- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Sắp xếp đơn vị hành chính phải rất khoa học và thực tiễn
Sáng 31/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị
Tham dự Hội nghị có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đại biểu thành phố Hà Nội dự tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội có: Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã...
Lập đề án, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề cụ thể
Khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành; tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước, đây là yêu cầu cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà quán triệt các kết luận, nghị quyết của Trung ương.
Theo Thủ tướng Chính phủ, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có thể gây xáo trộn cả trong hoạt động của các đơn vị hành chính và ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp. Do đó, các cấp, ngành phải quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sao cho linh hoạt, hợp lý; bảo đảm bộ máy hành chính vẫn hoạt động trơn tru. Đặc biệt, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ dôi dư nhân lực, cơ sở vật chất…, do đó phải xử lý linh hoạt, phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực của đất nước.
“Kinh nghiệm cho thấy nơi nào, chỗ nào thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng thì công việc suôn sẻ, nếu không thì sẽ gây ách tắc, chậm trễ, gây lãng phí nguồn lực”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Tiếp đó, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Bộ Nội vụ quán triệt nội dung Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ về nội dung này. Lãnh đạo các bộ: Nông nghiệp và Nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Quốc phòng đã trình bày hướng dẫn thực hiện các nôi dung liên quan.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội dự Hội nghị
Thảo luận tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm, cách làm trước đây và kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; cũng như nêu những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã; 579 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Chiếu theo các tiêu chí, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 26 đơn vị cấp huyện phải thực hiện sắp xếp. Chỉ có 4 quận, huyện là Đông Anh, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm không có đơn vị hành chính phải thực hiện sắp xếp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tham luận tại hội nghị
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, trong tất cả các vấn đề thành phố quan tâm, quan trọng nhất là sự tác động lớn nhất đến với người dân, còn mọi khó khăn khác thuộc về cơ quan hành chính, bộ máy, lĩnh vực hành chính đều có thể vượt qua. Trên cơ sở quán triệt nghiêm túc chủ trương, các nghị quyết của Trung ương, thành phố sẽ xây dựng kế hoạch, lập đề án chi tiết, cụ thể báo cáo Chính phủ. Trong đó, thành phố sẽ cân nhắc rất kỹ, đánh giá cụ thể cả những hệ quả, tác động về văn hóa, lịch sử, con người.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, lần này việc sắp xếp có nhiều khó khăn hơn so với giai đoạn 2019-2021. Thứ nhất là số đơn vị sắp xếp lớn hơn; có 39 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 23 tỉnh, thành phố và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 58 tỉnh, thành phố phải sắp xếp. Thứ hai, khi nhập một phần hoặc toàn bộ đơn vị hành chính nông thôn vào đô thị phải có đề án riêng; sắp xếp đô thị phải bảo đảm 100% tiêu chí đô thị. Thứ ba, việc sắp xếp phải phù hợp với quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị, nên phải làm đồng thời với công tác quy hoạch. Thứ tư, thời gian không có nhiều, việc triển khai bắt đầu từ ngày 1-8-2023, phải xong trước quý III năm 2024, nghĩa là có tổng cộng khoảng 13 tháng.
Phải tính tới đặc thù, không làm cực đoan, phiến diện
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, đây là hội nghị quan trọng nhằm triển khai các hướng dẫn cụ thể nhằm cụ thể hóa Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Sau hội nghị này, Văn phòng Chính phủ có văn bản cụ thể truyền đạt kết luận làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.
Theo Thủ tướng Chính phủ, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là việc khó khăn, nhạy cảm, tác động tới nhiều người, xáo trộn tâm lý của người dân, doanh nghiệp; lại có nhiều điểm mới, khó khăn như Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói; nên phải tiến hành bài bản, chắc chắn, kỹ lưỡng, khoa học; bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia; coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn tới. Nhiệm vụ trước tiên là phải tăng cường tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất, đồng thuận cao cả về nhận thức và hành động cả trong hệ thống chính trị, xã hội và với người dân. Trong đó, cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; làm tập trung, không dàn trải; không cầu toàn, không nóng vội; bảo đảm sự ổn định của hệ thống chính trị và đời sống nhân dân.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc sắp xếp đơn vị hành chính phải có lộ trình, bước đi cụ thể, bố trí cả con người, vật chất, thời gian; có cách làm chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả; nơi nào có điều kiện thuận lợi thực hiện trước, nơi khó khăn có lộ trình thực hiện cụ thể.
Sắp xếp các đơn vị hành chính phải bảo đảm quy hoạch, bảo đảm phát huy nguồn lực để thúc đẩy phát triển của địa phương. Việc sắp xếp phải gắn đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng chính quyền số, xã hội số, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ, công chức cơ quan hành chính với người dân để phòng ngừa tiêu cực; tạo ra không gian phát triển mới; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh; đồng thời, bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống tinh thần vật chất của nhân dân, ổn định chính, bảo đảm an toàn, an dân và an ninh.
Thủ tướng lưu ý: “Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã vừa phải bảo đảm tiêu chí, tiêu chuẩn theo chủ trương, chú trọng các yếu tố đặc thù hài hòa, hợp lý và có hiệu quả, không làm cực đoan, phiến diện; phải rất khoa học và thực tiễn. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc đối với người dân, doanh nghiệp, cộng đồng phải xử lý nhanh và hiệu quả”. Trên cơ sở các yêu cầu trên, các tỉnh, thành phải lập đề án có bước đi, lộ trình cụ thể bảo đảm tính khả thi để tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra.
Đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ sẽ thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phụ trách để nắm bắt tình hình, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ này.
Theo Hanoi.gov.vn
-
Pháp luật2 giờ trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật3 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội3 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội3 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội6 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội7 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội7 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội7 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội7 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật8 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội8 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội10 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội11 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội11 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.