- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 gợi ý để vợ chồng bớt đổ lỗi cho nhau
Thói quen đổ lỗi trong hôn nhân không mang lại cái kết đẹp mà chỉ làm gia tăng căng thẳng, phá vỡ hạnh phúc gia đình. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tránh xa thói quen không tốt này.
1. Học cách nhận trách nhiệm
Đổ lỗi thường xuất phát từ việc bạn không muốn đối diện với những sai lầm của mình. Khi đó, bạn tìm cách chuyển hướng trách nhiệm sang bạn đời. Việc đổ lỗi dễ làm tổn thương đối phương và tạo ra khoảng cách, mâu thuẫn khó giải quyết. Hãy nhận thức tác hại của thói quen này, từ đó học cách nhận trách nhiệm.
Điều này không phải để tự trách mình, mà để bạn hiểu mọi mối quan hệ đều là sự tương tác hai chiều. Học cách nhận trách nhiệm, bạn không chỉ giải tỏa căng thẳng mà còn khuyến khích đối phương cũng làm điều tương tự, để có thể tìm ra giải pháp chung cho vấn đề.
2. Kiềm chế cảm xúc
Khi kỳ vọng không được đáp ứng, bạn dễ dàng trút giận lên người bạn đời. Lúc này, tức giận chính là kẻ thù của lý trí và bạn thường có xu hướng nói những lời cay đắng làm tổn thương đối phương. Kết quả là tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Bởi vậy, bạn không nên phản ứng tức thời, nóng vội mà hãy hít thở sâu, cho bản thân thời gian để bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo. Khi cảm xúc đã được kiểm soát tốt hơn, ổn định hơn, bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp thay vì trách cứ.
3. Giao tiếp không phán xét
Giao tiếp đóng một vai trò hết sức quan trọng để tránh những tổn thương không cần thiết cho cả hai. Khi giao tiếp, bạn nên tránh sử dụng những lời lẽ chỉ trích hoặc quy chụp. Hãy thể hiện cảm xúc cá nhân một cách rõ ràng, chân thành và tôn trọng đối phương. Cách giao tiếp này sẽ tạo không gian để cả hai đối thoại chứ không phải tranh cãi.
4. Tập trung vào vấn đề
Thói quen đổ lỗi thường xuất phát từ nhu cầu bảo vệ bản thân khỏi cảm giác thất bại hoặc tổn thương. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến mối quan hệ của bạn thêm căng thẳng, bởi bạn đời cảm thấy không thấy được tôn trọng.
Không nên quá tập trung vào lỗi của đối phương, bạn hãy hướng tới vấn đề thực sự cần giải quyết. Khi chuyển sự chú ý từ con người sang vấn đề, bạn thực sự tạo ra môi trường hợp tác thay vì đối đầu, để cả hai hướng đến một mục tiêu chung.
5. Lắng nghe chủ động
Khi mâu thuẫn xảy ra, cảm giác bị phớt lờ thường khiến căng thẳng leo thang. Bởi vậy, việc lắng nghe lúc này rất cần thiết. Không chỉ nghe bạn đời nói mà hãy thấu hiểu đối phương đang muốn truyền đạt điều gì.
Tập trung lắng nghe để bạn có thể đặt câu hỏi làm rõ vấn đề và cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc độ, cảm xúc, suy nghĩ của đối phương. Điều này giúp giảm thiểu hiểu lầm, tăng cường sự gắn kết.
6. Tìm kiếm giải pháp
Thay vì tập trung vào việc xác định ai đúng ai sai, hãy chuyển hướng sang việc tìm kiếm giải pháp. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, hợp tác, thấu hiểu và sẵn sàng thay đổi của cả hai. Nên cùng nhau miêu tả vấn đề một cách cụ thể, chi tiết nhất có thể.
Khi đã xác định vấn đề một cách rõ ràng, nên tìm nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của vấn đề. Như vậy, cả hai mới có thể cùng nhau đưa ra ý tưởng giải quyết vấn đề phù hợp và cùng chia sẻ trách nhiệm thực hiện các giải pháp đã đưa ra. Việc làm này không chỉ giúp cải thiện tình huống mà còn củng cố mối quan hệ vợ chồng.
7. Văn hóa hợp tác
Để xây dựng lòng tin và sự tôn trọng, hãy tập trung vào văn hóa hợp tác. Xem mỗi xung đột như một cơ hội để bạn và đối phương học hỏi và thay đổi. Hãy tạo thói quen thảo luận thường xuyên để cải thiện mối quan hệ của cả hai. Khi bạn và bạn đời tập trung vào tinh thần "chúng ta", mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt hơn.
8. Cải thiện bản thân
Cuối cùng, sự thay đổi nên được bắt đầu từ chính bạn. Ngừng đổ lỗi không phải là việc dễ dàng nhưng đó là hành trình đáng giá để đạt được hạnh phúc lâu dài.
Thay đổi cách suy nghĩ và hành động sẽ giúp bạn cải thiện bản thân, cải thiện chất lượng mối quan hệ, mang lại sự bình yên và hài lòng trong cuộc sống. Hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay để hôn nhân của bạn hạnh phúc hơn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Yêu21 giờ trướcCặp đôi Bống - Win.D tổ chức lễ đính hôn tại TP.HCM vào sáng 20/12.
-
Yêu1 ngày trướcNgười phụ nữ tự nguyện chuyển cho bạn trai số tiền lớn để xin lỗi khi bị phát hiện ngoại tình. Đến khi chia tay, cô lại muốn đòi lại số tiền này.
-
Đám cưới độc nhất vô nhị: Rước dâu bằng xe 'mui trần' có 102, chú rể Tuyên Quang gây sốt mạng xã hộiYêu1 ngày trướcAnh Thuận cho biết, xe kéo được anh mượn của nhà hàng xóm. Anh lấy về cùng mọi người trang trí tỉ mỉ, đặt thêm ghế để cô dâu ngồi.
-
Yêu1 ngày trướcHiệu đã đề nghị Mai rằng hai người hãy thử thách tình yêu bằng việc yêu xa. Anh cam kết chờ Mai đến khi cô học xong, thậm chí cả sau khi lấy tấm bằng tiến sĩ. Nhưng Mai phản đối. Cô nói rằng bản thân mình không thể sống bằng những hồi ức và rằng cô thật sự cần anh bên mình hoặc là… chia tay luôn.
-
Yêu1 ngày trướcGặp cô giáo tiểu học có hoàn cảnh giống mình, ông bố đơn thân hai con mong muốn được hẹn hò, không ngại khoảng cách xa xôi.
-
Yêu2 ngày trướcTrên sóng truyền hình, người phụ nữ Vĩnh Phúc nức nở xin lỗi bố mẹ vì quyết cưới người đàn ông không được gia đình chấp thuận.
-
Yêu2 ngày trướcQuyết dạy tiếng Việt để cô vợ gen Z người Mỹ hòa nhập ở Việt Nam, Vũ gặp nhiều tình huống "bất lực"; cô mất 1 tháng để đọc đúng tên chồng, 2 tháng học cách xưng hô.
-
Yêu3 ngày trướcKhi nói chuyện tương lai trong chương trình "Bạn muốn hẹn hò", cô gái Hà Nội mong muốn sau này có thể đón mẹ về ở cùng nếu hai người đến với nhau, chàng trai Hải Phòng vui vẻ đồng ý.
-
Yêu3 ngày trướcĐoạn clip quay cảnh nhà trai bày mâm quả trước họ hàng nhà gái để xin rước dâu thu hút hơn 2 triệu lượt xem. Người dùng mạng cho rằng, cô dâu thất thần khi thấy mâm quả được chuẩn bị sơ sài.
-
Yêu3 ngày trướcChàng rể người Đức sung sướng được trải nghiệm Tết Nguyên đán như một người Việt, anh hăm hở nấu bánh tét, cẩn thận lau dọn bàn thờ, đốt vàng mã cho tổ tiên nhà vợ.
-
Yêu4 ngày trướcMột cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.
-
Yêu4 ngày trướcVợ chồng tôi cưới nhau 6 năm, nhưng chưa năm nào về quê ngoại ăn Tết từ sớm, thường thì đến sáng mùng 3 mới về. Năm nay vợ tôi muốn về nhà ăn Tết cùng bố mẹ đẻ nhưng gia đình tôi rất gia trường, tôi biết chắc bố mẹ sẽ không đồng ý.
-
Yêu4 ngày trướcTrải qua hai lần tổn thương tình cảm, yêu đơn phương 8 năm và bị bạn gái "bắt cá hai tay", chàng trai 29 tuổi quyết đến chương trình "Bạn muốn hẹn hò" tìm người tri kỉ.