Tòa dinh thự 150 tỷ của dòng họ Vương được xây dựng kỳ công thế nào?

Tòa dinh thự họ Vương ở Hà Giang là một trong những công trình đồ sộ, kiến trúc độc đáo thu hút du khách tham quan mỗi lần đến với xứ cao nguyên đá Đồng Văn.

Tòa dinh thự họ Vương ở Hà Giang là một trong những công trình đồ sộ, kiến trúc độc đáo thu hút du khách tham quan mỗi lần đến với xứ cao nguyên đá Đồng Văn.

 Khu di tích Nhà Vương nằm dưới thung lũng Sà Phìn, được bao bọc bởi những cây sa mộc hàng trăm năm tuổi.

Mới đây, cháu nội cụ Vương Chí Sình là ông Vương Duy Bảo đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vì tòa nhà thuộc quyền sở hữu của dòng họ Vương nay lại được cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.

“Chúng tôi là lớp con cháu của cụ Vương Chí Sình, là những chủ hợp pháp của Tòa dinh thự này. Điều này đã được xã hội người Mông thừa nhận; Đảng, Nhà nước và mọi người Việt Nam đều biết. Chúng tôi không cho, không bán, không hiến tặng, không trao đổi với ai. Vậy quy định nào của pháp luật Việt Nam lại tước quyền sở hữu hợp pháp của chúng tôi với Tòa dinh thự này để trao cho người khác?”, ông Bảo thắc mắc.

Khu nhà do Vương Chính Đức xây dựng, là kết hợp của 3 lối kiến trúc: Trung Quốc, Pháp và người Mông.

Theo ông Vương Duy Bảo, Tòa dinh thự họ Vương ở Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang) do cụ nội ông là Vương Chính Đức xây dựng. Vương Chính Đức (1865-1947) có tên gọi khác là Vàng Dúng Lùng, dân tộc Mông.

Ngày bé, gia đình Vương Chính Đức rất nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Bản thân phải lang thang nay đây mai đó kiếm kế sinh nhai. Sau đó, ông tham gia vào tổ chức “Hươu nai” – một tổ chức của người Mông ở Đồng Văn để chống lại một nhóm cướp di chuyển từ vùng Quảng Tây (Trung Quốc) xuống có tên là Quân Cờ đen.

Trong quá trình đấu tranh chống Quân Cờ đen, Vương Chính Đức đã được người Mông suy tôn làm thủ lĩnh.

Trước khi xây dựng tòa nhà này, năm 1890, Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn tìm địa điểm. Sau một thời gian đi khắp huyện Đồng Văn, Trương Chiếu đã chọn mảnh đất dưới thung lũng Sà Phìn. Mảnh đất này được Trương Chiếu kết luận là mảnh đất ở của bậc anh kiệt.

Tòa nhà được xây theo kiểu pháo đài phòng thủ. Phía sau nhà có 2 lô cốt kiên cố.

“Giữa cánh đồng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là những núi cao bao bọc. Xây nhà trên lưng con rùa sẽ giàu sang, phú quý suốt đời. Sau lưng con rùa là dãy núi hình ghế tựa, có đất để co, duỗi chân. Bên phải có núi cao chọc trời, bên trái là núi to ngang trời. Đằng sau quả đồi có 2 núi tượng trưng cho văn, võ đứng hầu. Sau 2 quả núi này là dãy núi chắn ngang như rồng uốn lượn…”, ông Bảo miêu tả lại.

Sau khi thầy địa lý chọn vị trí xong, Vương Chính Đức giao cho Cụ Hoàng (người Kinh, gốc Nam Định) là mưu sĩ và Cử Chủng Là (người Mông, ở Đồng Văn) là người phụ trách quân đội của Vương Chính Đức nghiên cứu, phác họa một tòa nhà trên mảnh đất Sà Phìn.

Toàn bộ dinh thự họ Vương có diện tích gần 3.000 m2, xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.

Sau khi phác họa, Vương Chính Đức mời Tống Bách Giao (người Hán, ở Vân Nam, Trung Quốc) thầu, thiết kế và thi công ngôi nhà.

Năm 1898, Tòa dinh thự họ Vương bắt đầu được khởi công xây dựng. Đến năm 1903 thì hoàn chỉnh và khánh thành. Tổng kinh phí xây dựng hết khoảng 15.000 đồng bạc xòe, tương đương với khoảng 150 tỷ đồng thời nay.

Tòa dinh thự họ Vương thiết kế theo kiểu kiến trúc nhà của người Hán; các lò sưởi trong nhà thiết kế kiểu Pháp; các tảng đá kê chân cột và một số hoa văn trong nhà có hình hoa, quả thuốc phiện… Tòa nhà là kiểu pháo đài phòng thủ, xung quanh được bao bọc bởi lớp tường đá dày 60-70cm, cao 2m, có nhiều lỗ châu mai. Phía sau nhà có 2 lô cốt kiên cố.

Khu Tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tì. Trung dinh và Hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương.

Tòa nhà được chia làm 3 phần: Tiền dinh, Trung dinh và Hậu dinh. Tiền dinh là nơi ăn ở của lính canh, cận vệ và nô tỳ. Trung dinh và Hậu dinh là nơi ở, làm việc của những người trong gia tộc họ Vương.

Vương Chính Đức ở Tòa dinh thự được 44 năm thì mất. Trước khi mất, ông chia Tòa dinh thự cho 2 người con và 1 người cháu thừa kế. Việc thừa kế này có sự chứng giám của các đầu dòng, đầu họ người Mông.

Cụ thể, Tiền dinh do Vương Quỳnh Sơn, cháu đích tôn của Vương Chính Đức thừa kế. Trung dinh do Vương Chí Chư, con trai thứ 3 thừa kế. Hậu dinh do Vương Chí Sình, con trai thứ 4 thừa kế.

Cụ Vương Chính Đức ở gian Hậu dinh, còn ba bà vợ ở Trung dinh.

Trải qua bao thăng trầm và biến cố lịch sử, hiện nay, những vật còn sót lại gắn với cuộc đời của Vương Chính Đức là tấm phản đặt tại dãy nhà ngang trong cùng của Hậu dinh. Ngoài ra, còn một bể nước đục bằng đá nguyên khối để đựng nước sinh hoạt phục vụ ông.

Năm 1993, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận Tòa dinh thự họ Vương là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Sau đó, ngôi nhà đã được trùng tu và thay mới một số chi tiết. Tuy nhiên, về cơ bản, kiến trúc ngôi nhà vẫn được giữ nguyên.

Ông Vương Duy Bảo – cháu đời thứ 4 của Vương Chính Đức.

Ngoài ra, năm 2007, Công ty Điện lực Hà Giang đã chặt 27 cây sa mộc hơn 100 năm tuổi nằm trong khu di tích Nhà Vương để kéo đường điện. Sau đó, Bộ Văn hóa – Thông tin đã họp với các đơn vị liên quan, quyết định khắc phục hậu quả theo hướng: Không sử dụng cây vào làm bàn ghế hay việc khác; số cây đã bị chặt hạ chỉ được sử dụng vào việc tu bổ, sửa chữa di tích này; những cây đã mất phải được bồi thường theo giá quy định của Nhà nước; giao cho địa phương và gia đình trồng lại cây mới thay thế.

Ngày nay, với lối kiến trúc độc đáo và tuổi đời lâu năm, khu di tích Nhà Vương đã trở thành một điểm đến tham quan, du lịch không thể bỏ qua ở xứ cao nguyên đá Đồng Văn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Theo Dân Việt


Vua Mèo

Dinh thự


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.