Xác minh người nâng đỡ nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk

Cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ quá trình bà Trần Thị Ngọc Ái Sa vào làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk và quá trình giới thiệu, kết nạp Đảng.

Cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ quá trình bà Trần Thị Ngọc Ái Sa vào làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk và quá trình giới thiệu, kết nạp Đảng.

Hôm nay, ông Nguyễn Thượng Hải, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, cơ quan chức năng của Tỉnh ủy đang tiến hành các bước để xem xét kỷ luật đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo) về việc bà này dùng bằng cấp 3 của chị gái để vào làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy.

Theo ông Hải, sau khi có kết quả kiểm tra, xác minh cụ thể, hình thức kỷ luật bà Thảo phải nhận có thể sẽ bị cách hết chức vụ, xóa tên Đảng viên hoặc khai trừ Đảng.

Xác minh người nâng đỡ nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk-1

Bà Trần Thị Ngọc Thảo được xác định dùng bằng cấp, tên của chị gái để đi học, làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk

Ngoài ra, Tỉnh ủy cũng sẽ thành lập tổ công tác để thẩm tra, xác minh về quá trình tiếp nhận, giới thiệu, kết nạp Đảng đối với bà Ngọc Thảo. Sau khi có kết quả, tùy lý do chủ quan hay khách quan, tổ chức sẽ tiến hành kỷ luật những cá nhân, tổ chức liên quan.

Cũng theo ông Hải, quan điểm của tỉnh là sai đến đâu, xử lý đến đó không bao che.

Trước đó, tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 4/10, ông Nguyễn Thượng Hải thừa nhận, có sai sót của các cán bộ từ cấp cơ sở đến Văn phòng Tỉnh ủy, Ban tổ chức Tỉnh ủy trong việc tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm bà Ái Sa (tức bà Thảo).

Ông Hải cho biết, thời điểm ông còn làm ở Ban tổ chức Tỉnh ủy (ông Hải mới chuyển sang làm Chánh Văn phòng Tỉnh ủy từ đầu tháng 10/2019) thì có nhận được đơn tố cáo bà Ngọc Thảo dùng tên, bằng cấp của chị gái để làm việc, đi học.

Xác minh người nâng đỡ nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk-2

Bà Ngọc Thảo dùng bằng cấp của chị gái là Trần Thị Ngọc Ái Sa để hờn thiện hồ sơ

Theo ông Hải, thực tế nếu không bị tố cáo, bà Thảo cũng thuộc diện phải rà soát về tiêu chuẩn cán bộ theo hướng dẫn của trung ương.

Quá trình kiểm tra, xác minh, bà Thảo đã thừa nhận việc dùng tên, bằng cấp của chị gái để đi học, làm việc.

Bà Thảo sau đó xin nghỉ phép, đồng thời làm đơn xin thôi việc tại Văn phòng Tỉnh ủy.

Tuy nhiên, theo ông Hải, tổ chức chưa chấp nhận cho bà Thảo nghỉ việc vì còn phải xử lý triệt để các sai phạm của bà Thảo và những người liên quan.

Ai nâng đỡ nữ trưởng phòng?    

Về việc tiếp nhận bà Thảo vào làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy, dư luận cho rằng, có sự “nâng đỡ” của lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, cụ thể là ông Bạch Văn Mạnh (nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, vừa được điều động giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ từ ngày 1/10).

Ông Nguyễn Thượng Hải thông tin, thời kỳ bà Ái Sa được kết nạp Đảng là vào năm 2013, ông Bạch Văn Mạnh đang làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Đến năm 2016, ông Mạnh được điều động về giữ chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy thì bà Ái Sa đã được kết nạp Đảng trước đó. Do đó, ông Mạnh không thể là người giới thiệu bà Sa kết nạp Đảng vào thời điểm nói trên.

Trao đổi với báo chí, ông Bạch Văn Mạnh cho biết, không có việc ông nâng đỡ cho bà Ngọc Thảo.

Theo ông Mạnh, bà Ngọc Thảo được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng Phòng Hành chính quản trị vào năm 2013. Lúc này, bà Ngọc Thảo đã là Đảng viên kiêm phó phòng nên không có việc ông giới thiệu bà Ngọc Thảo vào Đảng.

Xác minh người nâng đỡ nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk-3

Nhà khách tỉnh Đắk Lắk nơi bà Ngọc Thảo làm kế toán trưởng trước khi chuyển về công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk

Như VietNamNet thông tin, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973, tên thật Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975), giữ chức Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) bị tố cáo dùng bằng cấp, tên của chị gái để làm việc, thăng tiến.

Cơ quan chức năng Tỉnh ủy Đắk Lắk tiến hành kiểm tra, xác minh, xác định vào năm 1997, bà Ngọc Thảo theo chồng sang Đắk Lắk sinh sống.

Đến năm 1999, bà Thảo xin vào làm việc tại Xí nghiệp chế biến cà phê thuộc Công ty xuất nhập khẩu 2/9 (Doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Đắk Lắk).

Theo tường trình của bà Thảo, thời điểm này, doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có bằng tốt nghiệp THPT nhưng bà Thảo lại chưa học, chưa có bằng nên đã lấy bằng cấp của chị kế mình là Trần Thị Ngọc Ái Sa để hoàn thiện hồ sơ.

“Thời điểm xảy ra sự việc, tôi còn trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn và nông nổi. Chính vì muốn có việc làm để mưu sinh trong lúc gia đình rất khó khăn...". bà Thảo trình bày trong tường trình gửi tổ chức.

Trong đơn bà Thảo cũng thừa nhận vi phạm và xin thôi việc tại Văn phòng Tỉnh ủy.

Theo VietNamNet


bằng giả

làm giấy tờ giả


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.