Xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Nguyên PGĐ Sở GD nói "Anh chỉ sợ con anh trượt tốt nghiệp"

Trước đó, HĐXX TAND tỉnh Hà Giang đã cho hoãn phiên xử do vắng mặt quá nhiều người liên quan.

Trước đó, HĐXX TAND tỉnh Hà Giang đã cho hoãn phiên xử do vắng mặt quá nhiều người liên quan.

Bấm F5 để cập nhật thông tin mới nhất...

Xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Nguyên PGĐ Sở GD nói Anh chỉ sợ con anh trượt tốt nghiệp-1

Công bố bản cáo trạng, bắt đầu xét hỏi

10h: Đại diện VKS nhân dân tỉnh Hà Giang bắt đầu công bố bản cáo trạng, nêu rõ tội danh của từng bị cáo. Đáng chú ý, vị đại diện VKS có đọc đoạn giao tiếp giữa nguyên PGĐ Sở giáo dục Phạm Văn Khuông với Nguyễn Thanh Hoài, trong đó có đoạn Khuông nói “anh chỉ sợ con anh trượt tốt nghiệp”, Hoài đáp lại “em hiểu rồi”.

Lúc 10h25, HĐXX bắt đầu xét hỏi đối với bị cáo Vũ Trọng Lương. Khai nhận trước tòa Lương cho biết, từ đầu tháng 5/2018, Nguyễn Thanh Hoài gọi bị cáo này sang phòng nói, trong kỳ thi tới cần xử lý nâng điểm cho một số trường hợp đặc biệt. Lương đồng ý ngay lập tức rồi nói, phải xem phần mềm chấm thử của Bộ GD&ĐT. 

Sau khi xem xong phần mềm, Lương nói có thể xử lý được vì phần mềm chỉ yêu cầu file Excel. Lương khai tiếp đến đầu tháng 6/2018, Hoài đưa một danh sách các thí sinh cần sửa điểm, sau đó Lương nhập danh sách vào tờ giấy A4. Ngoài ra, Hoài còn hai lần nữa gửi danh sách thí sinh cần nâng điểm qua tin nhắn và email. 

Những thông tin do Hoài tự lập và chuyển cho bị cáo Lương, gồm họ tên, số CMND, hộ khẩu, bản đăng ký dự thi và điểm thi. Hoài đưa bị cáo 3 lần danh sách, với 93 thí sinh. 

Sau khi nhận danh sách, Lương tạo một file riêng gồm danh sách 93 thí sinh cần nâng điểm. Ngày 27/6/2018, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, Lương đã tải các đáp án về máy và chuyển sang file Excel để thực hiện việc nâng điểm. 

Khi HĐXX hỏi Hoài có thỏa thuận gì về điều kiện nâng điểm không? Lương trả lời: “Anh Hoài không thỏa thuận hay hứa hẹn gì về lợi ích vật chất, bị cáo cũng không yêu cầu gì về lợi ích vật chất. Bị cáo là cấp dưới, anh Hoài bảo bị cáo làm nên bị cáo đồng ý, tự nguyện làm”. 

Ngoài danh sách Hoài đưa, bị cáo Lương cũng được bạn bè, người quen nhờ nâng điểm cho 14 thí sinh. 

Những người nhờ gồm: chị Hoàng Thị Hồng Nhẫn (Công tác ở công an tỉnh nhờ 1 thí sinh là con chị Nhẫn); anh Bùi Văn Thuyết (công ty in Hà Giang - nhờ nâng cho cháu; anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Trường THPT Vị Xuyên - nhờ nâng cho một thí sinh); anh Nguyễn Thanh Cảnh (Hiệu phó Trường THCS và THPT Linh Hồ, Vị Xuyên - nhờ nâng một thí sinh); anh Trần Bách Tùng (Trường THPT Mèo Vạc - nhờ nâng cho hai thí sinh); anh Trần Duy Ninh (Trường THPT Việt Lâm - nhờ nâng cho 5 thí sinh); chị Tống Thị Phương (cán bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang đã nghỉ hưu - nhờ nâng 1 thí sinh); anh Tống Văn Lợi (Giáo viên Trung tâm GDTX hướng nghiệp tỉnh) nhờ 1 thí sinh. 

“Họ chỉ nhờ nâng điểm cho con, cháu của họ, không có thỏa thuận gì”, bị cáo Lương khai. Chủ tọa hỏi thêm có ai đưa tiền, đồ vật, tài sản gì cho bị cáo không? Lương tiếp tục trả lời: “Không đưa gì cũng không hứa hẹn nâng đỡ bị cáo trong công tác”.

101/178 người vắng mặt

Lúc 8h30, bà Vương Thị Thu Hà, Chủ tọa phiên tòa phiên tòa đọc lời khai mạc bắt đầu phiên xét xử. Thư ký phiên tòa bắt đầu đọc danh sách những người liên quan được triệu tập đến, trong nhóm này có rất nhiều người có đơn xin xét xử vắng mặt.

Xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Nguyên PGĐ Sở GD nói Anh chỉ sợ con anh trượt tốt nghiệp-2

Chủ tọa phiên tòa bắt đầu xét hỏi nhân thân các bị cáo, cả 5 người đều đứng lên trả lời rõ ràng và không có gì cần giải đáp thắc mắc.

Tại phiên tòa diễn ra ngày 18/9, có ông Trần Đức Qúy, Phó Chủ UBND tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang có mặt, nhưng phiên xử hôm nay ông vắng mặt. 

 Ngoài 5 bị cáo, tại phòng xử tầng 3 của TAND tỉnh Hà Giang đã chật kín những người liên quan được triệu tập, trong đó, có ông Vũ Văn Sư - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, kỳ thì THPT Quốc gia 2018 ông này giữ chức Phó trưởng ban chỉ đạo kỳ thi. 

Hai người khác là và Vũ Thị Kim Chung (Hiệu trưởng Trường chuyên Hà Giang) và bà Tống Thị Phương (cô ruột bị cáo Vũ Trọng Lương) - được đại diện VKS đề nghị triệu tập hôm 18/9 cũng có mặt.

Chủ tọa Vương Thu Hà tuyên bố sẽ công khai bản án lên cổng thông tin điện tử, khi bà Hà hỏi các bị cáo có đồng ý đăng trên cổng hay không, cả 5 người đồng ý, không ai phản đối.

Trong phiên tòa sáng nay, HĐXX điểm danh, kiểm tra căn cước đối với các bị cáo, người liên quan trong vụ án. Khi điểm danh tới bà Triệu Thị Giang, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Giang có đơn xin vắng mặt. Bà Giang là em gái ông Triệu Tài Vinh – nguyên Bí thư Tỉnh ủy.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra tỉnh xác minh em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang đã tự nhắn tin nhờ ông Nguyễn Thanh Hoài, nâng điểm cho con ông Vinh. Ngày 2/10, bà Triệu Thị Giang bị khiển trách vì nhờ người nâng điểm cho cháu, bà Phạm Thị Hà (vợ ông Triệu Tài Vinh) phải "kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm". 

Các bị cáo và người liên quan đến toà từ sớm

Theo dự kiến, 8h30 sáng nay 14/10, TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gian lận điểm thi, kỳ thi THPT Quốc gia 2018 xảy ra tại tỉnh này.

Năm bị cáo bị truy tố gồm: Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT); Vũ Trọng Lương (Phó trưởng phòng Khảo thí); Triệu Thị Chính (PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang); Phạm Văn Khuông (PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) và Lê Thị Dung (Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an Hà Giang).

Các bị cáo bị truy tố các tội: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Theo ghi nhận của PV, từ 7h lực lượng an ninh bắt đầu phong tỏa bên trong và bên ngoài của TAND tỉnh Hà Giang. Những người liên quan bắt đầu di chuyển đến phòng xử án. 

Xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Nguyên PGĐ Sở GD nói Anh chỉ sợ con anh trượt tốt nghiệp-3

Lúc 7h sáng đã có lực lượng chức năng phong toả và nhiều PV các báo đứng trước sân chờ đến giờ xét xử

Xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Nguyên PGĐ Sở GD nói Anh chỉ sợ con anh trượt tốt nghiệp-4

Bị can Nguyễn Thanh Hoài

Xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Nguyên PGĐ Sở GD nói Anh chỉ sợ con anh trượt tốt nghiệp-5

Bị can Vũ Trọng Lương

Trong số 5 bị can có cựu PGĐ Sở Giáo dục &Đào tạo tỉnh Hà Giang – Triệu Thị Tuyết Chính là người đến sơm nhất, bà ngồi trên ô tô màu đen, bước xuống sân tòa trong trạng thái khá bình tĩnh. 

Ông Vũ Văn Sử - cựu giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang - đến tòa với tư cách nhân chứng.

Khoảng 7h45, hai bị can Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương (cựu trưởng và phó trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang). được đưa đến bằng hai xe ô tô đặc chủng có cán bộ công an dẫn giải. Bên cạnh đó, có ba người thân của bị can Nguyễn Thanh Hoài đến tòa án khá sớm, khi lực lượng chức năng áp giải bị can này xuống họ đứng sát Hoài khoảng 2m, rồi luôn miệng nói “anh Hoài ơi, anh Hoài, cố lên anh nhé... cố lên nhé cháu Hoài ơi...”

Trước đó, ngày 18/9, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên xử sơ thẩm lần 1, tuy nhiên chỉ có 55 nhân chứng có mặt, 60 người có đơn xin vắng và 62 người vắng mặt không có lý do.

Việc vắng mặt của 122/177 người, theo quan điểm của VKSND tỉnh Hà Giang là “ảnh hưởng đến quá trình xét xử” nên vị đại diện VKS đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.

Luật sư Hoàng Văn Hướng (bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính) quan ngại việc chỉ có 55 người làm chứng trên tổng số 177 người được triệu tập đến phiên xử có đảm bảo sự thật khách quan của vụ án và việc 62 người vắng mặt không có lý do là do họ không đến hay thông tin tố tụng đến những người này không hợp lệ ? Ông đề nghị xem xét tính hợp pháp của thư triệu tập đã gửi đến những người này. 

Giải đáp thắc mắc của luật sư Hướng, chủ tọa Vương Thị Thu Hà cho hay, trong số 62 người vắng mặt không có lý do, tòa đã chuyển thông tin triệu tập họ qua Fax. Tuy nhiên, có một số trường hợp được báo lại thư chuyển đi không có người nhận.

Còn địa chỉ, bà Hà nói đã kiểm tra và xác nhận hoàn toàn đúng với thông tin cơ quan điều tra cung cấp.

Sau ý kiến của đại diện các bên tố tụng, HĐXX xin phép hội ý, chủ tọa Vương Thị Thu Hà sau đó thay mặt HĐXX ra quyết định tạm hoãn phiên tòa. 

Theo cáo trạng, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Nguyễn Thanh Hoài đã bàn bạc, thống nhất rồi đưa danh sách 93 thí sinh cho Vũ Trọng Lương sửa kết quả bài thi để nâng điểm. Ngoài ra, Lương còn trực tiếp nhận nâng điểm cho 14 thí sinh khác. Sau đó, một mình vị Phó trưởng phòng Khảo thí đã sửa kết quả 309 bài thi các môn để nâng điểm cho 107 thí sinh.

Bị can Phạm Văn Khuông đã cung cấp thông tin của con ông này để nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng thêm 13,3 điểm.

Cựu công an Lê Thị Dung có mối quan hệ quen biết nên nhờ bị can Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh. Sau đó, 20 em này đều được nâng điểm.

Riêng bị can Triệu Thị Chính bị cáo buộc không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao và chuyển danh sách 13 thí sinh cho Nguyễn Thanh Hoài nhờ nâng và xem điểm thi.

Cơ quan điều tra không thu thập được chứng cứ chứng minh có vụ lợi hay tiền bạc trong vụ án. Công an cũng đấu tranh với gia đình các thí sinh nhưng không ai khai nhận đưa tiền hay vật chất để nhờ nâng điểm.

Bên cạnh đó, 2 bị can Hoài và Lương cũng không thừa nhận mà chỉ giúp nâng điểm do quen biết, bạn bè, người thân.

Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định được 210 người là bố, mẹ của 107 thí sinh được nâng điểm. Căn cứ lời khai, cơ quan điều tra đã đề xuất Thường trực Tỉnh ủy Hà Giang chỉ đạo xử lý những phụ huynh này theo quy định.

Theo Trí Thức Trẻ


kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia

gian lận thi cử ở Hà Giang


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.