Thực hư việc người đàn ông ở Bình Dương tử vong vì 4 bệnh viện từ chối tiếp nhận

Người nhà một bệnh nhân cho rằng đã chạy khắp các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng không ai tiếp nhận dẫn đến tử vong. Để tìm hiểu vụ việc, PV Tiền Phong đã liên hệ đến các bệnh viện nói trên nhằm cung cấp thông tin khách quan đến bạn đọc.

Trước đó, tối 14/8, người nhà bệnh nhân N.D. (57 tuổi, quê Trà Vinh) thông tin về việc ông này tử vong do bệnh viện ở Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu.

Theo lời bà N.P, con gái của ông D. trình bày, khoảng 20h tối 13/8, ông N.D. (57 tuổi, quê Trà Vinh) bị nôn ói nên gia đình gọi xe cấp cứu nhưng không được nên người này sau đó được hàng xóm hỗ trợ chở đi cấp cứu.

Bà P. cho rằng, khi tới cơ sở y tế đầu tiên là Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, nơi đây không nhận người thân của mình vì đang điều trị bệnh nhân COVID-19.

Thực hư việc người đàn ông ở Bình Dương tử vong vì 4 bệnh viện từ chối tiếp nhận-1
Bệnh viện Đa khoa An Phú phủ nhận việc không tiếp nhận bệnh nhân

Sau đó gia đình bà di chuyển bệnh nhân đến Phòng khám Ngọc Hồng. Tại đây, ông D. cùng người thân được test nhanh COVID-19 và có kết quả âm tính.

Tuy nhiên, sau khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh (ông D. bị cao huyết áp, từng bị đột quỵ), bác sĩ tại phòng khám này cho biết tình trạng của ông D. quá nặng, vượt khả năng của phòng khám nên đề nghị bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên.

Tuy nhiên, sau khi rời phòng khám, gia đình đã đưa ông D. đến Bệnh viện đa khoa An Phú và Phòng khám đa khoa tư nhân Nam Anh nhưng không nơi nào nhận bệnh. Ông D. đã tử vong vào đêm 14/8.

Thực hư việc người đàn ông ở Bình Dương tử vong vì 4 bệnh viện từ chối tiếp nhận-2
PGS.TS.BS Trần Văn Hưởng cho biết, phòng khám trực cấp cứu 24/24, đồng thời cử lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch địa phương

Sáng 15/8, trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS.BS Trần Văn Hưởng – Giám đốc Phòng khám Đa khoa Nam Anh cho biết, phòng khám bố trí 15 y, bác sĩ túc trực cấp cứu 24/24. Nhận chỉ đạo và lời kêu gọi của lãnh đạo địa phương, phòng khám Nam Anh tiếp nhận tất cả các trường hợp cấp cứu bất kể thời gian nào.

"Đêm 13/8, có một người đến cổng hỏi bảo vệ là phòng khám có cấp cứu bệnh nhân bệnh nặng không. Bảo vệ tại đây cho biết phòng khám có nhận cấp cứu nhưng nếu người bệnh nặng quá thì nên chuyển gấp đến bệnh viện Đa khoa tỉnh cho an toàn. Sau đó, người này rời đi. Tôi đảm bảo phòng khám không bao giờ có chuyện không tiếp nhận bệnh, phòng khám lập ra luôn đặt việc cứu người lên hàng đầu chứ không vì lợi ích nào hơn. Ngoài cấp cứu tại chỗ, tôi còn bố trí nhân lực tham gia hỗ trợ địa phương trong công tác phòng, chống dịch", bác sĩ Hưởng nói.

Sáng cùng ngày, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Hà - Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Phú khẳng định: "Tôi đã cho rà soát lại camera và không có chuyện bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân dẫn đến tử vong. Để chống dịch hiệu quả, cứu sống người, tôi thậm chí dùng hệ thống máy thở oxi mang đến tặng cho cơ sở 2 bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tôi luôn chỉ đạo các kíp trực phải tiếp nhận tất cả bệnh nhân, nếu nặng quá thì lập tức chuyển tuyến".


Theo Tiền phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/thuc-hu-viec-nguoi-dan-ong-o-binh-duong-tu-vong-vi-4-benh-vien-tu-choi-tiep-nhan-post1366007.tpo

tử vong


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.