Nghĩ lại ngày xưa anh bảo: “Đôi khinhững người trong ban quản lý trại giam phải đi xin đất cho tử tù”, tôi chộtdạ - chẳng lẽ anh đang đi “xin đất” cho chồng mình?

Hai mươi chíntuổi, suốt ngày thui thủi ở nhà cùng với mẹ già, đôi khi tôi cũng chạnh buồnvà suy nghĩ. Không phải tôi chưa có bạn trai, mà vì anh quá bận rộn nênkhông có thời gian cho tôi. Anh yêu tôi và cũng mong đến lúc chúng tôi nênduyên chồng vợ.

***

Xin đất
 “Hai người đàn ông và một người đàn bà”. Tranh: Jacqueline Jones

“Nếu con lấythằng Vĩnh thì cả đời con sẽ phải khổ như vậy thôi” - Mẹ nói thế không phảivì ghét Vĩnh mà bởi thương tôi.

Vĩnh làm quản giáo ở trại giam Đồng Vị đến nay đã gần chục năm. Tôi chưa baogiờ hỏi về công việc của anh, chỉ biết anh rất bận. Anh không muốn tôi biếtquá nhiều về công việc của anh. Trại giam nơi anh công tác không có trườngbắn nên thi thoảng lại có người trong ban giám thị phải cải trang thành dânthường đi xin đất cho tử tù.

Thấy tôi cứ thơ thẩn chờ mãi một cái đám cưới, mẹ bắt đầu khó chịu. Vĩnh đếnmẹ lại bóng gió xa xôi. Tôi thương anh và không nghĩ gì cả. Nhưng đùng mộtcái, ở nhà tôi xuất hiện một người đàn ông gần bốn mươi tuổi, cao to, trắngtrẻo, khuôn mặt thư sinh và nụ cười mê hồn. Anh học luật nhưng ra trườngkhông hành nghề luật sư. Hiện anh là một giám đốc thành đạt và được nhiềungười ngưỡng mộ. Anh tên Tuấn. Tuấn nói chuyện rất có duyên, thi thoảng lạikhéo léo khen tôi. Tôi nói đã có bạn trai, nhưng xem chừng anh không để ýlắm. Đôi khi anh cười bảo “muốn đọ sức với một anh quản giáo xem sao”.

Tuấn chăm đến nhà tôi hơn, kể cả hôm tôi không có nhà. Chả biết Tuấn khéomiệng đến đâu mà mẹ cứ luôn miệng khen anh ta tài giỏi và cẩn thận. Có hômmẹ mời ở lại ăn cơm. Tuấn ăn uống từ tốn, giống như những cô gái được dạybảo trong khuê phòng xưa.

Vĩnh về thăm tôi trong vội vàng, phần vì nhà xa, phần vì công việc quản giáokhông cho anh cơ hội gần tôi nhiều. Mẹ tôi, từ ngày Tuấn xuất hiện, cũng bắtđầu muốn đẩy anh ra. Vĩnh biết điều đó nhưng không nói gì. Trước khi hôn tạmbiệt tôi, anh bảo “chỉ muốn được luôn ở bên em, lo cho em mỗi bữa ăn và cuốituần đưa em đi chơi cho khuây khỏa. Anh cũng muốn sớm thu xếp làm đám cướivới em…”. Trong bảy năm tôi yêu anh, đấy là câu nói lãng mạn nhất mà anhdành cho tôi. “Mẹ muốn em lấy chồng, mà em cứ thấy chúng mình ngày càng xa,hình như anh đang có người khác?”. Anh lắc đầu, trước khi lên xe kịp gửi lạimột câu: “Hãy tin anh”. Có bao giờ tôi không tin anh đâu.

***

Tôi bắt đầu thấy lòng mình thay đổi. Đôi khi nhớ về quãng thời gian yêu nhauvới Vĩnh mà thấy tiếc nuối. Đôi khi lại ước giá như anh không làm việc ởtrại giam, giá như anh không phải là quản giáo.

Tuấn có mặt thường xuyên ở nhà tôi. Và tôi cũng dần quen với sự hiện diệncủa anh. Dạo này tôi hay so sánh Vĩnh với Tuấn.

Hôm ấy Vĩnh về thăm tôi, dẫu nghe hàng xóm bảo tôi đã có người mới nhưng anhkhông tin. Anh không tin bảy năm thử thách lại có thể thua một gã đàn ôngvừa xuất hiện. Theo thói quen, anh quay sang ôm, nhưng tôi đẩy ra. Bìnhthường tôi thích được anh ôm vào lòng, úp mặt vào ngực anh và cảm nhận tìnhyêu của anh qua bàn tay vỗ vỗ thật nhẹ vào lưng mình. Nhưng lần này thìkhông. Anh nhìn tôi đầy ngạc nhiên.

- Mình chia tay anh nhé.

Tôi không hiểu sao mình có thể thốt ra một câu nhanh gọn và nhẹ như vậy.Vĩnh với tay rót chén trà ở bàn, nâng từ từ lên miệng uống. Phải mất đến mấyphút anh mới uống hết chén trà và quay sang hỏi:

- Em nghĩ kỹ chưa?

Tôi gật gật đầu, anh cũng gật đầu rồi đứng dậy. Đi ra cửa phòng khách. Tôiđi theo sau anh. Bất ngờ anh quay lại, nói rất nhỏ:

- Cho anh ôm em một lần nữa được không?

Tôi không nói gì, để mặc anh ôm mình vào lòng. Bảy năm yêu đương của chúngtôi kết thúc trong một cái ôm ấy.


***

Mấy tháng sau tôi làm lễ cưới với Tuấn.

Sau ngày cưới, Tuấn bận rộn với những chuyến đi lấy hàng xa. Rồi cô nhânviên PR của anh nghỉ việc, việc tuyển chọn nhân viên PR mới cho công tykhiến anh rất bận bịu. Anh bảo thanh niên bây giờ tưởng làm PR nhàn nên aicũng tìm đến với công ty của anh chỉ với mục đích ngồi mát ăn bát vàng, cònngười thực sự giỏi thì quá “tinh vi”. Rồi tôi có mang, khi bác sỹ thông báođược hơn một tháng, vợ chồng và mẹ tôi mừng như bắt được vàng. Dù chưa biếttrai hay gái, nhưng tôi thấy trong mắt chồng tôi là một ánh hạnh phúc khótả. Niềm vui đang lan dần trong cuộc sống hai vợ chồng trẻ thì đùng một cái,chồng tôi bị bắt vì vận chuyển ma túy. Tôi không thể ngờ được điều này. Côngty bị khám xét và niêm phong. May mắn ở nhà không có gì liên quan. Tài sảncủa chồng tôi bị tịch thu hết.

Qua phiên tòa xử sơ thẩm rồi phúc thẩm, chồng tôi bị kết án tử hình với khốilượng ma túy quá lớn và được tạm giam ở trại giam Đồng Vị. Giống những tửtội khác, Tuấn thực hiện quyền kháng cáo. Lúc này tôi đã sinh con. Một đứacon trai. Có lẽ cả đời này con trai tôi không có niềm hạnh phúc nhìn cha nó.Rồi Vĩnh bảo Tuấn viết thư cho Chủ tịch nước xin được ân xá tội chết. Tuấnbảo rằng tội của anh chắc chắn không được hưởng đặc ân ấy nhưng anh vẫnviết, để an ủi mẹ con tôi. Tôi cứ tưởng tượng hình ảnh chồng mình đứng dựavào cột, những phát súng nổ, và tiếp theo là tia máu bắn ra từ ngực anh. Tôikhông muốn anh chết. Có lần tôi lên thăm anh. Anh bảo anh rất yêu mẹ contôi, anh đã phụ sự mong mỏi của tôi và ước giá như được chết ngay có lẽ cònhạnh phúc gấp ngàn lần, chứ đợi cho đến khi thi hành án thật là bi kịch.

- Đã biết sai sao vẫn cố phạm vào?

- Đó là cái giá anh phải trả cho giấc mơ giàu có của mình. Tuổi thơ anh sốngtrong cơ cực, một ngày chỉ được ăn một bữa mà bát cơm trộn đầy khoai sắn. Cảmột thời tuổi thơ chỉ ước được may một cái quần mới mà sao khó quá, anh đãthề lớn lên anh phải thật giàu có để gia đình mình không phải khổ cực, nhấtlà vợ con anh.

Tôi nhớ lúc tôi về, Vĩnh đứng trong căn phòng tối dõi theo tôi. Anh đangthương hay lo lắng cho tôi? Cũng chẳng có gì để mà suy nghĩ nữa, cái tôi lolắng lúc này là chờ đợi lệnh tha tội chết cho chồng mình. Để dù anh tù tộinhưng tôi còn được nhìn thấy anh. Và lớn lên con tôi có thể được nhìn mặtcha.

***

Đơn xin giảm tội của Tuấn bị bác bỏ. Tòa án ra quyết định thi hành án. Quyếtđịnh được gửi đến trại giam để tiến hành một số thủ tục pháp lý liên quan.Cứ nghĩ mỗi đêm chồng mình thức trắng chờ một tiếng mở cửa dẫn tới cái chếtmà thấy cay đắng, xót xa.

Hôm ấy, đi dạy về, tôi gặp Vĩnh mặc thường phục đi đâu đó. Nghĩ lại ngày xưaanh bảo “đôi khi những người trong ban quản lý trại giam bọn anh phải đi xinđất cho tử tù”, tôi chột dạ. Chẳng lẽ anh đang đi “xin đất” cho chồng mình?Tôi không tin, nhưng thấy anh vội vã về phía ngoại ô thành phố nên mỗi lúctôi càng thấy suy luận của mình đúng. Tôi tiến đến hỏi, nhưng anh cười bảođi có chút công chuyện. Tôi lại ném cái suy nghĩ của mình sang một bên. Trạigiam Đồng Vị có nhiều tử tù, đâu phải chỉ có mình Tuấn.

Từ ngày Tuấn được giam ở trại giam Đồng Vị, tình cảm của anh và Vĩnh cũng cónhiều đổi thay. Nếu như trước đây Tuấn tỏ ra ghét khi ai đó nhắc đến Vĩnhtrước mặt mình, thì sau khi bị giam, mỗi ngày anh nhìn Vĩnh với những kháclạ. Anh bảo từ Vĩnh mà anh hiểu được nhiều thứ mà có thể xưa nay dù họcnhiều, đi nhiều vẫn không chịu thừa nhận. Có khi Tuấn còn bảo với Vĩnh rằng,hy vọng sau khi mình đi xa, nếu như vẫn còn yêu thương tôi, Vĩnh hãy giúpTuấn chăm sóc mẹ con tôi. Nhưng tôi từ chối, tôi không thể làm khổ Vĩnh thêmnữa, tôi đã làm khổ anh nhiều rồi, gặp tôi là bất hạnh lớn nhất của đời anh.

***

Mấy hôm sau Tuấn bị bắn và chôn trên mảnh đất hôm Vĩnh đến xem. Nghe nói lúcđầu vợ chồng bác nông dân không đồng ý cho chôn xác tử tù trên phần đất củagia đình mình, nhưng thương anh quản giáo phải đi xin nhiều nơi nên đã đồngý. Nửa đêm, một số quản giáo phải mang đèn pin che chắn và hì hục đào huyệt.Đang đào dở thì trời mưa tầm tã, thế là mấy anh em phải che nilon đào tiếp,đào xong phải chôn cọc lại đứng canh cho đến sáng. Họ là những người làmviệc cho nhà nước mà sao chuyện này cứ phải lén lút khổ thế kia!

Sau này khi chồng tôi bị tử hình, tôi cũng không quay lại trại giam nữa, tôikhông muốn thấy Vĩnh lại nhớ chồng mình. Chỉ nhớ đêm Tuấn bị tử hình, contrai tôi khóc to và nhiều lắm. Càng nghĩ càng thấy xót xa. Cũng sau này, tôiđược biết gần chục năm làm quản giáo ở trại giam Đồng Vị, Vĩnh phải khoáclên mình bộ quần áo dân thường để đi xin đất cho hàng chục tử tù. Công việcthầm lặng ấy của Vĩnh mãi tôi sẽ không bao giờ hiểu được vì xưa nay chưa baogiờ Vĩnh kể. Anh chỉ nói là có người trong ban giám thị từng đi chứ chưa baogiờ bảo rằng mình phải đi cả. Có thể do phải giữ bí mật công việc của mìnhmà anh không bao giờ nói đến.

Đêm ấy mưa to quá, tôi đi từ nhà mình về bên mẹ mà thấy con đường quá xaxôi, mưa tát vào mặt bỏng rát. Tiếng còi xe máy liên hồi phía sau, tôi quaylại, khuôn mặt Vĩnh sáng mập mờ trong bóng mưa. Tôi sẽ không nhận ra anh nếunhư không có ánh đèn chiếc xe khác chiếu ngược lại. Công việc anh làm, lúcnào cũng lặng lẽ…

Truyện ngắn của Võ Thị Thúy
Xin đất