Sự thật clip mẹ giành quyền nuôi con: Người cha không xứng đáng

Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến (Thanh Hóa) khẳng định người đưa clip người mẹ giành quyền nuôi con lên mạng là có ý đồ xấu, vì thực tế người bố không xứng đáng được nuôi con.

Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến (Thanh Hóa) khẳng định người đưa clip người mẹ giành quyền nuôi con lên mạng là có ý đồ xấu, vì thực tế người bố không xứng đáng được nuôi con.

Sáng ngày 1-1-2018, trao đổi với PV, ông Trịnh Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), cho biết clip được đăng tải nói về người mẹ giành quyền nuôi con nhưng cháu bé không chịu theo xảy ra trên địa bàn xã, tuy nhiên sự thật không phải như vậy.

Sự thật clip mẹ giành quyền nuôi con: Người cha không xứng đáng
Hình ảnh người mẹ giành quyền nuôi con nhưng cháu bé không theo - Ảnh cắt từ clip

"Ông này đã 3-4 đời vợ rồi, rượu chè bát ngát rồi gửi con lung tung chứ có nuôi đâu. Người vợ trước đã có với ông này 1 đứa con khoảng 15-16 tuổi rồi. Tòa huyện xử cho người bố được nuôi con xảy ra cách đây 3-4 năm rồi. Giờ thấy cháu bé cứ gửi lung tung nên người vợ xuống giành quyền để nuôi dưỡng cháu bé, vì hiện giờ cháu bé đang dưới 72 tháng tuổi (đang học mầm non), chứ giờ để cháu bé cho ông này nuôi láo nháo nó bán sang Trung Quốc luôn đó"- ông Đồng nói.

Vị Chủ tịch này cũng cho biết, sau khi anh Lê Xuân Th. chung sống với chị H. (là người bố và mẹ trong clip, ở xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn) sinh được 1 bé gái. Tuy nhiên, theo ông Đồng, sau đó ông Th. "gái gú lung tung" quá nên chị H. về lại quê ở và có sinh được 1 người con trai với người khác.

Lý giải về thông tin ông Hà Minh Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Hợp Tiến, trước đó cho biết anh Lê Xuân Th. (người bố) đang nuôi cháu bé, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước tại địa phương, ông Đồng phản bác: "Không có đâu, anh Tiến không nắm được cụ thể. Tôi ở cùng thôn với ông Th., ông ấy đã 3-4 đời vợ nhưng giờ vẫn cứ gái gú lung tung lắm"- vị Chủ tịch xã thông tin.

Cũng theo ông Đồng, những người mà cháu bé cứ bám theo trong các đoạn clip không phải là người bố của cháu bé mà chỉ là bạn bè. "Những đoạn clip tung lên mạng facebook tôi cũng có xem rồi, họ nói lung tung không đúng sự thật. Tôi khẳng định những gì mình nói là chính xác"- ông Đồng khẳng định.

Ông Lê Văn Ngũ, Chánh án TAND huyện Triệu Sơn, cho biết sự việc này trước đó Tòa huyện cũng xử cho ông Th. giành quyền nuôi con, sau này tòa tỉnh xử thế nào huyện cũng không can thiệp được. "Để rõ cụ thể vấn đề phải xem lại bản án, tôi nghe nói xã có đơn xác nhận ông này (ông Th.) không đủ tư cách nuôi con nên tòa tỉnh xử như vậy. Còn trước đó tòa huyện xử hợp tình, hợp lý"- ông Ngũ thông tin.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, vào khoảng 19 giờ 40 phút tối ngày 30-12, trên mạng xã hội facebook lan truyền nhiều đoạn video clip một người phụ nữ trung tuổi cứ tiến lại đòi bế một bé gái (khoảng 5-6 tuổi) nhưng cháu bé cứ khóc thét lên không theo và xua tay đuổi đi.

Tài khoản có tên miền facebook "Khongconick Hoilamgi" đăng những video trên kèm theo những lời bình luận "7,49 tỉ người có biết: Khi Một "con cọp" sau hơn 5 năm bỏ rơi con tfhì khi trở lại nó sẽ biến thành màu đỏ có những cái đố màu trắng. Ôi nghiệt ngã…". Các đoạn video trên nhanh chóng được hàng nghìn lượt người vào like, chia sẻ và bình luật. Đại đa số những người bình luận đều tỏ ra bất bình trước hành động của người phụ nữ và cho rằng người phụ nữ này không xứng đáng được nuôi con.

Ông Hà Minh Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Hợp Tiến, cho biết sự việc xảy ra vào hôm thứ 5 (28-12). "Hôm đó Chi cục Thi hành huyện Triệu Sơn về phối hợp bàn giao cháu bé theo quyết định phúc thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa cho bà H. mẹ đẻ cháu bé. Tuy nhiên cháu bé đã kiên quyết không theo người mẹ"- ông Tiến nói.

Theo Nld.com.vn


Cộng đồng mạng

quyền nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.