- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Sáng 26/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (12/1972-12/2022).
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm
Tham dự Lễ kỷ niệm, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương.
Đại biểu thành phố Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã…
Dự lễ kỷ niệm còn có các các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các chiến sĩ phòng không không quân trực tiếp tham gia chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội…
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm thực hiện nghi lễ chào cờ
Chiến thắng của chính nghĩa, lòng yêu nước, là đỉnh cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam
Trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã ôn lại những ngày tháng lịch sử hào hùng cách đây 50 năm.
Ngay từ những năm đầu của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, sớm nhận rõ và dự báo chính xác tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định quyết tâm chiến lược, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, động viên quân và dân miền Bắc chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt... Cuối năm 1967, đầu năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị... Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Sau thất bại liên tiếp tại chiến trường miền nam Việt Nam, Mỹ đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn Hội nghị Pari, đồng thời, mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nước ta, tháng 12 năm 1972, với tên gọi Chiến dịch “Lai-nơ-bếch-cơ 2”. Đây là cuộc tập kích huy động lực lượng lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với hàng trăm máy bay ném bom chiến lược B-52, được mệnh danh là “Siêu pháo đài bay” - “thần tượng bất khả chiến bại” của không lực Hoa Kỳ cùng hàng ngàn máy bay chiến thuật và nhiều tàu sân bay, tàu chiến tối tân, hiện đại.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm
Với sự sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi cách đánh B-52, quân và dân ta đã tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, thế trận phòng không nhân dân vững chắc, hiệp đồng tác chiến hiệu quả giữa các lực lượng, với ý chí “Quyết đánh”, “Biết đánh” và “Quyết thắng”. Ngay từ trận đầu ra quân, đêm 18/12/1972, quân và dân ta đã bắn rơi tại chỗ “siêu pháo đài bay B-52”, mở màn cho những thắng lợi vang dội trong những trận đánh tiếp theo.
Trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lượt máy bay B-52 và 3.920 lượt máy bay chiến thuật, ném hơn 100 ngàn tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta. Riêng ở Hà Nội, không lực Mỹ sử dụng 441 lượt máy bay B-52 cùng nhiều máy bay chiến thuật, trút hàng ngàn tấn bom xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học...; huỷ diệt nhiều phố xá, làng mạc; phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó, có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; giết chết 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người, hủy diệt phố Khâm Thiên - khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội vào thời điểm đó.
Với tinh thần chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo, với ý chí kiên cường, niềm tin sắt đá, nêu cao tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang, nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó, có 34 chiếc B-52, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ…
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là kỳ tích có một không hai, mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ 20, bản hùng ca chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là chiến thắng của chính nghĩa, kết tinh lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, là đỉnh cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam; làm sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân ta; cổ vũ, động viên, thắp sáng niềm tin cho nhân loại tiến bộ trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Hà Nội được bạn bè quốc tế ngợi ca là: “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.
Sau thất bại này, nhà cầm quyền Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận quay trở lại bàn đàm phán. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Pari về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” được ký kết. Cuối tháng 3/1973, quân đội Mỹ và chư hầu đã phải rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Phát huy tinh thần Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trong công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Kế thừa và phát huy truyền thống hòa hiếu của dân tộc “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, theo tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa Việt Nam và lợi ích của quốc gia - dân tộc; xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Tiết mục nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm
Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình thế giới, nhưng Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất khu vực Đông Nam Á và nằm trong số ít các quốc gia đạt mức tăng trưởng cao trên thế giới. Tính đến năm 2022, quy mô nền kinh tế nước ta ước đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD; quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; xuất khẩu gạo và nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp đứng hàng đầu thế giới,... Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 190 trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc; là thành viên tích cực và có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế…
Cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó: Kinh tế phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,83%/năm, gấp 1,15 lần mức tăng chung của cả nước; (GRDP/người) năm 2020 đạt 5.325 USD (gấp 2,3 lần năm 2010); riêng năm 2022, GRDP tăng gần 8,9%, (GRDP/người) đạt gần 6.100 USD.
Đặc biệt, Đảng bộ và hệ thống chính trị cùng với các tầng lớp Nhân dân Thủ đô đang tập trung mọi nguồn lực với quyết tâm chính trị cao, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị (khóa 13) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị (khóa 13) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đảng bộ Thành phố xác định quyết tâm chính trị cao trong xây dựng, phát triển Thủ đô, giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; với mục tiêu tổng quát: Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực…
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định: Thế hệ người Hà Nội hôm nay sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy hào khí “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, truyền thống “Thủ đô anh hùng”; phát huy tinh thần Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, lòng dũng cảm, ý chí quật cường, trí thông minh, sáng tạo và những phẩm chất cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta, sẵn sàng hy sinh tất cả vì nền độc lập của dân tộc, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Thay mặt Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kêu gọi toàn Đảng bộ, mỗi cán bộ, chiến sỹ và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô tiếp tục phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, học tập và noi theo tấm gương kiên trung, bất khuất của các bậc tiền nhân, gương anh dũng, ý chí quyết tâm, lòng quả cảm của các thế hệ anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào, quyết tâm đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững, xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” với tinh thần “Cả nước vì Hà nội, Hà nội vì cả nước”, góp phần làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xứng đáng với công lao to lớn, khát vọng cháy bỏng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước, viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Chủ động nghiên cứu cách đánh B.52 từ rất sớm
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Phạm Tuân, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, người trực tiếp tham gia chiến dịch 12 ngày đêm cho biết, cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, quân và dân miền Bắc, mà trực tiếp là quân dân Thủ đô Hà Nội với lực lượng nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân đã anh dũng chiến đấu đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của không lực Hoa Kỳ và làm nên chiến thắng vang dội “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari và rút quân khỏi Việt Nam, tạo bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trung tướng Phạm Tuân phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Với sự sáng suốt và tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ và Trung ương Đảng, chúng ta đã khẳng định: Mỹ sẽ dùng B-52 đánh ra Hà Nội trước khi chịu thua ở Việt Nam. Từ nhận định này, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo cho Quân chủng Phòng không - Không quân chuẩn bị đánh B-52 từ rất sớm, với tư tưởng chỉ đạo nếu B-52 đánh vào Hà Nội phải bắn rơi tại chỗ, tiêu diệt và bắt sống giặc lái, đánh vào tinh thần của đội ngũ phi công, làm rung chuyển Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Tư tưởng đó được quán triệt xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và chiến đấu của quân và dân ta.
Đêm 18/12/1972 - đêm mở đầu của Chiến dịch đã diễn ra như phương án chúng ta đã dự kiến. Các trận địa ra-đa đã sớm phát hiện B-52 thông báo để Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân báo động chiến đấu kịp thời. Sau khi máy bay cường kích đánh vào các trận địa tên lửa, ra-đa, đặc biệt đánh phủ ác liệt các Sân bay thì B-52 tiến vào các mục tiêu và tập trung là Hà Nội.
Sau 12 ngày đêm chiến đấu, chúng ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó, có 34 máy bay B-52. Bị thiệt hại nặng nề, đế quốc Mỹ buộc phải kết thúc chiến dịch tập kích đường không, tiếp tục ngồi vào bàn đám phán và ký kết Hiệp định hòa bình về Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm của quân và dân Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận, mà lực lượng Phòng không - Không quân làm nòng cốt đã thực hiện thắng lợi quyết tâm của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tiếp nối truyền thống, quyết tâm viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc
Vinh dự, xúc động và tự hào khi được đại diện cho thế hệ trẻ phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thiếu tá Bùi Thanh Bình, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 77, Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân bày tỏ, nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đặc biệt là qua những thước phim tư liệu, những câu chuyện kể xúc động của các bác, các chú cựu chiến binh, những người đã từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong 12 ngày đêm lịch sử đó, chúng tôi càng thêm thấm thía và cảm nhận sâu sắc rằng: Để có được những ngày hòa bình, tươi đẹp như hôm nay, đất nước ta đã phải trải qua những cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, đầy máu và nước mắt, nhưng rất đỗi tự hào và vẻ vang. Trong đó, Bản hùng ca bất diệt “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta như một “Bạch Đằng”, “Chi Lăng”, “Đống Đa” của thế kỷ 20…trở thành biểu tượng của ý chí, trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là thắng lợi của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tư do”. Chiến thắng đó đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Thiếu tá Bùi Thanh Bình phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Kế thừa và phát huy tinh thần chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, thế hệ trẻ nguyện quyết tâm viết tiếp những trang sử vẻ vang, tiếp nối truyền thống cha ông, lấy đó làm lý tưởng sống, làm động lực để phát huy trí tuệ, lòng nhiệt huyết, ra sức xây dựng Quân đội, Quân chủng Phòng không - Không quân “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “Giàu mạnh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong ước.
Theo hanoi.gov.vn
-
Pháp luật4 giờ trướcCần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.
-
Pháp luật5 giờ trướcNghe tiếng kêu cứu, nhiều người dân ở Long An chạy đến kiểm tra phòng trọ thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động, thương tích nặng do có vết dao đâm vào bụng.
-
Pháp luật5 giờ trướcThông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.
-
Pháp luật5 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
-
Pháp luật5 giờ trướcCông an TP Thanh Hóa vừa đồng loạt ra quân triệt phá đường dây "tín dụng đen" cho vay với lãi suất "cắt cổ", bắt giữ 17 người liên quan
-
Pháp luật5 giờ trướcVận chuyển 30 bánh heroin, 18kg thuốc lắc, 21kg ketamin, 20kg ma túy tổng hợp dạng đá từ Lào qua Việt Nam, 2 đối tượng người Lào vừa lĩnh án tử.
-
Pháp luật5 giờ trướcCơ quan công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM để phục vụ công tác điều tra.
-
Pháp luật5 giờ trướcBà Nguyễn Thị L. chuyển tiền cho Ngọc và Long để chồng có thể ghép thận nhưng bị hai người này lừa đảo, chiếm đoạt trên 250 triệu đồng.
-
Xã hội7 giờ trướcLãnh đạo phường Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết, gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn là của người dân bình thường, được chôn cất cách đây từ 50-70 năm.
-
Xã hội7 giờ trướcNgười bị trừ hết điểm giấy phép lái xe hạng A1 sẽ tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
-
Xã hội7 giờ trướcSau khi hình ảnh chiếc ô tô Matiz 'đậu' trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận mạng xã hội, chính quyền địa phương đã vận động gia đình chủ xe di dời chiếc xế hộp nhằm đảm bảo an toàn trong khu dân cư.
-
Pháp luật7 giờ trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Xã hội7 giờ trướcNgoài lực lượng công an, một nhóm thiện nguyện ở Quảng Nam cũng đưa tàu lặn đến hỗ trợ gia đình tìm kiếm 2 nạn nhân rơi từ cầu treo mất tích.
-
Xã hội7 giờ trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.