Những ai được quyền vào phòng xét xử Nguyễn Hữu Linh?

Đây là phiên tòa xử kín nhằm bảo vệ người bị hại tránh khỏi những tổn thương tâm lý...

Đây là phiên tòa xử kín nhằm bảo vệ người bị hại tránh khỏi những tổn thương tâm lý...

Sáng nay (23/8), TAND quận 4 (TP HCM) đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Linh (SN 1958, cựu Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng) về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" theo khoản 1 (Điều 146, Bộ luật Hình sự năm 2015). Thẩm phán Nguyễn Thị Thanh Thảo - Phó Chánh án sẽ làm chủ tọa phiên tòa. Luật sư bào chữa cho bị cáo là luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TPHCM).

Theo đó, phiên tòa sẽ được xử kín vì liên quan đến người chưa thành niên.

Luật sư Nguyễn Thu Anh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai. Mặc dù là xét xử kín, nhưng khi tuyên án thì phải công khai. Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết.

Theo Điều 8 Thông tư 02/2018 của chánh án TAND Tối cao thì người đại diện của người dưới 18 tuổi phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của tòa án. Tuy nhiên, phía người bị hại không cần luật sư bảo vệ quyền lợi mà cơ quan tố tụng chỉ định, đồng thời có đơn xin xét xử vắng mặt và đề nghị tòa xử kín. TAND quận 4 xét yêu cầu của gia đình bị hại là hợp pháp nên tòa chấp nhận.

Mặt khác, căn cứ Điều 103 (Hiến pháp năm 2013) quy định về nguyên tắc xét xử: "Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín". Bên cạnh đó, theo điểm d (khoản 1, Điều 7, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC) quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán:

Tòa án phải xét xử kín đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì tòa cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tuy nhiên, tòa chỉ đọc phần quyết định trong bản án, chứ không đọc toàn bộ bản án.

Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm ngày 25/6, ông Linh không thừa nhận hành vi dâm ô đối với trẻ em. Ông Linh chỉ thừa nhận hành vi ôm, hôn bé gái 3 lần ở thang máy. Bị cáo này thừa nhận tay phải vịn vào má trái bé gái, tay trái cầm điện thoại và hôn bằng mũi lên má phải bé gái rồi buông ra. Sau đó, ông Linh tiếp tục dùng tay phải ôm choàng ra sau lưng và đặt tay lên vai trái bé gái và hôn lên má trái cháu.

Chỉ ít giờ mở phiên xử, TAND quận 4 đã trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm rõ giám định trên từ 21 giờ 10 phút 11 giây đến 21 giờ 10 phút 18 giây bàn tay trái của ông Linh có chạm vào phần cơ thể phía trước của bé gái hay không.

Trong quá trình điều tra bổ sung, Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an TP HCM) cho rằng, do hình ảnh khuất khỏi tầm quan sát của camera nên không đủ cơ sở kết luận giám định trong khoảng thời gian từ 21 giờ 10 phút 11 giây đến 21 giờ 10 phút 18 giây, bàn tay trái của ông Nguyễn Hữu Linh có chạm vào phần cơ thể phía trước thân người của bé gái hay không.

Dù vậy, VKSND quận 4 vẫn bảo lưu quan điểm ông Linh phạm tội và chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp để xét xử bị cáo này tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi".

Theo GiadinhNet


Nguyễn Hữu Linh

sàm sỡ bé gái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.