PGS.TS. Nguyễn Huy Nga kiến nghị sau 15/10, Hà Nội nên mở thêm quán ăn, cà phê bán tại chỗ và cho học sinh đến trường

Hiện tại, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đang dần được kiểm soát, người dân đang hy vọng một số dịch vụ thiết yếu cần được mở lại để giúp họ có cuộc sống "bình thường mới".

PGS.TS. Nguyễn Huy Nga kiến nghị sau 15/10, Hà Nội nên mở thêm quán ăn, cà phê bán tại chỗ và cho học sinh đến trường-1

Chuyên gia y tế, PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề trên.

PV: Theo PGS, hiện nay tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đã tạm gọi là ổn. Vậy theo ông thời gian tới, Hà Nội có nên mở thêm dịch vụ thiết yếu khác không?

PGS Nguyễn Huy Nga: Tôi nghĩ thời gian tới có thể là sau 15/10, Hà Nội nên xem xét nới lỏng thêm cho các hoạt động kinh doanh, đặc biệt cho học sinh trở lại trường. Ví dụ như nên cho hàng quán phục vụ tại chỗ, công viên được hoạt động để cho người dân được tham quan, đi lại bởi việc đi lại tại những địa điểm trên sẽ không xảy ra tình trạng tụ tập đông người.

Các quán cà phê, quán ăn cũng nên cho mở trở lại, đặc biệt các quán cà phê, quán ăn ở ngoài trời. Nếu trong nhà thì phải giữ khoảng cách, thông thoáng, thời gian đầu có thể phục vụ 50% công suất, sau đó tùy tình hình để tăng dần lên.

PV: Việc mở cửa trở lại một số dịch vụ cũng có nhiều ý kiến trái chiều vì sợ nguy cơ lây nhiễm. Hà Nội hiện mới tiêm được hơn 8,46 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó có hơn 5,9 triệu người đã tiêm ít nhất 1 mũi, 2,55 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi. Như vậy, số lượng người chưa hoàn thành mũi 2 vẫn còn nhiều. Liệu việc mở cửa có an toàn?

PGS Nguyễn Huy Nga: Việc mở cửa hàng ăn uống phục vụ tại chỗ tại Hà Nội là cần thiết và Thủ đô nên mạnh dạn nới lỏng, tuy nhiên cần đáp ứng nhiều điều kiện, ví dụ như số lượng người được phục vụ là bao nhiêu, giãn cách như thế nào, thực hiện tốt 5K...

Ở đâu xuất hiện ca bệnh thì phong tỏa ngay nơi đó, theo nguy cơ bé nhất, hạn chế phong tỏa rộng, để có thể làm ăn kinh tế.

PV: PGS có nhấn mạnh ở trên việc nên cho học sinh quay trở lại trường sớm trong thời gian tới. Hiện tại học sinh dưới 18 tuổi vẫn chưa được tiêm vaccine, nguy cơ lây nhiễm phải nói là rất cao, nếu cho học sinh đến trường có an toàn?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Việc này là cần thiết chứ, vì các cháu đã ở nhà rất lâu rồi. Chúng ta cần để các cháu có kiến thức, đồng thời không khiếm khuyết về tinh thần, Hà Nội nên cho đi học từ bây giờ, dù có rủi ro nhưng cũng phải chấp nhận.

Để việc quay trở lại trường học được an toàn, các giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường, cũng như phụ huynh học sinh phải được tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt vấn đề giãn cách giữa các lớp, học sinh với học sinh phải được tuân thủ tuyệt đối.

Tức là khi đi học trở lại, học sinh chỉ nghe giảng bài và trao đổi với thầy cô, còn các hoạt động văn nghệ, hát hò nên tạm dừng để đảm bảo an toàn. Các cuộc họp trong nhà trường cũng nên đảm bảo giãn cách, tuỳ tình hình mà có thể họp trực tiếp hoặc trực tuyến.

PV: Vậy nếu chẳng may phát hiện trường hợp ho, sốt hoặc nghi nhiễm COVID-19 ở các em thì nhà trường cần phải làm gì thưa PGS?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Đối với các trường hợp học sinh có biểu hiện ho sốt nên chủ động nghỉ học ở nhà, đồng thời đến các trung tâm y tế để khám, xét nghiệm và báo ngay cho nhà trường nếu không may mắc COVID-19 để sớm có các biện pháp xử lý.

Nếu một lớp phát hiện F0 thì lớp ấy sẽ cho học sinh chuyển qua học online chứ không thể nghỉ, đóng cửa toàn trường. Nếu giáo viên đã tiêm 2 mũi rồi thì không nên đưa họ đi cách ly, chỉ cần xét nghiệm COVID-19 là đủ.

Xin cảm ơn PGS!

 

>>> Mời độc giả xem tin tức mới nhất trong ngày chính xác nhất

 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/pgsts-nguyen-huy-nga-kien-nghi-sau-15-10-ha-noi-nen-mo-them-quan-an-ca-phe-ban-tai-cho-va-cho-hoc-sinh-den-truong-161211010175935203.htm

Covid-19 Hà Nội

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.