10 ngày sau kết hôn, chồng muốn tôi giúp mẹ chồng nấu bữa sáng, tôi không đồng ý còn nói điều này khiến anh á khẩu

Từng câu từng chữ Nhung nói ra đều đanh thép, nghe có vẻ xấc xược nhưng lại vô cùng hợp lý, khiến chồng cô không thể nói lại 1 câu,.

Hôm đó là ngày thứ 10 Nhung và Lộc kết hôn.

Hai người tự nguyện yêu nhau rồi về chung 1 nhà. Lộc là con trai duy nhất trong gia đình, bố anh là giáo viên tiểu học, mẹ là một bà nội trợ.

Theo Lộc, mẹ anh là điển hình của vợ hiền mẹ đảm, từ lúc anh có ký ức, mỗi ngày chuyện ăn uống, dọn dẹp trong nhà đều là do bà đảm nhiệm. Thậm chí trước khi học đại học, Lộc ngay cả chổi trong nhà cũng chưa từng cầm qua.

Sau khi tốt nghiệp, Lộc trở về quê. 2 năm sau thì toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho kỳ thi viên chức, trở thành một biên tập viên nhà xuất bản.

Nhưng gặp Lộc trong một hoạt động tình nguyện do công đoàn của 2 bên ông ty tổ chức. Trong quá trình giao lưu, họ dần rút khoảng cách và trở nên gần gũi. Một năm rưỡi sau khi yêu nhau, hai bên bắt đầu bàn chuyện cưới xin.

Ban đầu, nhà Lộc đã chuẩn bị nhà tân hôn cho hai vợ chồng, nhưng sau đó cặp đôi dự tính sinh con luôn nên để tránh một số mối nguy tiềm ẩn không lường trước được, theo đề nghị của bố mẹ hai bên, họ quyết định sống với bố mẹ chồng khoảng 1 năm trước.

Sau kết hôn, vợ chồng Nhung vẫn đi làm bình thường. Những việc nhà Nhung có thể làm là có hạn. Một là hai người vừa mới kết hôn, để thuận lợi cho việc chuyển nhà trong tương lai, rất nhiều thứ không mua thêm, hai là tới nơi này là nhà của bố mẹ chồng thì nhất định là do mẹ chồng làm chủ. Sau giờ làm việc, Nhung về cơ bản là ở trong phòng riêng của vợ chồng cô.

Điều duy nhất Nhung cần làm mỗi ngày là giặt quần áo cộng với dọn dẹp phòng hai vợ chồng. Nhưng giặt quần áo đã có máy giặt, dọn dẹp phòng thì hai hoặc ba ngày một lần là đủ. Có thể nói sau kết hôn, Nhung gần như không phải làm việc nhà.

Mẹ chồng là một người rất cẩn thận, luôn cảm thấy thức ăn bên ngoài không sạch sẽ, hơn nữa vợ chồng Nhưng đang chuẩn bị mang thai nên bà yêu cầu các con cố gắng ăn ba bữa một ngày ở nhà.

Ban đầu, Nhung lấy lý do làm bữa sáng cần phải dậy sớm, sẽ quấy rầy mẹ chồng nghỉ ngơi, nhưng bố mẹ chồng lại rất kiên trì, nhất là bố chồng, nói mấy chục năm qua ông đều lăn sáng ở nhà, sẽ không quấy rầy.

Vì vậy từ đó, mỗi ngày bữa sáng của Nhung đều là ở nhà.

Mẹ Nhung tỏ ra ghen tị với con gái. Bà nói mình đã kết hôn với chồng trong nhiều thập kỷ nhưng chưa bao giờ nhìn thấy một bữa ăn sáng do mẹ chồng nấu.

Thế nhưng vào ngày thứ 10 sau khi kết hôn, vào buổi sáng như thường lệ, mẹ chồng lại đánh thức vợ chồng Nhung. Bà gọi rất nhẹ nhàng nhưng bởi vì Nhung và chồng mới cưới, vẫn chưa quen cảm giác có người ngủ bên cạnh nên thời gian này đều ngủ rất nông.

Lộc thấy vợ tỉnh, cũng dậy, cảm khái nói: “Mẹ thực sự vất vả quá!”

“Sao tự dưng nói vậy?" Lúc đầu Nhung vẫn chưa kịp phản ứng.

"Em xem, mẹ phải dậy rất sớm để nấu bữa sáng cho chúng ta, thật sự là khá vất vả”, Lộc tiếp tục nói.

Lúc này Nhung mới hiểu thì ra những lời chồng nói là dành cho mình.

Sau khi nằm một lúc, Nhung quyết định đứng dậy, mặc quần áo, dọn dẹp đồ đạc và đi ra ngoài.

Sau giờ làm việc vào buổi chiều, cô đã không về nhà mà trở về nhà đẻ.

Đầu tiên, Lộc gọi cho vợ, hỏi tại sao cô vẫn chưa tan làm. Nhung nói với chồng rằng cô đã về nhà đẻ. Lộc không hiểu lý do, còn tưởng nhà vợ có chuyện. Nhung lại nói: “Mẹ em không có vấn đề gì hết. Em thấy mẹ nấu ăn vất vả nên về giúp”.

Nghe vợ nói như vậy, Lộc nhận ra cô ấy đang giận mình, nhưng lại không biết bản thân sai ở đâu. Vì vậy, Nhung đã mời chồng đi ăn trưa và trò chuyện vào ngày hôm sau.

Hôm sau, Lộc đến đúng hẹn.

Vốn Lộc định mắng vợ một trận, nói ô chuyện bé xé ra to, anh thực tâm không có ý tứ khác. Nhung hỏi ngược lại: “Vậy anh nói em biết mục đích anh nói mẹ vất vả là gì? Chỉ là một câu cảm khái chung chung hay là muốn em đáp lại? Mà em nên đáp lại thế nào cho vừa lòng anh?”

10 ngày sau kết hôn, chồng muốn tôi giúp mẹ chồng nấu bữa sáng, tôi không đồng ý còn nói điều này khiến anh á khẩu-1(Ảnh minh họa)

Trước sự ép buộc của vợ, Lộc thừa nhận điều anh thực sự muốn nói với vợ là cô nên thức dậy sớm để giúp mẹ chồng.

Nghe đến đây, Nhung mỉm cười, nhìn chằm chằm vào mắt chồng và hỏi: "Trước khi chúng ta kết hôn, mẹ anh mỗi ngày đều làm việc này. Chẳng phải bữa sáng của anh và bố anh đều do mẹ anh làm sao?”

Lộc gật gật đầu. Nhung nói tiếp: "Trên lý thuyết mà nói, mẹ anh làm bữa sáng là vì chồng và con trai bà, bây giờ có con dâu, cũng chỉ là làm thêm một chút. Hơn nữa, em cũng không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào, đều là mọi người ăn cái gì, em ăn cái đó.

Sao trước kia anh không cảm thấy mẹ anh vất vả, mà em vừa gả vào, anh liền nhận ra? Nếu thương mẹ thế, tại sao không phải là anh dậy sớm giúp mẹ mình mà lại muốn em dậy sớm giúp mẹ anh? Logic này không đúng”.

Lộc bị vợ nói cho á khẩu. Có lẽ anh cũng biết yêu cầu của mình quá đáng.

Thấy chồng không nói lời nào, Nhung nói tiếp: "Sau này chuyện hiếu kính bố mẹ anh, em chỉ biết đi theo sau anh làm. Ví dụ như anh cảm thấy mẹ nấu cơm vất vả, anh muốn giúp đỡ làm, vậy em sẽ liền giúp. Nhưng mà, anh cảm thấy mẹ vất vả, muốn em phụ bà, anh lại chỉ ở một bên đứng nhìn, vậy thì xin lỗi… Đó là mẹ anh, anh đứng nhìn, em cũng sẽ chỉ đứng nhìn.

Tương tự nhà em cũng sẽ như vậy. Bố mẹ em, tự mình em hiếu kính, nhất định em phải là người chủ chốt, nếu không tự mình làm thì không có quyền yêu cầu bất cứ ai khác làm”. 

Lộc đăm chiêu, yên lặng ngồi ăn. Sau bữa ăn, ai trở về công ty của người ấy. Buổi tối, anh nói với vợ buổi chiều anh đã suy nghĩ rất nhiều, cảm thấy cô rất có đạo lý, sau này anh sẽ không nói những lời tương tự nữa.

"Trận chiến đầu tiên sau khi kết hôn" của vợ chồng Nhung thoạt nhìn tạm thời có kết cục tương đối hoàn mỹ. Hy vọng mâu thuẫn sau này đều có thể thuận lợi giải quyết như vậy.

Kết luận: Trong cuộc sống, rất thường xuyên, chúng ta sẽ áp đặt ý tưởng của bản thân vào những người thân yêu nhất, những điều mà chúng ta không muốn làm hoặc không thể làm, nhưng yêu cầu người khác nên làm điều đó. Lúc này, hãy nhớ câu: “Những điều bạn không muốn thì đừng bắt người khác phải làm!”

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.