2 năm sau kết hôn, tôi mua nhà cho mẹ đẻ, mẹ chồng tiêu chuẩn kép nói câu khó tin

Từ lúc Hoa về làm dâu, mẹ chồng rất hay nói câu nói rất gây tổn thương này: “Cô đừng hòng mang tiền của nhà chồng về nuôi nhà mẹ đẻ”.

Thành và Hoa là bạn học đại học. Ở nơi đất khách quê người, lại gặp được đồng hương, tự nhiên trở nên đặc biệt thân thiết, cuối cùng xác định quan hệ yêu đương.

Hoa cảm thấy tình yêu của cô với Thành khá ngọt ngào, anh đối với cô ôn nhu săn sóc. Nhưng điều duy nhất khiến Hoa lo lắng là lúc nào Thành nói chuyện cũng sẽ nhắc đến lời của mẹ anh. Bạn bè của Hoa nói đây là kiểu “con trai của mẹ” đặc trưng. Suy đi nghĩ lại, Hoa lại cho rằng có thể Thành sống xa cha mẹ lâu, nhớ họ nên mới thường xuyên nhắc tới. 

Sau tốt nghiệp đại học, hai người cùng nhau trở về quê hương, tìm được công việc xong thì chuẩn bị kết hôn. Lúc đó Hoa mới biết mẹ chồng tương lai không vừa lòng với mình, cho nên phải nói tất cả là nhờ Hoa kiên trì, hai người mới có thể đi đến ngày hôm nay. Nguyên nhân mẹ chồng không hài lòng với Hoa rất đơn giản, đó là vì ghét bỏ điều kiện gia đình cô không tốt. Dù cuối cùng Hoa và Thành thành công kết hôn, cái giá phải trả là cô hoàn toàn phải nghe theo sự sắp xếp của mẹ chồng, chấp nhận chế độ sinh hoạt do bà định ra. Tất nhiên Hoa rất không muốn nhưng chồng lại khuyên nhủ cô: “Bố mẹ anh đã lùi một bước, đồng ý cho chúng ta kết hôn. Vậy nên em cũng nghe theo lời mẹ đi, lùi một bước, coi như là nể mặt anh”. Lúc ấy không hiểu sao Hoa lại cảm thấy chồng nói cũng có lý, không ý thức được đây là một chuyện không công bằng. Cô chỉ cho rằng bố mẹ tương lai tạm thời chưa có niềm tin vào mình, nên cô sẽ dùng thời gian và sự chân thành để khiến ông bà chấp nhận. 

Nhưng 1 năm sau kết hôn, Hoa nhận ra những suy nghĩ của mình là hoàn toàn sai. Cho dù cô có cố gắng thế nào, vẫn bị mẹ chồng coi như người ngoài. Mẹ chồng rất hay nói câu nói rất gây tổn thương này: “Cô đừng hòng mang tiền của nhà chồng về nuôi nhà mẹ đẻ”. Mà chồng cô, rất yên phận chấp nhận lối sống được mẹ anh sắp đặt trước, cảm thấy bà không có gì sai, cũng tỏ vẻ tán thành với câu nói của bà.

2 năm sau kết hôn, tôi mua nhà cho mẹ đẻ, mẹ chồng tiêu chuẩn kép nói câu khó tin-1

Hoa cảm thấy rất lạnh lòng, cô đột nhiên không muốn tranh chấp với nhà chồng nữa, cũng không muốn bản thân tiếp tục phải chịu thiệt thòi nên từ đó tự quyết định sẽ sống lối sống của riêng mình. Nếu mẹ chồng đã muốn vạch ranh giới, thích sống kiểu “thân ai người ấy lo” thì Hoa sẽ sống như vậy một cách triệt để. Ví dụ như việc nhà cần phải chia đều. Cô sẽ không giống như trước vừa tan tầm liền chạy về nhà, cũng sẽ không tiêu tốn tiền vào đồ đạc cho gia đình… mà tập trung hết tâm tư vào phát triển sự nghiệp. Công việc của Hoa là nhân viên bán hàng nên thực sự vất vả, phái đầu tư nhiều công sức. Mặc dù bị nhà chồng chỉ trích là bỏ bê gia đình, nhưng cô đã gặt hái được nhiều lợi nhuận tài chính. Có lần Hoa ký được một hợp đồng lớn, số tiền hoa hồng lên đến 1 tỷ. Trước tiên cô mua nhà cho bố mẹ đẻ, mấy tháng sau lại mua xe cho em trai. 

Sau khi biết chuyện này, nhà chồng như nổ tung. Mẹ chồng liên tục đấm thùm thụp vào ngực mình nói bà không nhìn nhầm người, chỉ trích con trai cưới về một cô con dâu đem tiền cho “người ngoài”. Hoa cảm thấy rất nực cười, chính mẹ chồng là người muốn sống theo lối sống “độc lập” nên mới dẫn đến ngày hôm nay, cô nói: “Mẹ, trước đây như mẹ muốn, con và anh Thành đã ký thỏa thuận Sau khi chúng con kết hôn sẽ sống theo nguyên tắc bình đẳng, độc lập, thu nhập của ai người ấy tự chi tiêu. Vậy nên, con dùng tiền của con để mua nhà, xe cho nhà đẻ con thì có gì sai?”

Mẹ chồng rất vô lý, nói mặc kệ thỏa thuận, tóm lại Hoa không mua nhà cho bà, không mua xe cho con trai bà, vậy thì nên ly hôn. Nếu là Hoa của trước kia, khi còn nhẫn nhịn lấy lòng nhà chồng, chắc sẽ bị mẹ chồng dọa ly hôn mà cuống cả lên. Nhưng sau nhiều chuyện, thấy rõ bản chất của nhiều người, cũng đã hết hy vọng vào chồng thì sau một vài giây im lặng, cô không ngại ngần đồng ý ly hôn!

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.