- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao 7 ngày liên tiếp Hà Nội "dẫn đầu" cả nước về số ca mắc Covid-19?
7 ngày liên tiếp, Hà Nội "dẫn đầu" cả nước về số ca mắc Covid-19. Hiện nay, 6/8 quận "vùng cam" đã ban hành hướng dẫn siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch.
7 ngày liên tiếp "dẫn đầu" cả nước, hơn 10.000 F0 điều trị tại nhà
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 25/12 ghi nhận "kỷ lục" 1.879 ca mắc Covid-19. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp, Hà Nội "dẫn đầu" cả nước về số ca nhiễm. Cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4), thành phố có tổng 37.522 ca, trong đó 13.539 ca cộng đồng và 23.983 người đã được cách ly.
Dịch lan ra toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, quận Đống Đa vượt 4.000 ca mắc với tổng số 4.040 F0.
Các quận, huyện vượt 1.000 ca mắc gồm: Hoàng Mai (3.736), Hai Bà Trưng (2.570), Ba Đình (2.196), Nam Từ Liêm (2.151), Thanh Xuân (1.994), Long Biên (1.954), Hà Đông (1.818), Thanh Trì (1.758), Gia Lâm (1.725), Đông Anh (1.645), Bắc Từ Liêm (1.516), Hoàn Kiếm (1.119).
Các quận, huyện từ 500 đến dưới 1.000 ca gồm: Cầu Giấy (974), Thường Tín (922), Tây Hồ (919), Chương Mỹ (902), Mê Linh (846), Quốc Oai (763), Hoài Đức (721), Sóc Sơn (570), Thanh Oai (534).
Các quận, huyện, thị xã dưới 500 ca gồm: Đan Phượng (432), Ứng Hòa (332), Mỹ Đức (307), Thạch Thất (304), Ba Vì (250), Phú Xuyên (218), Sơn Tây (195), Phúc Thọ (111).
Tình hình dịch Covid-19 tại cộng đồng trong đợt dịch thứ 4 (Nguồn: CDC Hà Nội)
Về công tác điều trị, hiện Hà Nội có 19.730 F0 đang được điều trị, trong đó 2.386 ca tại bệnh viện; 2.470 ca tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố; 4.840 ca cơ sở thu dung của quận, huyện và 10.034 người đang cách ly điều trị tại nhà (giảm 123 người so với ngày 24/12). Số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 205.
Về công tác tiêm chủng, đối với người trên 18 tuổi, toàn thành phố đã tiêm được 5.352.873 mũi 1, 5.162.488 mũi 2, 112.573 mũi bổ sung và 39.092 mũi nhắc lại.
Đối với người trên 50 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 98,4%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 95,4%. Số lượng mũi bổ sung đã tiêm là 19.329 và số lượng mũi nhắc lại đã tiêm là 2.595.
Đối với người trên 65 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 97,4%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 94,4%. Số lượng mũi bổ sung đã tiêm là 7.895 và số lượng mũi nhắc lại đã tiêm là 866.
Đối với trẻ từ 12 - 14 tuổi, Hà Nội đã tiêm 366.316 mũi 1 (đạt tỷ lệ 98,1%) và 69.877 mũi 2.
Đối với trẻ từ 15 - 17 tuổi, Hà Nội đã tiêm 300.321 mũi 1 (đạt tỷ lệ 99,1%) và 250.346 mũi 2.
Vì sao số ca mắc tại Hà Nội "dẫn đầu" cả nước?
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội là đô thị lớn, mật độ dân cư đông, giao thương, đi lại, di biến động của người dân từ Hà Nội với các tỉnh cũng như từ các tỉnh đến Hà Nội rất phức tạp. Hà Nội cũng là thành phố có nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhiều khu công nghiệp. Hơn nữa, số người nhập cảnh trong thời gian qua tăng cao.
Ngoài hệ thống cơ sở xét nghiệm, người dân cũng có thể tự xét nghiệm bằng test nhanh và thông báo với chính quyền địa phương, y tế cơ sở xác nhận và quản lý tại địa bàn cũng là lý do số ca nhiễm tăng cao trong những ngày gần đây. Ngoài ra, tâm lý chủ quan của một bộ phận người dân đã tiêm chủng vaccine.
"Hà Nội thực hiện rất nghiêm túc chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Mặc dù số ca mắc tăng cao trong những ngày gần đây nhưng quan trọng nhất là thành phố vẫn chủ động kiểm soát dịch", bà Hà nói.
Hà Nội đã phân cấp các quận, huyện chủ động siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, thành phố kịp thời điều chỉnh các biện pháp hành chính phù hợp như có thể xem xét dừng, hạn chế các hoạt động tập trung đông người, các hoạt động lễ hội, tôn giáo... Trong quá trình phòng chống dịch quan trọng nhất là phải nghiêm khắc với các hành vi vi phạm công tác phòng chống dịch.
Thành phố cũng đã phân cấp đến các quận, huyện để đánh giá cấp độ dịch, chủ động thực hiện áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp với cấp độ dịch nhằm mục tiêu đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân, để người dân đón Tết an toàn và trọn vẹn.
6/8 quận "vùng cam" siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Theo đánh giá cấp độ dịch ngày 24/12, Hà Nội có 8 quận ở cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao), gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm và Tây Hồ.
Theo quy định, 8 quận này sẽ phải siết chặt nhiều hoạt động phòng, chống dịch; dừng bán hàng ăn uống tại chỗ. Trong số 8 địa phương này, quận Đống Đa và Hai Bà Trưng trước đó đã yêu cầu nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về từ ngày 13 và 19/12.
Cập nhật đến chiều 25/12, các quận Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ đã quyết định điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Trong đó, toàn bộ 2 quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm sẽ bắt đầu triển khai từ 12h ngày 26/12; toàn bộ quận Ba Đình và 13 phường thuộc quận Hoàng Mai sẽ từ 12h ngày 27/12.
Như vậy đến nay, 6/8 quận "nguy cơ cao" của Hà Nội đã siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch.
Các biện pháp siết chặt phòng, chống dịch khi nâng cấp độ dịch lên mức "nguy cơ cao" gồm:
- Hạn chế các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu những người tham gia phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.
- Tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người.
- Đối với dịch vụ nhà hàng, quán ăn, uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
- Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm.
- Các cơ sở lưu trú hoạt động được phép hoạt động không quá 50% công suất.
- Các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp, chuyển sang dạy và học theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, tất cả người dân trên địa bàn thành phố, khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.
Chi tiết những khu vực "nguy cơ cao" và dừng bán hàng ăn uống tại chỗ (Thiết kế: Thủy Tiên)
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
-
Pháp luật59 phút trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật1 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội2 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội2 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội5 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội5 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội6 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội6 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội6 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật7 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội7 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội9 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội9 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội10 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.