Trong tháng 1, rét đậm, rét hại sẽ mạnh đến mức nào?

Miền Bắc đang trải qua một đợt không khí lạnh được coi là mạnh nhất từ đầu mùa, băng giá phủ trắng khắp nhiều nơi.

Miền Bắc đang trải qua một đợt không khí lạnh được coi là mạnh nhất từ đầu mùa, băng giá phủ trắng khắp nhiều nơi.

Từ ngày 28/12/2018, miền Bắc đón một đợt không khí lạnh cực mạnh. Nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu, có nơi xuống âm độ C khiến băng giá phủ trắng nhiều nơi. Đây là đợt rét khốc liệt nhất ở miền Bắc từ đầu mùa đông 2018 đến nay.

Trong tháng 1, rét đậm, rét hại sẽ mạnh đến mức nào?-1

Mái nhà phủ tuyết trắng xóa trên đỉnh Mẫu Sơn những ngày qua

Ghi nhận nhiệt độ vào 7h sáng 1/1/2019, thấp nhất vẫn là đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) giảm xuống còn 0,4 độ C và băng giá xuất hiện nhiều. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp khu vực này xuất hiện băng giá. Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận tại đây trong đợt rét này là -1,1 độ C vào sáng 31/12/2018.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, ngày và đêm 1/1, không khí lạnh mạnh vẫn tiếp tục gây rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C; vùng núi 4-7 độ C; vùng núi cao dưới 3 độ C.

Đợt rét đậm, rét hại này có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 4/1/2019 tức còn khoảng 3 ngày nữa; ở vùng núi cao Bắc Bộ vẫn cần đề phòng băng giá, giữ ấm cho người và gia súc.

Thời tiết Hà Nội từ nay đến khoảng ngày 4/1/2019 trời rét hại, nhiệt độ thấp nhất trong đêm 1/1 phổ biến 8-10 độ C.

Trung tâm Khí tượng cho biết, trong tháng 1/2019, không khí lạnh ở phía bắc còn hoạt động mạnh và có khoảng 3-5 đợt. Rét đậm, rét hại tiếp tục duy trì trong khoảng ba, bốn ngày đầu tháng, nửa cuối tháng cũng có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại nhưng không kéo dài.

Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác sẽ có khả năng xảy ra trên phạm vi cả nước; Đặc biệt rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá tại khu vực các tỉnh miền Bắc; Các hiện tượng dông lốc, mưa đá nhiều khả năng xảy ra tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ; Mưa lớn cục bộ còn có khả năng xảy ra ở khu vực miền Trung.

Nhìn chung, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn so với TBNN từ 0,5-1,00C. Tổng lượng mưa tháng ở khu vực Bắc Bộ có xu thế cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) và tập trung vào nửa đầu tháng. Tổng lượng mưa khu vực Trung Bộ phổ biến cao hơn so với TBNN từ 20-50%; Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ xuất hiện mưa trái mùa, tập trung vào 10 ngày đầu tháng.

Cụ thể, thời kỳ 10 ngày đầu tháng (01-10/01/2019): Nhiệt độ trung bình thời kỳ này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ở mức thấp hơn so với giá trị TBNN cùng thời kỳ, các nơi khác ở mức xấp xỉ so với giá trị TBNN cùng thời kỳ. Lượng mưa trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

Thời kỳ 10 ngày giữa tháng (11-20/01/2019): Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn giá trị TBNN. Lượng mưa khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ với TBNN cùng thời kỳ; riêng khu vực Trung Bộ ở mức xấp xỉ trên so với TBNN cùng thời kỳ.

Thời kỳ 11 ngày cuối tháng (21-31/01/2019): Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn so với TBNN. Lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với TBNN cùng thời kỳ.

Tin về cơn bão số 1

Trong tháng 1, rét đậm, rét hại sẽ mạnh đến mức nào?-2

Vị trí và đường đi của cơn bão số 1. Ảnh: NCMHF

Trung tâm Khí tượng thông báo, hồi 4 giờ ngày 2/1, vị trí tâm bão ở vào khoảng 6,1 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Nam Bộ khoảng 460km về phía Đông Nam, cách Côn Đảo khoảng 360km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 04 giờ ngày 03/01, vị trí tâm bão ở 6,7 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, cách mũi Cà Mau khoảng 200km về phía Nam, cách Côn Đảo khoảng 270km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 5,0 độ Vĩ Bắc.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 04/01, vị trí tâm bão ở khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 102,0 độ Kinh Đông, cách mũi Cà Mau khoảng 300km về phía Tây Tây Nam, cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 200km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 05/01, vị trí tâm bão ở khoảng 10,0 độ Vĩ Bắc; 99,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Chumphôn (Thái Lan), cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 510km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Từ hôm nay (2/1) đến hết ngày 3/1 ở vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh; vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh; vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Côn Đảo) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) tiếp tục có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh.

Theo GiadinhNet


không khí lạnh

rét đậm

rét hại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.