- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xử lý thật nghiêm thanh niên 'đi bão' gây tai nạn chết người
Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa thanh thiếu niên là đối tượng cần bảo vệ, nhưng với những người manh động, phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn nghiêm trọng phải xử lý thật nghiêm.
Sáng 6/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá, từ các vụ việc thanh niên 'đi bão' gây tai nạn giao thông, cho thấy, trách nhiệm của bố, mẹ trong việc giáo dục con em thực hiện pháp luật là không nghiêm túc.
Về giải pháp, theo ông Hạ, cần phải xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Thậm chí, cần phải thu giữ xe để răn đe đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần phải quy trách nhiệm của những người giao xe. Ngoài ra, cũng cần tăng cường giáo dục, phổ biến chính sách an toàn giao thông trong nhà trường.
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Ảnh: Hoàng Hà
“Trẻ vị thành niên chưa trưởng thành về tâm, sinh lý nên rất hiếu động, dễ nổi loạn. Do vậy, chúng ta cần phải có sự quan tâm, ứng xử đặc biệt”, ông Hạ nói và cho rằng, phải có các giải pháp phòng ngừa từ xa, để các cháu không vi phạm pháp luật, bằng cách tăng cường giám hộ, giáo dục.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng lo ngại tình trạng các hội đua xe trái phép gây tai nạn giao thông, đặc biệt ở những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM. Dù cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp xử lý vấn đề này nhưng kết quả mang lại chưa được như mong muốn.
Theo đại biểu, quy định pháp luật đã khá chặt chẽ, chế tài xử phạt cũng nghiêm minh. Vì vậy, bà Nga cũng lưu ý đến yếu tố phòng ngừa, giáo dục trong gia đình và toàn xã hội. Bởi nếu đua xe đã xảy ra thì việc ngăn chặn khó khăn, thậm chí còn có hậu quả thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản.
Đặc biệt, thực tế cho thấy, vấn nạn đua xe chủ yếu diễn ra trong giới trẻ. Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình. "Nếu bậc làm cha, làm mẹ, người giám hộ nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong quản lý, giáo dục chặt chẽ, bài bản sẽ hạn chế tình trạng trên", bà Nga nhìn nhận.
Cũng theo đại biểu, hầu hết các cuộc đua xe diễn ra vào đêm muộn, đường phố vắng người, né tránh lực lượng chức năng. Các đối tượng trước khi đua xe tụ tập tự phát, sau đó rủ nhau một câu là sẽ…"lên đường".
Hầu hết phụ huynh khi được thông báo về tình trạng trên đều rất ngạc nhiên, không hề biết con mình tham gia hay có ý định như vậy. "Quản lý con em ra sao, ban đêm là thuộc trách nhiệm quản lý của gia đình mà bố mẹ lại không biết. Bố mẹ không thể vô can trong việc này, đặc biệt với trẻ vị thành niên", bà Nga cho hay.
Đại biểu đoàn Hải Dương nhận định, nhiều cha mẹ dẫu biết quy định pháp luật, nhưng lại cố tình vi phạm, vẫn giao xe cho con khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.
“Sợi dây liên hệ giữa bố mẹ với con cái ngày càng lỏng lẻo. Bố mẹ ở phòng riêng, con cái ở phòng riêng, lẻn đi lúc nào không biết", đại biểu nêu thực trạng.
Viện dẫn Luật Tư pháp người chưa thành niên mà Quốc hội đang cho ý kiến, bà Nga cho rằng, nhiều quy định trong dự án luật mang tính nhân văn, chú trọng biện pháp xử lý chuyển hướng, tạo điều kiện cho người vị thành niên làm lại cuộc đời.
Tuy nhiên, bà Nga lo lắng khi báo cáo Chính phủ nêu trẻ chưa thành niên phạm tội nhiều, có xu hướng tăng lên và tội phạm ngày càng trẻ hóa. "Với tình trạng này mà có biện pháp xử lý mềm dẻo, liệu có làm gia tăng tội phạm hay không? bà Nga nêu.
Với quy định, nếu người lớn phạm tội thì xử lý hình sự, nhưng trẻ em phải xem xét, đại biểu cho biết, khi luật ra đời, liệu người lớn có mượn tay trẻ em để vi phạm pháp luật hay không?
Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Hương Giang
Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, ngoài ý thức của một bộ phận thanh niên, khi xảy ra sự việc, nhiều bậc phụ huynh cũng “kiếm cớ” đổ tại con tự ý lấy xe đi ra đường.
“Tuy nhiên, nếu không có sự dung túng của người lớn thì con, em làm sao có phương tiện đi được? Do vậy, chỉ có cách là tịch thu xe, phạt thật nặng”, ông Hòa nói.
Khẳng định, thanh thiếu niên cần được bảo vệ để bảo đảm tính nhân văn, nhưng theo ông, những đối tượng manh động, phóng nhanh, vượt ẩu thì “không nằm trong diện cần nhân văn”.
“Với những đối tượng gây tai nạn giao thông, đánh người gây thương tích thì phải xử lý thật nghiêm”, ông Hòa quả quyết.
Trước đó, ngày 5/11, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, tạm giữ 10 nghi phạm để điều tra về vụ tai nạn khiến một người tử vong ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu.
Rạng sáng ngày 3/11, chị N.N.Q. dừng đỗ xe máy chờ đèn đỏ, thì một đoàn gồm 20 - 30 xe máy đi chiều ngược lại, lao tới với tốc độ nhanh và tông vào chị Q. Khi chị Q. ngã ra đường, xe ở phía sau tiếp tục đâm vào người khiến chị Q. tử vong tại chỗ.
Theo VietNamNet
-
Pháp luật33 phút trướcNhóm đối tượng đã lừa đảo bằng cách cho thuê dài hạn những căn hộ không có thật hay 1 căn hộ ký hợp đồng với 2 khách hàng.
-
Xã hội52 phút trướcCần thiết phải có một hệ thống pháp lý vừa nhân văn vừa công bằng, nhằm ngăn chặn việc lợi dụng kết luận giám định tâm thần
-
Xã hội1 giờ trướcDù thời tiết có mưa rất to nhưng sau nhiều giờ cố gắng, lực lượng chức năng đã tìm thấy cả 2 phi công trong vụ tai nạn máy bay quân sự tại Bình Định.
-
Xã hội1 giờ trướcXe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là chiếc 'cần câu' mưu sinh của biết bao người dân, là trụ cột duy trì cuộc sống của nhiều gia đình ở Hà Nội hiện nay. Khi triển khai đề án hạn chế phương tiện, chính quyền thành phố yêu cầu thống kê những người lao động đang mưu sinh bằng xe máy, xích lô... trong phạm vi bị ảnh hưởng và có đề xuất với thành phố giải pháp chuyển đổi.
-
Xã hội3 giờ trướcMột lần đi lạc, chị Kim xa rời vòng tay gia đình suốt 47 năm. Nhưng may mắn, chị gặp được những người yêu thương chị như ruột rà.
-
Xã hội3 giờ trướcKhoảng 22 giờ 15 phút ngày 6/11, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Không quân 940 trong vụ rơi máy bay quân sự ở tỉnh Bình Định. Đây là phi công thứ 2 trong vụ rơi máy bay quân sự ở tỉnh Bình Định.
-
Xã hội13 giờ trướcNữ giám đốc công ty đo đạc đất đai lừa bán đất không có thật cho 1 người khác và vừa bị bắt giữ.
-
Pháp luật13 giờ trướcCơ quan công an bắt giữ Đinh Văn Thành để điều tra hành vi giết người cùng xã do tranh chấp việc mua, bán cây rừng.
-
Xã hội14 giờ trướcLực lượng chức năng đã liên lạc được với 2 phi công gặp nạn trong vụ máy bay Yak-130 rơi ở Bình Định.
-
Pháp luật14 giờ trướcNợ nần nhưng không có tiền trả, Tài chụp ảnh 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ gửi cho ông P. nói cần mượn 4 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng rồi chiếm đoạt.
-
Xã hội14 giờ trướcTrong lúc bay huấn luyện, máy bay Yak-130 của Trung đoàn không quân 940 gặp sự cố, hiện 2 phi công đang mất tích
-
Pháp luật14 giờ trướcBạch Công An xưng là công an, cùng đồng phạm dùng còng số 8 khống chế anh T., lấy túi trùm đầu, rồi áp giải nạn nhân lên ô tô, yêu cầu chuyển tiền để điều tra.
-
Pháp luật14 giờ trướcChủ xe máy cày nổ máy mục đích để nâng ben thùng xe lên cho nước mưa không ướt những người ngồi trú dưới xe. Nhưng vì xe đang còn sẵn số và cài cầu sau nên khi vặn chìa khoá khởi động, xe lập tức di chuyển về phía trước.
-
Pháp luật17 giờ trướcCác lực lượng chức năng phát hiện 70kg ma tuý được cất giấu trong ghế ngồi của lái xe và trong bình xăng. Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng thu giữ 70kg ma túy và 1 xe ô tô BKS Lào 1628.