Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: “Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”

Ở cái tuổi 70, đáng ra bà Lan đang được con cháu chăm bẵm xum vầy nhưng bà vẫn hàng ngày phải tự chữa bệnh và nuôi dưỡng người con trai tật nguyền.

Ở cái tuổi 70, đáng ra bà Lan đang được con cháu chăm bẵm xum vầy nhưng bà vẫn hàng ngày phải tự chữa bệnh và nuôi dưỡng người con trai tật nguyền. Ở bên kia con dốc của cuộc đời, bà chỉ còn mong khi mình “ngã xuống” người con trai bà sẽ có một nơi nương tựa yên bình qua ngày.

Số phận nghiệt ngã của người mẹ hơn 30 năm chăm sóc người con tật nguyền

Vào một buổi chiều tháng 8 dịu mát bình yên, chúng tôi đến thăm ngôi nhà nhỏ của bà Nguyễn Thị Lan (70 tuổi) và người con trai tật nguyền Nguyễn Văn Lâm (SN 1986) tại thôn Thọ Điền 1, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-1
Cỏ mọc um tùm 2 bên đường dẫn vào nhà bà Lan.

Trải qua những con đường quanh co hiu hắt, chúng tôi tìm được đến khu nhà 2 mẹ con bà Lan sinh sống. Chỉ tay vào một cánh cổng bé xíu, những gì có thể nhìn thấy bên trong chỉ là cây cỏ mọc um tùm một người dân nói: "Đó nhà bà Lan trong đó!".

Sau hàng lớp cỏ cây mọc um tùm, căn nhà nhỏ xiêu vẹo, tuềnh toàng của 2 mẹ con bà Lan dần lộ ra. Một chiếc xe đạp hội thiện nguyện tặng bà Lan, một chiếc xe lăn mà người ta mang đến làm từ thiện cho anh Lâm dựng ở hiên nhà nhỏ là hết… nhà chẳng còn gì.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-2
Căn nhà siêu vẹo của 2 mẹ con bà Lan nằm sâu trong vườn rậm rạp.

Hồi còn trẻ, bà Lan cũng có gia đình nhưng chẳng may mắn. Cắn răng chịu đựng đi làm vợ lẽ cho người, thời gian chung sống do không chịu được cảnh làm vợ lẽ nên bà xin về nương tựa mẹ đẻ. Khi ấy, bà đã mang thai anh Lâm được 6 tháng.

Một mình bà Lan cặm cụi ngày đêm nuôi mẹ già và con nhỏ. Anh Lâm từ khi sinh ra đã mắc bệnh bẩm sinh, nhà nội cũng chẳng ngó ngàng khi biết tin anh bị bại não. Từ đó, bà cứ một mình như thế, làm đủ mọi công việc để nuôi mẹ già và con nhỏ tật nguyền.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-3
Tài sản lớn nhất của 2 mẹ con bà Lan là chiếc xe đạp từ thiện và cái xe lăn của anh Lâm.

Ngày qua ngày, anh Lâm lớn lên trong sự chăm bẵm của bà và mẹ. Được một thời gian, mẹ bà Lan cũng qua đời để lại bà một mình chăm lo cho anh Lâm.

Lâm lớn nhưng chẳng đi được, chân tay co quắp. Anh không nói được cũng không làm việc gì được một mình. Mọi sinh hoạt từ lớn đến nhỏ đều phải bà Lan chăm sóc.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-4
Cái chuồng lợn cũ kỹ thậm chí còn chẳng nhốt được lợn. Thi thoảng, mấy con lợn được bà Lan vay tiền đem về nuôi lại chạy ra ngoài ủi ủi. Bán chẳng ai mua, vì người ta sợ dịch tả lợn Châu Phi.

"Được cái nó thương mẹ lắm, nói gì nó cũng hiểu mà nhưng không nói lại được thôi. Nuôi nó mãi dần nó cũng bò đi quét nhà, quét sân cho mẹ. Nó còn tự biết nấu nước sôi để nguội cho mẹ uống. Nói vẫn hiểu nhưng chỉ ú ớ chứ không nói được", bà Lan nghẹn ngào.

Lâm không nói được, không kiểm soát được chân tay, biểu cảm khuôn mặt nhưng Lâm hiểu mọi người nói gì và Lâm thương mẹ. Có lần, Lâm tự bò lê đi lấy gốc cây về nấu cám lợn cho mẹ. Chân tay không vững, anh làm đổ cả nồi cám lợn vào người bỏng cả đôi chân gầy dơ xương co quắp.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-5
Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà Lan đã nếm trải đủ mọi cay đắng để nuôi lớn người con tật nguyền.

Lâm biết mẹ chẳng còn tiền chữa, đàng nào chân cũng chẳng đi được. Lâm đau nhưng không khóc, mẹ bảo "rồi sẽ hết đau nhanh thôi", Lâm tin mẹ. Hàng xóm không kìm được lòng nên gom góp giúp đỡ đưa Lâm đi chữa trị. Lâm vẫn biết hết… nhưng chẳng nói được thành lời.

"Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao"

Sau hàng chục năm chăm bẵm người con tật nguyền, bà Lan không còn giữ được sức khỏe nữa. Khi đã ở cái tuổi xế chiều, căn bệnh cao huyết áp cũng tìm đến bà. Rồi một bên mắt bà cũng trở nên đau nhức rồi mờ hẳn, lúc này bà mới nhận ra mình đã già.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-6Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-7
Bệnh cao huyết áp bám lấy bà, một mắt đã mờ không thấy rõ. Bà chẳng biết những ngày tháng tiếp theo sẽ làm gì để nuôi con trai.


"Không có tiền chữa bệnh, nhiều khi đứng lên trời đất như quay cuồng rồi tối sầm lại. Cố gắng ngồi xuống cho đỡ rồi tiếp tục làm việc, không biết mình ngã ra thì sẽ ra sao nữa", bà Lan cấu chặt đôi bàn tay nhăn nheo in màu thời gian xám mờ nhìn về phía người con trai đang nhoẻn miệng cười trong vô thức.

Sau khi biết được hoàn cảnh của bà, người ta cũng giúp đỡ làm cái sổ bảo hiểm cho bà xin thuốc tại trạm y tế. Uống thuốc rồi bà lại đi làm, hết thuốc bà lại đạp xe vài cây số lên trạm y tế xin thuốc uống còn có sức đi làm tiếp.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-8Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-9
Chân tay co quắp, anh Lâm không đi được, cũng không gọi được tiếng "mẹ ơi". Từ khi sinh ra, anh cũng chẳng nói.

Thân gầy mảnh khảnh, nhiều khi bà đi không còn vững nhưng nghĩ đến người con trai, bà vẫn cặm cụi đồng áng kiếm mớ rau, bát cháo cùng con sống qua ngày. 2 mẹ con bươn trải nhờ vào 800.000 đồng/tháng tiền trợ cấp nhà nước dành cho Lâm.

Lâm lớn là thế nhưng từng những miếng cơm, miếng rau, bà Lan vẫn phải bón cho ăn. Đi vệ sinh hay những sinh hoạt nhỏ nhất, Lâm chẳng làm được.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-10Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-11
Trong nhà chẳng có gì, 3 chiếc ghế nhựa ọp ẹp, 1 cái bàn gỗ, 2 cái giường siêu vẹo.

Cố gắng là thế, nhưng ở cái tuổi 70, bà đâu còn gì để phấn đấu hay hi vọng cho bản thân. Được từ thiện cái tivi cho vui cửa vui nhà, mỗi lần thấy tivi hát về mẹ, bà Lan quay ra Lâm bảo: "Đấy, mẹ người ta thế, mẹ con cũng lo cho con đâu kém gì, có khi còn gấp cả chục lần".

Lâm cúi mặt xuống, chẳng nói được gì. Chẳng gọi bà Lan một tiếng "mẹ ơi" mà người mẹ nào cũng hằng ao ước. Từ khi sinh ra Lâm cũng chẳng nói.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-12Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-13
Hàng ngày, Lâm vẫn cố bò lết đi rửa chai lọ rồi đun nước để nguội cho vào chai cho mẹ uống.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-14
Lâm không nói được, không làm được nhưng Lâm vẫn biết mẹ khổ và rất thương mẹ.

Mỗi lần đi cỗ bàn hay gặp chị em, người ta hay cười nói, kể với nhau những câu chuyện vui vẻ, những thành công của con cái trong cuộc sống, bà Lan chỉ ngồi im ăn nhanh rồi lủi thủi ra về. Bà đâu có gì để kể, chẳng có thành tích, bà còn phải về sớm bón cơm cho người con trai đang bò lê lết đợi mẹ ở nhà.

Cơ cực là thế nhưng với bà Lan, được nhìn thấy Lâm hằng ngày là bà đã mãn nguyện: "Tôi chẳng mong gì nhiều, chỉ mong hàng ngày nhìn thấy nó, thấy nó ú ớ là tôi cũng vui lắm rồi".

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-15
Căn nhà mục nát, nhà nước trợ cấp được 7 triệu. Hàng xóm khuyên bà vay thêm 10 triệu để sửa cái gian nhà sập.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-16
Sắp đến hạn trả nợ bà Lan cũng không biết mình sẽ xoay sở ra sao khi tuổi đã già và hàng ngày phải nuôi dưỡng người con trai.

"Người ta vẫn hay bảo sao không nhờ nhà nước nuôi nó nhưng tôi cũng như bao người mẹ khác, tôi không nỡ xa con mình. Nó đi rồi thì ai bón cơm cho nó được, còn sinh hoạt hàng ngày nó cũng không lo được. Không có tôi ở bên nó sống sao", bà Lan nghẹn ngào.

Với hàng xóm, bà Lan cũng là một người tình cảm: "2 mẹ con bà Lan khổ lắm, nhưng bà ấy vẫn lạc quan cặm cụi nuôi con qua ngày. Nhiều lúc hàng xóm cũng giúp đỡ nhưng chỉ là một phần nhỏ so với những gì bà ấy phải gánh vác", chị K. một hàng xóm nhà bà Lan tâm sự.

Xót xa cụ bà đơn thân hơn 30 năm chăm sóc con trai tật nguyền: Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao”-17
Bà Trăng (em gái bà Lan) rưng rưng khi nhắc về cuộc đời của chị gái.

Cơ cực là thế, nhưng bà Lan chưa bao giờ bỏ cuộc. Mỗi khi chán nản, bà lại ngồi lại tâm sự với người con trai trong vô thức. Mỗi lần mẹ nói, Lâm cũng chỉ cười. Nụ cười ấy như niềm động lực để bà tiếp tục cố gắng qua ngày. Mong ước lớn nhất của bà Lan hiện tại là khi bà khuất bóng, người con trai của bà sẽ có một nơi nương tựa bình yên.

"Ở cái tuổi 70, khi tôi chết đi không biết thằng Lâm sẽ ra sao nữa", bà Lan nói khi đang ngồi trên chiếc ghế nhựa siêu vẹo, rồi nhìn về phía gian nhà đổ mới được dựng lại từ khoản nợ 10 triệu đồng vay ngân hàng sắp đến hạn phải trả.

Theo Trí thức trẻ


cụ già đơn thân

tật nguyền


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.