Từ vụ bé gái bị thang cuốn "nuốt" cánh tay: Nút "dừng khẩn cấp" của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?

Mặc dù thường xuyên sử dụng thang cuốn nhưng nhiều người không hề biết vị trí của nút "dừng khẩn cấp" của phương tiện này, thậm chí còn không biết là có nút cứu nguy đó tồn tại trên đời.

Vụ việc 1 bé gái bị thang cuốn "nuốt" cánh tay mới đây khi đang di chuyển khiến nhiều người không khỏi lo lắng, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Bởi ngày nay, thang cuốn là phương tiện được sử dụng khá phổ biến ở các trung tâm thương mại. Đã có rất nhiều sự cố xảy ra đối với trẻ nhỏ khi đi thang cuốn nhưng dường như người lớn vẫn chưa thực sự cảnh giác, để rồi hậu quả đau lòng vẫn xảy ra.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi rơi vào trường hợp này đều khá luống cuống không biết xử lý như thế nà. Đây cũng là vấn đề mà nhiều người thắc mắc, bởi trong trường hợp này hấu hết mọi người đều biết phương án để giải quyết là "dừng thang" nhưng lại không phải ai cũng biết làm thế nào để dừng.

Có nút "Dừng khẩn cấp"

Trên thực tế, nhiều người thường xuyên sử dụng thang cuốn nhưng lại không biết vị trí của "nút" này nằm ở đâu, thậm chí nhiều người còn không hề biết đến sự tồn tại của chúng.

Thông thường, nút "Dừng khẩn cấp" được đặt vị trí ở đầu hoặc cuối thang cuốn, ở bên phải tay vịn. Và tất cả đều được gắn chữ màu đỏ nổi bật để mọi người có thể nhìn thấy dễ dàng.

Từ vụ bé gái bị thang cuốn nuốt cánh tay: Nút dừng khẩn cấp của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?-1

Nút "Dừng khẩn cấp" được đặt bên phải ở đầu hoặc cuối thang cuốn.

Khi gặp sự cố kẹt thang chỉ cần nhất nút này, toàn bộ thang sẽ dừng hoạt động. Chính vì vậy, khi gặp trường hợp kẹt tay chân hoặc quần áo vào các khe trên thang cuốn, việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng tìm nút "Dừng khẩn cấp".

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không khẩn cấp, tuyệt đối không được nhấn nút này vì lúc này thang sẽ dừng đột ngột dẫn đến những người đang đứng trên đó bị mất thăng bằng và có thể ngã.

Ứng phó khi gặp sự cố bị thang "nuốt"

Việc đầu tiên khi gặp sự cố bị thang "nuốt" là nhanh chóng tìm vị trí của nút "Dừng khẩn cấp" để dừng thang.

Thông thường, nút dừng khẩn cấp được đặt vị trí ở đầu hoặc cuối thang cuốn, ở bên phải tay vịn. Việc nhớ và nắm rõ vị trí của nút này rất quan trọng, bởi hầu hết lúc này mọi người đều khá hoảng loạn, lo lắng mà quên sự hiện hiện của nút "thần thánh" này. 

Từ vụ bé gái bị thang cuốn nuốt cánh tay: Nút dừng khẩn cấp của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?-2

Việc sử dụng thang cuốn đang dần phổ biến.

Từ vụ bé gái bị thang cuốn nuốt cánh tay: Nút dừng khẩn cấp của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?-3

Từ vụ bé gái bị thang cuốn nuốt cánh tay: Nút dừng khẩn cấp của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?-4

Hai chiều lên xuống của thang cuốn thường xảy ra sự cố.

Từ vụ bé gái bị thang cuốn nuốt cánh tay: Nút dừng khẩn cấp của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?-5

Từ vụ bé gái bị thang cuốn nuốt cánh tay: Nút dừng khẩn cấp của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?-6

Một số nơi sẽ có những quy định riêng về việc sử dụng thang cuốn.

Đồng thời việc dừng thang kịp thời sẽ giúp hạn chế tổn thương do thang cuốn gây ra. Chính vì vậy, mọi người hãy lưu tâm để có thể xử lý kịp thời khi phát hiện thang gặp sự cố.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thang cuốn, đặc biệt là có trẻ nhỏ mọi người cần lưu ý. Bởi một số nơi quy định, cấm trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng thang.

Từ vụ bé gái bị thang cuốn nuốt cánh tay: Nút dừng khẩn cấp của thang cuốn nằm ở đâu, làm thế nào để ứng phó cho kịp?-7

Bám vào tay vịn trước khi bước lên thang. Chú ý bước vào khoảng cách giữa 2 bậc, không bước vào vạch kẻ ngang có trên thang cuốn vì đó là đường gấp tạo thành 2 bậc.

Khi đứng trên bậc thang, bạn nên đứng cả hai chân lên cùng một bậc, không đứng bậc trước bậc sau.

Sử dụng tay vịn đúng cách. Không tựa lưng vào tay vịn hay quay ngang người, quay lại phía sau - tránh tình trạng mất thăng bằng hay kịp thời xử lý khi có sự cố.

Đối với những thang không cấm trẻ em, người lớn nên cầm tay và đặt trẻ em đứng vào khoảng giữa của bậc thang cuốn. Trẻ em dưới 6 tuổi tốt nhất nên được bế để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh sự tiện lợi, hệ thống thang cuốn tại các siêu thị và trung tâm thương mại còn tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường đối với người sử dụng đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong những năm qua, những vụ tai nạn đáng tiếc liên quan đến thang cuốn liên tiếp xảy ra, đặc biệt tại các siêu thị, trung tâm thương mại và khu vui chơi dành cho trẻ em.

Với cơ chế hoạt động dạng băng chuyền của thang cuốn, trẻ nhỏ có thể bước hụt, trượt chân ngã thậm chí bị cuốn tay, chân vào băng chuyền dẫn đến tổn thương nghiêm trọng.

Để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi khách hàng sử dụng thang cuốn tại các siêu thị hay trung tâm thương mại, đơn vị quản lý cần có những biển báo, quy định và bảng hướng dẫn sử dụng thang cuốn an toàn và đúng cách tại các khu vực cầu thang cuốn.

Đối với khách hàng sử dụng thang cuốn đặc biệt là các phụ huynh có con nhỏ, chuyên gia khuyến cáo nên giữ tay vịn khi sử dụng thang, không để trẻ em đi một mình hay leo trèo trên thang cuốn, nên bế trẻ nhỏ khi sử dụng thang, để trẻ lớn đứng giữa thang cuốn và nắm tay người đi cùng, không sử dụng nạng hay giày cao gót khi đi thang cuốn.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tu-vu-be-gai-bi-thang-cuon-nuot-canh-tay-nut-dung-khan-cap-cua-thang-cuon-nam-o-dau-lam-the-nao-de-ung-pho-cho-kip-162202212190154974.htm

thang cuốn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.