- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ câu chuyện về vụ trao nhầm con ở Bình Phước và Ba Vì: Hãy dành cho gia đình họ thời gian và sự tĩnh lặng cần thiết
"Khi nào lớn lên tụi nó làm gì thì tự nó quyết định. Còn bây giờ mình không bỏ đứa nào được cô ạ. Đứa nào cũng là con, đứa nào mình cũng thương trong ruột"
"Khi nào lớn lên tụi nó làm gì thì tự nó quyết định. Còn bây giờ mình không bỏ đứa nào được cô ạ. Đứa nào cũng là con, đứa nào mình cũng thương trong ruột"- ngắm ba đứa trẻ tung tăng chạy ra chạy vào, anh Khiên nói.
>> Phát hiện BV trao nhầm con sau 6 năm
Chị Liên ôm chầm lấy đứa bé gái, hôn nó ngấu nghiến, miệng liên tục hỏi "con có nhớ mẹ không?". Khách đến đầy một nhà, chị mặc kệ. Hai cánh tay chị quấn riết đứa con, chị tung nó lên, bồng cho nó đi trên cái cành la đà gần mặt đất của cây điều già cỗi trước sân, hai mẹ con cùng cười khanh khách. Hai con mắt chị dán chặt vào con, hai con mắt ứa nước chỉ chầm chập nhìn thấy duy nhất đứa con trong vòng tay, thế gian này chỉ còn mẹ con chị, ngoài ra không còn gì trên đời đáng để chị đặt vào lòng nữa.
Có một người mẹ khác lẳng lặng nhìn cái cảnh sum họp quyết liệt đó, đôi mắt cũng lặng lẽ ứa nước. Người đàn ông bên cạnh chị thì chớp chớp mắt, cất tiếng to gọi đứa con còn lại mà giọng cứ lạc đi.
Đó là một chiều muộn trong vườn điều già ở Hớn Quản, Bình Phước cách đây vài năm. Một ngày lạ lùng và mạnh mẽ với chúng tôi, vì tuy đã đi nhiều, gặp nhiều câu chuyện và con người kỳ lạ, nhưng những mãnh liệt và nguyên sơ như thế của sự sống cũng không phải dễ gặp trong đời.
Bạn đọc có thể đoán biết rồi. Hai người mẹ kia chính là những người bị trao nhầm con vào tháng 1/2013. Cả hai cùng sinh sống ở Bình Phước, chỉ cách nhau 10 cây số. Chị Liên người S’tiêng, xã Phước An, huyện Hớn Quản, còn vợ chồng anh Vũ Đình Khiên - chị Trang ở thị xã Bình Long, người Kinh, anh Khiên quê ngoài Bắc. Họ mở một cái quán nhỏ gần ngã ba đường vào Hớn Quản, anh Khiên kiêm thêm nghề sửa xe. Chị Liên thì sống nhờ vườn điều. Chồng chị cách đó ít lâu đã bỏ đi đâu không rõ.
Hai bé Lan Anh - Ngọc Yến bị trao nhầm tại Bình Phước cách đây 5 năm.
Vợ chồng anh Khiên đã có một bé gái trước khi vụ nhầm con xảy ra. Bé là bản sao của cha: cao, dong dỏng, da trắng nõn, khuôn mặt trái xoan, cái mũi thẳng hơi hếch, đôi môi mong mỏng, tóc đen thẳng mượt. Bé sau giống chị như lột. Còn đứa thứ ba thì khác một trời một vực: bụ bẫm, da ngăm ngăm hồng khỏe khoắn, khuôn mặt hơi vuông, đôi mắt to đen láy với lông mày lông mi cong vút dày rậm, cái miệng đầy đặn rõ nét, tóc nâu dày lượn sóng. Hai đứa xinh xắn dịu dàng như tiểu thư Việt Nam, một đứa đẹp như cô công chúa nhỏ Ấn Độ. Chỉ giống nhau ở chỗ đứa nào cũng quấn riết ba mẹ, và nghịch ngợm, nhõng nhẽo thôi rồi.
Trưa hôm đó chúng tôi ngồi nghe câu chuyện hy hữu từ hơn ba năm trước. Khi bé Yến lớn lên, anh Khiên nhận ra con hoàn toàn không giống ba mẹ. Người ngoài ngờ vực chị Trang, anh cũng không thể tránh khỏi nghi ngờ. Chứ hai đứa trẻ sinh ra, tự tay y tá bồng lấy đưa cho cha mẹ, ai mà nghĩ bị trao nhầm. Nghi ngờ, nhưng anh để trong lòng. Một mặt, anh nhớ lại hoàn cảnh lúc vợ sinh, có cô sản phụ người S’tiêng cũng nằm cùng phòng. Bé Yến lớn lên da nâu tóc xoăn càng làm anh thêm khẳng định. Nhưng không biết người mẹ kia giờ ở đâu mà tìm.
Ông ngoại của bé đi bán bánh mì rong, anh thổ lộ rồi nhờ ông để ý tìm kiếm. Trong hơn một năm, bao nhiêu lần ông đã đi bán qua trước nhà chị Liên, bán cả cho chị nhưng không hề biết.
Đến một lần, chị Liên ôm bé Lan Anh ra mua bánh mì.
Đi qua rồi, ông mới nhớ sực: con bé sao mà giống cháu ngoại lớn của mình. Giống như lột, và nhất là bé khác hẳn người mẹ S’tiêng của nó.
Lật đật chạy về báo cho con rể, hôm sau đại gia đình anh Khiên đổ bộ xuống nhà chị Liên. Họ nóng lòng như lửa đốt.
"Sợ quá. Tự nhiên đông thiệt là đông chạy đến nói con của mình không phải là con của mình. Mình sợ quá, mình ôm con chạy ra ngoài núi, mình sợ người ta bắt con của mình mang đi đó"- chiều hôm đó, trong khu vườn điều mát rượi, chị Liên kể lại cho chúng tôi. Nói lại chuyện cũ, chị vẫn ứa nước mắt và ấm ức.
Anh Khiên đã có một giải pháp tuyệt vời. Thấy việc cắt rời hai đứa trẻ ra đều như cầm dao đâm vào hai gia đình, anh thỏa thuận không tách bóc gì cả. Về lý thuyết, đứa nào được trả về mẹ đẻ của đứa nấy, nhưng thực sự cả hai đứa đều được tiếp tục nuôi dưỡng tại nơi chúng lớn lên. Mỗi tuần hai đứa cùng ở trong một nhà, hết tuần lại đổi sang nhà kia. Tuần này cả 2 đứa ở nhà anh Khiên, chiều nay do có chúng tôi nên sẽ chở 2 đứa về nhà chị Liên trong buôn chơi. Nhưng do bé Lan Anh đang bệnh, thêm bị suy dinh dưỡng nên anh chị quyết định để bé ở ngoài này hẳn mấy tháng với ba mẹ ruột để chữa bệnh và chăm sóc. Khi nào bé khỏe mới tiếp tục đưa bé về trong buôn với mẹ nuôi luân phiên như thường lệ. Coi như mỗi nhà đều có thêm một đứa con.
"Khi nào lớn lên tụi nó làm gì thì tự nó quyết định. Còn bây giờ mình không bỏ đứa nào được cô ạ. Đứa nào cũng là con, đứa nào mình cũng thương trong ruột"- ngắm ba đứa trẻ tung tăng chạy ra chạy vào, anh Khiên nói. Ánh mắt anh thật nhiều dư vị: vừa hạnh phúc, vừa có chút ngậm ngùi.
Lúc ở nhà ba Khiên, bé Yến - cô bé S'tiêng nhanh nhẹn hơn cả. Bé quấn chặt nhũng nhẵng bên mẹ như cái đuôi, chờ sai gì thì lon ton chạy ngay đi làm.
"Bé nhạy lắm, như là sợ bị tách khỏi mẹ nên lúc này bé "lấy lòng" mẹ dữ dội. Ngủ cũng ôm chặt mẹ như là sợ bị người ta lấy đi vậy đó. Bữa hổm hổng biết học ai mà còn nói mẹ ơi mẹ đừng bỏ con nha mẹ, làm em khóc luôn"- chị Trang kể.
Xế chiều, chúng tôi cùng cả gia đình anh Khiên vô buôn, tới nhà mẹ Liên.
Mấy đứa bé thấy được đi chơi thì háo hức ra mặt. Bé Lan Anh (bé người Kinh) thì thúc giục mẹ không ngừng.
Mười cây số đường vắng chạy cái vèo. Tới khu vườn mát rượi rộng lớn của mẹ Liên, chúng nhào xuống chạy chơi nô giỡn đã đời, không đứa nào thèm lạ lẫm lấy một chút. Nhà chị Liên cũng đông, có bà ngoại, có dì, thêm mấy cô bác hàng xóm thấy mấy đứa bé về thì qua chơi. Hai gia đình xa lạ bỗng chốc gắn với nhau thành một đại gia đình đông đúc ấm áp, người này bồng đứa kia một chút, đứa nọ tới quấn lấy nhõng nhẽo lại bồng nó một chút. Tất cả các con mắt đều chảy tuôn ra dòng thác vô hình âu yếm dồn về mấy đứa nhỏ đang lẵng nhẵng dắt nhau đi coi con bê mới sanh nằm sau vườn. Người nọ hỏi thăm người kia, dù mới rời nhau có một tuần. Tự nhiên, thông suốt, nhẹ nhõm như lẽ tất nhiên phải vậy. Chẳng hề có cái gì là quan niệm "con đẻ-con nuôi" giữa những người bà, người cha, người mẹ này. Một tí tì ti cũng không có.
Nhưng, cũng như lẽ tự nhiên, mới có vài tháng trôi qua từ lúc họ xác nhận sự thực động trời kia. Đứa con bồng bế, bú mớm, chăm bẵm suốt ba năm trời bỗng dưng lại là khúc ruột của người khác, mà đứa con mình đứt ruột đẻ ra thì cũng được người mẹ kia tận tụy như vậy nuôi lớn lên. Lý trí nhắc anh Khiên và chị Trang phải chấp nhận sự thật, nhưng đôi mắt họ vẫn vô thức hướng nhiều hơn về đứa con khác dòng máu đã quấn quýt bên mình suốt ba năm đầu đời. Có người mẹ nào khi ấp ủ đứa trẻ sơ sinh trong lòng, ngắm cái miệng xinh xinh của nó nút lấy bầu sữa, reo vui khi nó ba tháng biết lẫy bảy tháng biết bò, khi nó u oa tiếng đầu tiên gọi ba ba… mà đi băn khoăn tự hỏi dòng máu nào đang chảy trong cái cơ thể bé tí hoi sữa đó đâu. Đối với mẹ, đứa bé bú mình lớn lên, hàng ngày rúc đầu vào lòng mình ngủ ngon mãi mãi là con của mình, tình yêu thương của mình với nó thật thà dễ thấy như trái bắp, hột gạo hàng ngày. Cái sự thật vĩ đại đó không kết quả ADN nào thay đổi được.
Ngày qua ngày, thực tế chứng tỏ hai gia đình đã chọn đúng cách làm nhân văn và đúng đắn nhất, giữ cho trái tim tất cả họ - cha, mẹ, những đứa con được yên ả nhất.
Sẩm tối hôm đó, lúc rời nhà chị Liên, trở lại nhà vợ chồng anh Khiên mới thực khó khăn. Hai đứa bé thấy mẹ ôm lấy dặn dò thì đồng thanh khóc thét lên tức tưởi. Đứa cần đi thì đòi ở lại. Đứa cần ở lại thì đòi đi. Bé Lan Anh quấn chặt lấy cổ người mẹ S’tiêng khóc lặng đến đứt hơi. Chị cũng chẳng hơn gì nó. Hai mẹ con vùi chặt vào nhau khóc òa.
Dùng dằng mãi, chị gần như quẳng đứa con vào trong xe rồi quay lưng chạy vào nhà. Con bé vẫn bám lấy cửa khóc ngằn ngặt. Bên kia, trong đôi tay bà ngoại, bé Yến nấc lên từng cơn, tiếng kêu ba hờn tủi nghẹn ngào trong cổ khiến anh Khiên mắt đỏ hoe. Quay đi rồi trở lại, ba bốn lần anh ôm lấy con, gần như van vỉ con đừng khóc, tuần sau ba lại đón con ra nhà với ba mẹ.
… Chúng tôi rời khỏi ngôi nhà như một cuộc tháo chạy trong nước mắt.
Trên xe, bé Lan Anh khóc ngằn ngặt mãi không thôi. Ở ngôi nhà trong vườn điều kia, bé Yến chắc cũng đang chưa nguôi cơn hờn dỗi.
Nhưng những đứa trẻ trong hoàn cảnh bất thường càng nhạy với tình yêu thương. Được một lúc, bé Lan Anh khóc thì vẫn khóc, nhưng nằng nặc ngồi vào lòng mẹ không rời. Chị gái ngồi cạnh hễ đùa với mẹ một chút là bé lại tủi thân khóc nấc lên, nhấc tay chị giãy ra khỏi người mẹ. Như vừa qua một trận địa chấn, chúng hết sức nắm níu lấy những người bên cạnh bằng cả sức mình, sợ hãi lại bị cắt rời ra một lần nữa.
Hôm nay, khi dư luận xôn xao vụ trao nhầm con ở Ba Vì (Hà Nội), tôi đi đọc lại những bài báo mới nhất về anh Khiên. Càng kính phục người đàn ông ít nói ấy.
Chị Vũ Thị Hương bên người con trai mình nuôi nấng 6 năm nhưng một ngày nhận ra, bé không phải là con ruột của mình.
Mấy năm qua, vợ chồng anh vẫn chung tâm thực hiện ý định ngày đầu. Hai đứa bé được cả hai gia đình tổ chức cho hai ngày sinh nhật, nhưng sinh nhật nào cũng có cả hai đứa. Tết, hai gia đình lần lượt đưa cả hai đứa đi chơi Tết thăm ông bà họ hàng cùng nhau. Hình ảnh hai đứa treo ở cả hai ngôi nhà.
Vốn là những gia đình đơn độc, bằng cách chỉ để trái tim dẫn lối, họ đã hóa giải câu chuyện đau lòng năm nào thành một dấu mốc bất ngờ nhưng hạnh phúc, trở thành những người thân thực sự của nhau. Và một lần nữa định nghĩa lại từ "Gia đình" bằng cách sống giản dị mà kỳ diệu.
Trong khi đó, bé H. con ruột của chị Hương đã bị trao nhầm cho gia đình anh Phùng Giang Sơn.
So với câu chuyện của bé Lan Anh - bé Ngọc Yến, câu chuyện của hai người mẹ ở Ba Vì còn cần những hành xử khéo léo và tinh tế hơn nữa của những người trong cuộc, vì hai đứa trẻ đều đã lớn, đều bắt đầu nhận thức được những gì đang diễn ra. Sự xáo động về tình cảm và tâm lý của chúng không thể trong ngày một ngày hai đánh giá được. Cả hai gia đình, người lớn và trẻ nhỏ đều sẽ cần những nhà tâm lý học tư vấn và theo dõi trong nhiều năm. Vì thế, chúng ta đều là những người ngoài cuộc, nếu không bao bọc được những trái tim bị tổn thương đó bằng tình yêu thương trong trẻo thì đừng rỗi hơi bình luận những lời ác ý và vô tâm, càng chẳng cần những giải thích luật pháp hết sức không đúng lúc.
Hãy dành cho họ thời gian và sự tĩnh lặng cần thiết để họ tự quyết cách làm nào là hợp lý nhất với bản thân. Hãy để tình thương của người làm cha mẹ tuôn ra như một dòng chảy bắt nguồn từ tình cảm nguyên sơ nhất của con người, không hề bị ảnh hưởng bởi dư luận hay những định kiến méo mó, để nó vẹn nguyên, trong lành và mãnh liệt như chính sự sống ngàn đời.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Thời sự8 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật8 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật9 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.
-
Pháp luật9 giờ trướcPhá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo
-
Thời sự10 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự10 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Pháp luật10 giờ trướcCông an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.
-
Xã hội11 giờ trướcHọc sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường cho biết do phụ huynh làm việc khuya, ngủ dậy trễ, đi công tác… nên không có người chở đi học.
-
Xã hội13 giờ trướcKhi đang thi công cải tạo đường và hệ thống thoát nước, nhóm công nhân phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
-
Xã hội13 giờ trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.
-
Xã hội14 giờ trướcĐã tìm thấy xe chở rác nhưng bên trong không có người. Cơ quan chức năng đang tổ chức cẩu xe rác lên bờ và tìm kiếm nạn nhân.
-
Xã hội14 giờ trướcVụ mất trộm ô tô xảy ra đúng ngày 20/11 trong khuôn viên của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Nữ chủ xe, đồng thời là giảng viên trường đại học này xuống sảnh lấy xe thì phát hiện chiếc Hyundai Avante của mình 'không cánh mà bay'.
-
Pháp luật15 giờ trướcLiên quan đến vụ việc một nam học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung dùng dao tấn công bạn tại nhà vệ sinh, Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã khởi tố ba học sinh.
-
Pháp luật15 giờ trướcThời điểm công an đột kích, vũ trường New MDM có 143 khách và 80 nhân viên, trong đó 26 khách dương tính với chất ma túy.