cũng không đáng kể gì”, chị Hiền tươi cười nói.
Chuồn chuồn cất cánh sang Nhật
Nếu chị Hiền là động lực để anh Hảo phấn đấu sống thật tốt thì chuồn chuồn tre là niềm đam mê giúp cuộc đời anh trở nên thêm ý nghĩa.
Hàng chục năm gắn liền với chiếc giường, anh chỉ biết đọc sách rồi làm tăm tre. Sau này, khi có xe lăn anh thi thoảng dạo ra đường. Cho đến một ngày anh xem ti vi, thấy người ta giới thiệu về chuồn chuồn tre, nhìn thấy nó thân thiện, nhỏ gọn nên anh thích lắm nhưng không biết làm sao để tiếp cận được với nó.
Thế rồi, vào tháng 6/2009, nghe trên tỉnh có lớp dạy làm chuồn chuồn tre của một tổ chức phi chính phủ, anh nhanh chóng xin số điện thoại rồi liên lạc với lớp trưởng rồi nhờ hàng xóm lấy xe máy chở anh đi. Chị Hiền ngồi sau ôm lấy anh và ôm lấy chiếc xe lăn để ra đường bắt xe khách lên tỉnh. Lúc xe chạy tới bến, người chị gái lại lật đật khom lưng xuống cõng em vào lớp học.
Những con chuồn chuồn tre anh Hảo làm ra tuy không bán được nhiều tiền nhưng nó giúp anh Hảo thêm yêu cuộc sống.
Trong thời gian học 2 tháng, sản phẩm chuồn chuồn tre của anh Hảo đã được người của tổ chức phi chính phủ trên công nhận là đạt tiêu chuẩn. Từ đó, qua tổ chức trên, anh nhận tre, rồi miệt mài làm. Các sản phẩm của anh còn được đưa sang Nhật Bản. Mỗi sản phẩm đều được anh “chế tác” thêm nhiều hoa văn, kiểu dáng phong phú với màu sắc bắt mắt người xem.
Dù vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến cảnh những chú chuồn chuồn tre của mình được “bay” sang Nhật, được mọi người đón nhận anh cảm thấy rất vui sướng. Mỗi tháng tuy anh chỉ kiếm thêm được vài trăm nghìn đồng từ chuồn chuồn tre nhưng nó giúp anh lạc quan, tự tin hơn vì đã làm được điều gì đó có ích.
Ngoài sản phẩm cung cấp cho tổ chức phi chính phủ, anh Hảo còn làm thêm để bán cho các em nhỏ, học sinh trong vùng… Mỗi con chuồn chuồn bán được anh trích ra một số tiền nho nhỏ để ủng hộ các trẻ em nghèo gây quỹ học bổng giúp trẻ em nghèo vươn lên vượt khó trong cuộc sống.
“Tiền tôi kiếm được tuy không nhiều nhưng nó cũng giúp giảm được phần nào gánh nặng trên vai chị gái tôi. Tôi cảm ơn cuộc đời đã cho tôi một người chị tuyệt vời đến thế”, anh Hảo tươi cười chia sẻ.
Theo Khám phá
-
Xã hội5 phút trướcNgười đàn ông trong lúc điều khiển xe máy thì bất ngờ ngã xuống đường, bị xe tải di chuyển ngược chiều cán trúng, tử vong thương tâm.
-
Xã hội47 phút trướcSáu học sinh rủ nhau đi tắm tại hồ Ba Bông (thuộc thôn 2, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Trong lúc chơi đùa, em T bị đuối nước tử vong.
-
Xã hội1 giờ trướcNhiều người dân Thủ đô phải quàng khăn kín mít, mặc áo ấm hai ba lớp ra đường khi nhiệt độ ngoài trời giảm sâu xuống 18 độ C trong sáng sớm 26/11.
-
Xã hội1 giờ trướcTheo dự báo thời tiết hôm nay, không khí lạnh đã tràn về nước ta, nền nhiệt tại Hà Nội và các thành phố hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ.
-
Xã hội2 giờ trướcHai nhóm thanh thiếu niên tại Đà Nẵng xảy ra ẩu đả, nguyên nhân bắt nguồn chỉ vì việc vẫy tay chào nhau trên đường.
-
Xã hội2 giờ trướcĐường, ngõ sinh ra là để giao thông thông suốt, lắp barie ngăn xe máy để khỏi bị làm phiền là kiểu "phép vua thua lệ làng", hành vi không nên có ở Thủ đô thế kỷ 21.
-
Xã hội2 giờ trướcBên trong căn nhà nằm trong hẻm sâu ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn có 1 bé trai bị điện giật. May mắn, em nhỏ này được nhiều người dân phát hiện, cứu kịp thời.
-
Xã hội3 giờ trướcXe tải lưu thông trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận thì bốc cháy ngùn ngụt.
-
Xã hội5 giờ trướcLên bất cứ chuyến xe buýt BRT nào trong ngày, khung cảnh vắng vẻ hiện ra ở cả trong xe lẫn các nhà chờ dọc tuyến. Khách sử dụng loại hình vận tải này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động phổ thông.
-
Xã hội5 giờ trướcTrước nỗi đau một lúc mất đi 4 người thân, ông V.V.T. chia sẻ: ''Khổ quá đi mất, đó là bữa dự sinh nhật cuối cùng của em tôi và các cháu'.
-
Xã hội15 giờ trướcTrong lúc vui chơi cạnh khu vực tổ chức đoàn lô tô, cháu bé 12 tuổi ở Cà Mau leo lên cầu thang sân khấu và bị điện giật tử vong.
-
Pháp luật15 giờ trướcThủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.
-
Xã hội15 giờ trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
Xã hội15 giờ trướcNgười dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa phát hiện cặp vợ chồng tử vong với nhiều vết thương tại nhà riêng.