Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản

Sinh ra và lớn lên ở một xóm đạo của xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, Văn Toản say mê với trái bóng từ nhỏ.

Sinh ra và lớn lên ở một xóm đạo của xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, Văn Toản say mê với trái bóng từ nhỏ.

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-1

Sau một số biến cố trong sự nghiệp, Văn Toản đang lấy lại phong độ trên sân

Lập gia đình muộn, ông Sáng và bà Mơ sinh cậu con trai đầu lòng Văn Toản khi ông đã ngoài 30. Ông nói, Toản còn một cậu em trai nữa đang học lớp 12.

Cả hai anh em Toản đều có chiều cao nổi bật nhờ gien từ gia đình bên nội. ‘Ông nội Toản, các cô chú đều cao cả, nên Toản cao 1m86 là vì thế’.

Sinh ra và lớn lên ở một xóm đạo của xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, Văn Toản say mê với trái bóng từ nhỏ. Cả gia đình không ai theo nghiệp thể thao, hầu hết các cô chú trong gia đình đều làm nông.

Bố mẹ Toản trước kia cũng làm ruộng, nhưng từ khi các khu công nghiệp mọc lên quanh nhà, bố mẹ cậu quyết định đi làm công nhân trong nhà máy. Kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn từ đó.

Bà nội Văn Toản nhớ lại: ‘Ngày xưa có ông nội nó cũng mê bóng đá lắm. Bây giờ ông mất rồi, nhưng khi xưa không có trận đấu nào thiếu ông ấy. Không có ông ấy là không thắng được. Ông ấy cũng giữ vị trí thủ môn như thằng Toản bây giờ’.

Kể về tuổi thơ của con trai, ông Sáng chia sẻ, ông là người đồng hành cùng con từ năm 11 tuổi. ‘Mỗi tuần, tôi đưa đón con đi đi về về từ nhà lên Nhà thi đấu Cánh Diều ngoài thành phố. Cứ sáng thứ Hai đưa đi, chiều thứ 7 lại đón về’.

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-2

Chị Lương Thị Mơ (đứng) đã từng có lúc xót xa khi con trai quyết định dấn thân theo sự nghiệp bóng đá. Ảnh: Nguyễn Thảo

11 tuổi, Toản đã phải xa bố mẹ đi tập luyện cách nhà 20km. Cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn bỗng nhiên phải sống tự lập, gò mình vào khuôn khổ của đội bóng, chắc chắn không thể tránh khỏi những khi nhớ nhà, nhớ mẹ. Nhưng Toản vẫn thích đi, cứ khi nào về nhà được vài ngày, cậu lại đòi đi.

Trong khi ông Sáng ủng hộ đam mê của con hoàn toàn thì lúc ấy, bà Mơ lòng đầy rối bời. ‘Thằng bé mới 11 tuổi, còn chưa suy nghĩ được thấu đáo nên là mẹ, tôi không biết cháu có thực sự muốn theo con đường này lâu dài không. Thấy con 2 giờ chiều phải ra sân đày nắng, người đen nhẻm, ai mà chẳng xót con. Đang ở nhà được bố mẹ chăm bẵm, bỗng dưng phải sống tự lập, xa nhà, đã có những lúc tôi khuyên can cháu suy nghĩ lại’.

Nhưng đam mê của Toản ngày một cháy bỏng, người mẹ không ngăn được con đường cậu con trai đã chọn.

‘Ngày nhỏ, tôi cứ cầm quả bóng nhựa, tâng lên tâng xuống là thằng Toản ăn hết đĩa bột’ – ông Sáng nhớ lại hình ảnh đầu tiên cậu con trai được tiếp xúc với trái bóng.

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-3

Ông Nguyễn Văn Sáng - người ủng hộ và đồng hành cùng con trai theo đuổi niềm đam mê với trái bóng. Ảnh: Nguyễn Thảo

Lớn hơn, khi học lớp 2, lớp 3, Toản suốt ngày lấy dép kê ‘côn’ làm khung thành tập sút và bắt bóng. ‘Nhiều khi không có bóng, nó quấn cả lá chuối, bọc ngoài bằng nilon thành quả hình tròn để đá với bọn trẻ con trong xóm’ – một người chú của Toản nhớ lại.

Ngày ấy, kinh tế gia đình còn khó khăn, họ hàng bên ngoại cũng không ai giàu có. Mỗi lần Toản về thăm nhà, các bác chỉ cho cháu được hộp sữa tươi để động viên.

‘Có lần thầy dặn phải lên tập sớm nhưng bố nó bảo để mai bố đưa đi, nó ngồi khóc thút thít vì sợ thầy phạt’ – bà nội của cậu góp chuyện.

Trong mắt bố mẹ và các bác, Toản là cậu bé hiền lành, ngoan ngoãn, đi học lúc nào cũng được thầy cô quý mến. ‘Đám bạn gái hay gọi nó là ‘bánh bao’ vì cái mặt tròn như bánh bao’ – bà Mơ kể.

Hỏi chuyện bạn gái của Toản, bà Mơ bảo hôm trước cũng có hỏi con ‘trên mạng nói con có bạn gái rồi à?’ thì Toản bảo ‘con chưa có, con phải tập trung cho sự nghiệp trước đã’.

Bà Mơ bảo: ‘Trên mạng có nhiều người giả danh Toản, nói chuyện này chuyện kia nhưng không phải. Nó chẳng chia sẻ gì đâu. Lúc nào, con cũng nói với tôi là muốn tập trung cho sự nghiệp trước, rồi mới nghĩ đến chuyện tình cảm sau’.

Bận rộn với lịch tập, lịch thi đấu nhưng Toản và bố mẹ vẫn thường xuyên gọi điện cho nhau. ‘Hôm nào con thi đấu không tốt thì bố mẹ động viên. Hôm nào con thi đấu tốt thì chúng tôi cổ vũ cháu phát huy. Lúc nào chúng tôi cũng dặn con yên tâm, ở nhà bố mẹ luôn ủng hộ con’.

Bà Mơ bảo, nhiều khi ra đường mọi người cứ hỏi trận tới Toản có ra sân không, ‘tôi bảo tôi không biết, nhiều người nghĩ chắc tôi nói dối. Nhưng quả thực Toản cũng chỉ biết trước khoảng 1 tiếng đồng hồ’.

Trận chung kết với Indonesia tối nay, đại gia đình Toản và cả xóm đạo tập trung ở nhà ông Sáng, bà Mơ để cùng cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam, cho chàng cầu thủ của cả xóm.

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-4

Phông bạt đã sẵn sàng cho trận chung kết lúc 19h tối nay

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-5

Rất đông người thân, hàng xóm đã có mặt tại nhà Văn Toản từ buổi chiều

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-6

 Gia đình chuẩn bị 30 mâm cỗ để mời mọi người

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-7

Chăm chú theo dõi lại các trận đấu trước

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-8

Đồ ăn được chuẩn bị trong gian bếp nhỏ

Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản-9

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gioi-tre/van-toan-ngay-con-ke-dep-lam-cau-mon-quan-la-chuoi-lam-bong-596571.html?fbclid=IwAR3_kGRoBlXuSPLMlFhxJrWJDxZ5t8cGohHsuLSz7NkTey2XJP2VHjV4U7I

thủ môn Văn Toản

SEA Games


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.