Dõng dạc giảng cho người yêu "nước mía không tốt bằng dừa", chàng trai thích ra vẻ chuyên Hóa nhận về cái kết ê chề

Nước mía hay nước dừa tốt hơn? Câu trả lời của anh chàng chuyên Hóa sẽ khiến cho nhiều người phải phì cười.

Nước mía hay nước dừa tốt hơn? Câu trả lời của anh chàng chuyên Hóa sẽ khiến cho nhiều người phải phì cười.

Đã có muôn vàn tình huống oái oăm về những anh bạn trai "nhiều chữ" và mong muốn chứng tỏ mình bằng cách "phổ cập kiến thức" cho bạn gái. Nhưng anh chàng chuyên Hóa trong câu chuyện dưới đây lại rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười vì trót thể hiện hơi quá đà…

Mới đây, một bạn nữ đã đăng tải hình ảnh chụp lại cuộc nói chuyện với người yêu của mình lên mạng xã hội. Sẽ chẳng có gì đâu nếu đây chỉ là chuyện "hôm nay em ăn cái này, em uống cái kia". Nhưng không, đó lại là một bài giảng từ chàng trai luôn tự hào rằng mình rất giỏi Hóa.

Chắc hẳn cô gái đã chụp ảnh cốc nước mía mà mình vừa mua để khoe bạn trai. Nhưng thay vì hỏi han hay tiếp tục nói chuyện phiếm, anh chàng lại có hẳn một bài giảng về việc "nước mía không tốt bằng dừa".

Dõng dạc giảng cho người yêu nước mía không tốt bằng dừa, chàng trai thích ra vẻ chuyên Hóa nhận về cái kết ê chề - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình bài giảng của anh người yêu chuyên Hóa.

Và để khẳng định thêm về sự quan tâm bạn gái hết mực của mình, chàng khuyên "glucozo nuôi cơ thể và mantozo tích thành mỡ thừa". Có cô gái nào mà không sợ mỡ thừa, sợ béo bụng? Và có cô gái nào nhìn những glucozo, sacarozo, mantozo kia mà không hoa mắt chóng mặt? Thế nên, nhân vật chính trong câu chuyện trên cũng phải thốt lên một câu: "Tôi xin cạn lời".

Thế nhưng, nếu câu chuyện dừng lại ở đó thì đã chẳng có gì đáng nói. Đáng thương cho chàng trai làm sao, kiến thức của anh hình như lâu chưa dùng đến nên đã có chút sai sai ở đây rồi. Bên dưới, các "chuyên gia" thật sự trong lĩnh vực Hóa học đã vào phản pháo kiến thức có phần sai lệch của anh chàng.

Facebook H.K.T chia sẻ: "Cựu chuyên Hóa đây. Và bạn sai rồi nhé. Saccarozo và mantozo là đồng phân. Sacca thủy phân ra glu và fruc. Sản phẩm cuối cùng để cơ thể hấp thụ thường là glucose. Nên 1 phần fruc (sau khi qua gan) sẽ thành glu cho tế bào, phần ít sẽ có thể thành triglycerides. Đúng là gốc gác của mỡ, nhưng mà "tích mỡ thừa" là do thừa calo. Hết, không phải do cái đường gì cả. Nếu có do, thì do cơ thể chuyển hoá đường có vấn đề thôi."

Có một số người cũng chẳng cần biết gì mà sacca, manto, glu hay fruc hết. Facebook N.P.D chỉ biết: "Vấn đề là dừa đắt hơn mía. Nói vậy thôi chứ nước dừa ngon bỏ xừ. Tôi cũng thích nhưng không vác về được. Về còn bổ đôi ăn cả cùi dừa nữa hoặc cho vào cốc rồi cho thêm đá, vừa uống nước vừa ăn cùi, ngon."

Vậy đâu mới là câu trả lời đúng cho cô gái và các chị em? Và đâu mới là loại nước uống tốt hơn trong hai loại?

Dõng dạc giảng cho người yêu nước mía không tốt bằng dừa, chàng trai thích ra vẻ chuyên Hóa nhận về cái kết ê chề - Ảnh 2.

Hai thức uống này, cái nào tốt hơn?

Thật ra, nước dừa hay nước mía lại có những tác dụng tốt hơn với sức khỏe tùy vào thời điểm. Hàm lượng glucozo trong nước dừa cực thấp, chủ yếu là các vitamin và các chất điện giải, dùng trong trường hợp giải khát, tuy nhiên không có giá trị về mặt năng lượng, thường được dùng để giảm huyết áp và hạ đường huyết trong máu.

Còn nước mía, do hàm lượng đường cao, nên ngoài việc giải khát ra, còn mang lại 1 chút calo và ổn định lượng đường trong máu và chống tụt huyết áp.

Thế nên, các chị em hãy cứ yên tâm lựa chọn loại nước uống mà mình yêu thích nhé!

Theo Helino



nước dừa

nước mía


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.