- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vụ lừa đảo xuyên biên giới gần 1.000 tỷ đồng: Các bị hại có được trả lại tiền?
Từ tháng 5/2024 đến nay, các đối tượng trong đường dây này đã lừa đảo chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 bị hại trên cả nước.
Thông tin Công an tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng triệt phá thành công đường dây lừa đảo hoạt động ở Campuchia đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Theo báo điện tử VTV, gần 60 đối tượng bị bắt giữ. Trong số này, có nhiều đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đối tượng quản lý, có vai trò quan trọng trong ổ nhóm.
Từ tháng 5/2024 đến nay các đối tượng chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13 nghìn bị hại trên cả nước. Nhóm đối tượng hoạt động tại khu vực Tam Thái Tử, thành phố Bà Vẹt, tỉnh Svay Riêng, Campuchia. Thủ đoạn lừa đảo chính là giả danh Công an cấp phường, Công an cấp huyện, cán bộ ngành thuế, ngành điện, ngành giáo dục gọi điện thoại yêu cầu bị hại cập nhật thông tin căn cước công dân, nộp hồ sơ nhập học trực tuyến, khám sức khỏe, kê khai thuế,… chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người dân.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố 42 đối tượng, tạm giữ hình sự 38 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời tiếp tục điều tra mở rộng vụ án về các hành vi có dấu hiệu của tội: Rửa tiền và Tổ chức cho người khác trốn, ở lại nước ngoài trái phép và truy bắt các đối tượng liên quan.
Các đối tượng tại cơ quan điều tra. Ảnh: TTXVN.
Theo báo Tin tức, ngày 1/2, luật sư Đỗ Minh Hiển, Văn phòng luật sư JVN (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, khả năng thu hồi tiền để trả cho các bị hại phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều tra của cơ quan Công an. Thủ đoạn phạm tội của nhóm đối tượng này không mới, đó là tạo ra các kịch bản, mạo danh cơ quan Công an để dẫn dụ bị hại cài các phần mềm, đường link chứa mã độc nhằm chiếm quyền điều khiển điện thoại, tài khoản ngân hàng của bị hại.
“Sau khi chiếm đoạt được tiền sẽ chuyển sang các dạng tiền kỹ thuật số khác để che giấu hành vi phạm tội; đồng thời rửa tiền để biến các ‘đồng tiền bẩn’ kiếm được do phạm tội mà có thành các khoản tiền hợp pháp”, luật sư Đỗ Minh Hiển cho biết.
Trong vụ án này có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng là ông chủ người nước ngoài và các đối tượng người Việt Nam thực hiện hành vi phạm tội tại nước ngoài (Campuchia). Môi trường phạm tội là không gian mạng nên việc đấu tranh với các đối tượng phạm tội gặp rất nhiều khó khăn.
Theo luật sư Đỗ Minh Hiển, bước đầu cơ quan Công an đã khởi tố 38 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quá trình điều tra, khi có đủ căn cứ, cơ quan Công an có thể khởi tố thêm các tượng về các tội Rửa tiền, tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn, ở lại nước ngoài trái phép.
Tùy thuộc vào vai trò, tính chất, mức độ phạm tội, số tiền đã chiếm đoạt, giá trị tiền, tài sản phạm tội, số tiền thu lợi bất chính mà các đối tượng này có thể phải chịu các mức hình phạt với tội danh tương ứng.
“Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với số tiền chiếm đoạt lên tới 1.000 tỷ và số lượng bị hại đặc biệt lớn (13.000 người bị hại), các đối tượng trong vụ án phạm tội với nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: Phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội 2 lần trở lên do đó mức hình phạt các đối tượng phải chịu là phạt tù từ 12 năm, 20 năm hoặc Tù chung thân theo khoản 4, Điều 174 Bộ Luật hình sự (BLHS)”, luật sư Đỗ Minh Hiển nhận định.
Ngoài ra, các đối tượng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đối với tội Rửa tiền, tùy thuộc vào giá trị tiền, tài sản phạm tội hoặc số tiền thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội các đối tượng có thể phải chịu hình phạt cao nhất đến 15 năm tù đối với giá trị tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc số tiền thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, quy định tại Khoản 3, Điều 324 BLHS. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị tịch thu một phần hoặc tài sản. Đối với tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài, ở lại nước ngoài trái phép, tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm tội, số lượng người trốn, ở lại nước ngoài trái phép, hoặc số tiền thu lợi bất chính các đối tượng có thể bị phạt tù cao nhất đến 15 năm tù nếu số người trốn, ở lại nước ngoài trái phép từ 11 người trở lên hoặc số tiền thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên (Khoản 3 Điều 349 BLHS).
“Trong vụ án này, khả năng thu hồi tiền để trả cho các bị hại phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều tra của cơ quan Công an và chắc chắn việc thu hồi số tiền bị chiếm đoạt sẽ rất khó khăn. Vì vậy, sự hợp tác, phối hợp với Cơ quan Công an của các bị hại là rất cần thiết nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án; đồng thời cũng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bị hại”, luật sư Đỗ Minh Hiển cho biết.
Theo luật sư Hoàng Anh Sơn, Đoàn luật sư TP.HCM, hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được quy định tại Điều 174, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ các tội như: Rửa tiền và tổ chức cho người khác trốn, ở lại nước ngoài trái phép và truy bắt các đối tượng liên quan để xử lý.
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
Xã hội2 giờ trướcChiều 1/2, do lượng lớn phương tiện từ các tỉnh đổ về Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khiến giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ùn ứ kéo dài hơn 2km.
-
Xã hội3 giờ trướcKhi chiếc xe bồn đang tiếp nhiên liệu vào bể chứa của cây xăng, thì ngọn lửa bất ngờ bùng phát, làm đường ống dẫn xăng dầu bốc cháy nghi ngút.
-
Xã hội3 giờ trướcTrưa ngày 1/2 (mùng 4 Tết), quán bún riêu ở 54 Bạch Mai (Hà Nội) "cửa đóng, then cài", không biển hiệu. Đây là quán vừa gây "bão" khi bị phản ánh thu của khách 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết).
-
Xã hội5 giờ trướcVụ tai nạn liên hoàn 4 ô tô trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khiến giao thông ùn tắc kéo dài 8km.
-
Xã hội6 giờ trướcTháng 2/2025, nhiều chính sách, quy định có hiệu lực thi hành, trong đó công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.
-
Xã hội7 giờ trướcSáng nay (1/2), lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh Bắc Ninh) nhanh chóng dập tắt đám cháy giải cứu 6 người ra ngoài an toàn.
-
Xã hội11 giờ trướcChưa hết Tết, người dân đổ xô trở lại TP HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất
-
Mạng xã hội13 giờ trướcTết là ngày đoàn viên, thế nhưng, mỗi khi nhìn cha mẹ đã luống tuổi nhưng vẫn phải lủi thủi một mình trong ngày đầu năm mới, mỗi người trong chúng ta đều không khỏi chạnh lòng.
-
Thời sự14 giờ trướcThủ tướng gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình 7 người tử vong trong vụ ô tô lao xuống mương nước trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, chiều 30/1.
-
Thời sự15 giờ trước"Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, UBND phường đã chỉ đạo lực lượng công an và y tế phường xác minh, làm rõ. Trước mắt, phường đình chỉ hoạt động của quán, sau đó làm rõ có hay không việc "chặt chém" để tiếp tục xử lý".
-
Xã hội15 giờ trướcSau chuỗi ngày mưa phùn và sương mù, thời tiết miền Bắc sẽ đón chào ngày mới với nắng xuân ấm áp, nhiệt độ tăng nhẹ. Miền Trung và Nam Bộ tiếp tục duy trì trạng thái nắng ráo, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, du xuân.
-
Xã hội1 ngày trướcThủ tướng giao tỉnh Nam Định, Bộ Công an chỉ đạo điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn ô tô 7 chỗ lao xuống mương nước khiến 7 người tử vong.
-
Xã hội1 ngày trướcTang thương bao trùm thị trấn Giao Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) khi 7 người trong một gia đình gặp nạn trên chuyến xe định mệnh, vĩnh viễn rời xa người thân.
-
Xã hội1 ngày trướcSức khỏe 2 nạn nhân trong vụ ô tô lao xuống mương nước ở TP Nam Định đã ổn định, 7 người tử vong đang được gấp rút lo hậu sự...