- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao không thể lấy tạng của tử tù hiến, ghép cho người sống?
Phó chủ tịch Hội ghép tạng cho biết để lấy tạng tử tù ghép được cho người sống thì phải làm sai quy trình thi hành án, tức là lấy trước khi tiêm thuốc. Điều này có thể phạm tội.
Phó chủ tịch Hội ghép tạng cho biết để lấy tạng tử tù ghép được cho người sống thì phải làm sai quy trình thi hành án, tức là lấy trước khi tiêm thuốc. Điều này có thể phạm tội.
Ngày 9.7, TAND TP.HCM tuyên bản án tử hình đối với Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, quê An Giang) về tội Giết người, 8 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.Trước đó, khi được nói lời sau cùng, tử tù này đã xin được hiến tạng cho y học. "Bị cáo xin pháp luật cho bị cáo hiến tạng cho y học để được cảm thấy thanh thản”, Tình nói.
Đây không phải lần đầu có tử tù xin hiến tạng. Trước đó, Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người trong một gia đình Bình Phước) và Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi, thủ phạm sát hại 2 người trong một vụ cướp tại Hà Nội) cũng có mong muốn tương tự.
Vậy nguyện vọng của Tình cũng như những tử tù khác có được chấp nhận?
Bất khả thi
Trao đổi với PV xoay quanh việc tử tù xin hiến tạng, GS. TS. Trần Ngọc Sinh, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội ghép tạng Việt Nam, cho rằng tử tù hay người phạm trọng tội mong muốn hiến tạng để làm việc thiện thì điều đó rất đáng trân trọng và luật pháp cũng không ngăn cấm điều đó.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Tuy nhiên, giáo sư cho rằng điều này khó thực hiện, nếu không nói là bất khả thi.
"Về nguyên tắc, muốn lấy tạng một người ghép cho người còn sống thì cơ quan đó phải còn nguyên vẹn và đảm bảo các yếu tố như tim ngừng đập hoàn toàn và phải thực hiện lấy tạng gấp rút trong vòng 45 phút. Tuy nhiên, với quy định thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc thì các cơ quan cơ thể (tạng phủ) sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được. Như vậy, khi thi hành án xong thì không lấy được bộ phận nào của cơ thể có thể tái sinh để ghép cho người được", giáo sư Sinh nói.
Phó chủ tịch thường trực Hội ghép tạng cho biết giới y học không ủng hộ việc cho phép tử tù hiến tạng. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới đều không dùng tạng, tức các bộ phận cơ thể người của tử tù để ghép cho người sống.
Nguyễn Hữu Tình có nguyện vọng được hiến tạng sau khi chết. Ảnh: Lê Quân.
"Khoảng 10 năm trước, khi bức xúc về nguồn tạng hiến, tôi trò chuyện với chuyên gia người Bỉ có tay nghề hơn tôi rất nhiều, ông nói mình đừng nghĩ đến chuyện lấy bộ phận cơ thể của tử tù vì gặp rắc rối nhiều vấn đề: Sinh học, pháp lý, đạo đức", giáo sư kể.
Lấy tạng để ghép sẽ phạm tội?
Giáo sư Trần Ngọc Sinh cho hay để lấy được bộ phận cơ thể của tử tù ghép cho người sống thì phải làm sai quy trình thi hành án, tức là phải lấy trước khi tiêm thuốc. Như vậy thì người thực hiện việc lấy tạng, ghép tạng có thể phạm tội.
"Từng có nhiều vụ bị lên án, khó để vượt qua nguyên tắc pháp lý là lấy mô tạng còn tươi, có thể tái sinh; trong khi thi hành án tử thì người đó phải thật sự chết", ông Sinh nói.
Giáo sư cũng nêu vấn đề là sẽ có ý kiến cho rằng tại sao lại bỏ sót nguồn tạng từ tử tù, nhưng ông cho rằng không thể vì sự khan hiếm nguồn tạng mà làm điều không thể. Vì thật sự nguồn tạng từ tử tù không nhiều, trong khi hệ lụy lại quá nhiều.
Ngoài ra, ông cũng cho biết mặc dù bộ phận cơ thể người không ảnh hưởng gì đến gen ác hay thiện khi cho - nhận, nhưng ở một số nước, người nhận tạng bày tỏ quan điểm từ chối tạng của tử tù.
Mong muốn hiến tạng của tử tù pháp luật không cấm nhưng bất khả thi. Ảnh: Lê Quân.
Do đó, ông cho rằng thay vì ngồi băn khoăn việc xin hiến tạng của tử tù thì chúng ta nên vận động người dân có ý nguyện thực hiện việc này sớm. Với con số khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm, Phó chủ tịch Hội ghép tạng hy vọng 1/10 trong số đó tự nguyện hiến tạng thì sẽ có 2.000 quả thận để ghép. Trong khi đó, ông cho biết hơn 10 năm từ khi có luật Hiến tạng chết não nhưng số người hiến chưa tới 200.
"Đây là nguồn rất lớn đang bỏ phí. Chỉ mong các tổ chức xã hội tập trung vào chuyện đó vì hiến tạng là điều tốt. Mình chết đi rồi nhưng những bộ phận cơ thể của mình sẽ tái sinh trong cơ thể người khác. Điều đó thật ý nghĩa", Tổng thư ký Hội ghép tạng bày tỏ.
Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: "Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật". Điều 5 luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 cũng quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác". |
Theo Zing
-
Pháp luật1 giờ trướcCần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.
-
Pháp luật2 giờ trướcNghe tiếng kêu cứu, nhiều người dân ở Long An chạy đến kiểm tra phòng trọ thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động, thương tích nặng do có vết dao đâm vào bụng.
-
Pháp luật2 giờ trướcThông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.
-
Pháp luật2 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
-
Pháp luật2 giờ trướcCông an TP Thanh Hóa vừa đồng loạt ra quân triệt phá đường dây "tín dụng đen" cho vay với lãi suất "cắt cổ", bắt giữ 17 người liên quan
-
Pháp luật2 giờ trướcVận chuyển 30 bánh heroin, 18kg thuốc lắc, 21kg ketamin, 20kg ma túy tổng hợp dạng đá từ Lào qua Việt Nam, 2 đối tượng người Lào vừa lĩnh án tử.
-
Pháp luật2 giờ trướcCơ quan công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM để phục vụ công tác điều tra.
-
Pháp luật2 giờ trướcBà Nguyễn Thị L. chuyển tiền cho Ngọc và Long để chồng có thể ghép thận nhưng bị hai người này lừa đảo, chiếm đoạt trên 250 triệu đồng.
-
Xã hội4 giờ trướcLãnh đạo phường Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết, gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn là của người dân bình thường, được chôn cất cách đây từ 50-70 năm.
-
Xã hội4 giờ trướcNgười bị trừ hết điểm giấy phép lái xe hạng A1 sẽ tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
-
Xã hội4 giờ trướcNgoài lực lượng công an, một nhóm thiện nguyện ở Quảng Nam cũng đưa tàu lặn đến hỗ trợ gia đình tìm kiếm 2 nạn nhân rơi từ cầu treo mất tích.
-
Pháp luật4 giờ trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Xã hội4 giờ trướcSau khi hình ảnh chiếc ô tô Matiz 'đậu' trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận mạng xã hội, chính quyền địa phương đã vận động gia đình chủ xe di dời chiếc xế hộp nhằm đảm bảo an toàn trong khu dân cư.
-
Xã hội4 giờ trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.