Những trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồnđọng, phức tạp, có tính phổ biến, UBND các tỉnh, thành phố xem xét ban hànhquy định cụ thể giải quyết dứt điểm tình trạng này trong 2 năm (2011-2012)để lập hồ sơ quản lý.

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Chỉthị của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành thực hiện một số nhiệm vụ, giảipháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứngnhận) và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đểđẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận. Các địa phương đã tập trung chỉ đạo,đẩy mạnh thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, cấy Giấy chứng nhận vàđạt được kết quả rất lớn.

Tuy nhiên, việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận một số loại đất còn chậm, nhấtlà đất chuyên dùng và đất ở địa phương; lượng Giấy chứng nhận đã ký chưatrao cho người được cấp ở một số địa phương còn tồn đọng nhiều; việc xâydựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, hiệuquả sử dụng chưa cao; việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưađược thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục cấp Giấy chứng nhận ở một số địaphương chậm được cải cách, còn phiền hà, phức tạp, vượt quá thời gian quyđịnh; hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, nhất là ở cấphuyện còn hạn chế năng lực; tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và xây dựngcòn phổ biển;...

Xử lý dứt điểm trường hợp sử dụng đất đai vi phạm
Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn phổ biến (Ảnh minh họa)

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầuUBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo đẩy mạnhviệc cấp Giấy chứng nhận ở địa phương, nhất là đất ở và đất chuyên dùng;

Trước mắt, các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo rà soát, thống kê toàn bộ hồ sơđề nghị cấp Giấy chứng nhận và hồ sơ đăng ký biến động đất đai đã tiếp nhậnchưa giải quyết, số Giấy chứng nhận đã ký chưa trao, tập trung lực lượng,phấn đấu giải quyết xong các công việc này trước tháng 12/2011.

Đối với những trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đaicòn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến thì UBND các tỉnh, thành phố xemxét ban hành quy định cụ thể giải quyết dứt điểm tình trạng này trong 2 năm2011 và 2012 để lập hồ sơ quản lý.

Chỉ thị cũng nêu rõ từ nay đến hết năm 2011, các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương phải thực hiện rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định vềGiấy chứng nhận của địa phương không còn phù hợp với pháp luật hiện hành;tăng cường cải cách thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhằm rút ngắn thời gian thựchiện và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để ngườidân thực hiện, giám sát; đồng thời, thông báo số điện thoại nóng để ngườidân phản ánh tình hình.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợpvới Bộ Xây dựng kiểm tra việc sử dụng đất, xây dựng công trình và cấp Giấychứng nhận tại một số dự án phát triển nhà ở thương mại tại thành phố Hà Nộivà Thành phố Hồ Chí Minh trước tháng 10/2011;

Thực hiện đánh giá và đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chếhiện nay. Đối với những dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tổ chứcthanh tra, xử lý kịp thời thời theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải chủ trì triển khai thực hiện Dự án xâydựng cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất từ Trung ươngđến cấp tỉnh, cấp huyện. Trong 2 năm (2011 - 2012) cần xây dựng xong cho mỗitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một mô hình cơ sở dữ liệu đất đai hoànchỉnh trên phạm vi cấp huyện làm cơ sở triển khai trên diện rộng trong nhữngnăm tới.

TheoLan Hương
Dân trí