Ảnh hưởng dịch bị giảm lương, nàng dâu lao đao khi ở nhà với mẹ chồng

Nhiều "mẹ chồng quốc dân" được con dâu ngợi ca hết lời về độ văn minh và thương cháu xót con, vẫn còn những bà mẹ mang tư tưởng cổ hủ làm con dâu điêu đứng.

Câu chuyện của nàng dâu dưới đây là một ví dụ điển hình về sự xung đột trong nếp nghĩ, khi mẹ chồng cổ hủ, chỉ biết đến tiền trong khi nàng dâu lại muốn theo tư tưởng của thời đại mới, giải phóng phụ nữ, giải phóng bản thân, mỗi tội vì dịch nên tiền đưa mẹ chồng không được như mẹ chồng kỳ vọng.

Theo như lời cô kể thì mười mấy năm lấy chồng, cô sống với gia đình chồng khá là êm ấm. Thu nhập cô trước giờ mỗi tháng là 18 triệu, hàng tháng đưa góp với mẹ chồng 6 triệu, chưa kể cuối tuần cô đi chợ mua đồ ăn thêm, mỗi lần đi chợ cũng ít nhất 500 nghìn đồng. Nhưng từ khi có dịch thì kinh tế vợ chồng rơi vào cảnh khó khăn hơn. Chồng cô cuối tháng này nghỉ việc do công ty giải thể, cô chưa mất việc nhưng thu nhập cũng giảm chỉ còn 10 triệu/tháng, làm việc nửa ngày.

Kinh tế khó khăn nên cô không đi chợ cuối tuần nữa, chỉ đưa mẹ chồng 1 tháng 6 triệu. Thêm nữa giờ đi làm có nửa ngày nên nửa ngày cô ở nhà, phát sinh rất lắm chuyện.

Nàng dâu kể:

"Mẹ chồng mình bắt đầu khó chịu, con mình ở nhà buổi trưa nóng bật điều hòa bà bắt tắt đi. Quần áo của cả nhà bình thường sáng dậy mình cho lên máy giặt rồi phơi. Hôm qua 10h đêm bà mang hết quần áo lên trần ngồi vò tay, lúc đó mình đang kèm con học để hôm nay thi. Được khoảng 10 phút bà xuống mắng mình:

- Mày thấy tao giặt mà mày không biết lên đỡ à?

- Ơ sao mẹ không để đấy sáng mai con cho vào máy giặt? Con còn đang kèm cháu học chưa xong.

- Thời buổi khó khăn, thức ăn đắt đỏ giặt tay đi tiết kiệm lấy tiền mà ăn. Điều hòa tắt bớt đi dùng quạt thôi, trẻ con học một cái đèn túyp là được rồi, mày còn bật thêm cái đèn ở bàn nó làm gì.

-  Quần áo con không giặt đêm, giờ con dạy con con học xong con còn phải cho nó đi ngủ! Quần áo mẹ để đấy mai con giặt. Còn đèn bàn con con học xong thì con tắt, giờ tắt, đèn túyp không đủ sáng nó hỏng mắt cháu.

Ảnh hưởng dịch bị giảm lương, nàng dâu lao đao khi ở nhà với mẹ chồng-1

Thế mà bà gào lên:

- Tao không phải osin nhà chúng mày. Sáng hay tối tao không cần biết, mày thấy mẹ chồng làm là mày phải ra đỡ. Mày không biết tiết kiệm thì sắp tới lấy gì mà ăn.

Các mẹ cho ý kiến xem mình sai ở đâu vậy? Máy giặt mình sắm, xà phòng giặt mình mua, nước mắm với nước rửa bát mình toàn mua cả thùng về dùng nửa năm luôn. Giờ bắt phải giặt tay đêm hôm lọ mọ, con mình thì đang vướng thi cử mình phải kèm con học. Bà ban ngày không giặt, ban đêm giở giói giặt rồi mắng mình là sao nhỉ? Có phải vì cuối tuần mình không mua đồ ăn nữa lên bà như vậy không? Nếu đúng vậy thì hóa ra con dâu phải có nhiều tiền và mua sắm nhiều cho nhà chồng thì mới là con dâu tốt à".

Câu chuyện của nàng dâu thu hút các thành viên vào bày tỏ sự thông cảm vì đồng cảnh ngộ: "Đồng cảm với hoàn cảnh của chị. Mình tưởng mỗi mình chịu thế thôi chứ tóm lại là vì không có tiền nên thôi có nghèo cũng cố ra ngoài mà ở", "Lúc đầu mình thể hiện sự hoàn hảo đến 80%, thì khi bị giảm xuống họ dễ bị sốc, chứ lương mẹ nó 10 triệu là thuộc khối tri thức cao rồi, bà mẹ muốn đòi gì nữa", "Con dâu phải kiếm đủ tháng 30-40 triệu, con cái chăm sóc chu đáo, việc nhà làm đầy đủ, nấu nướng chăm chồng béo mầm còn đi bồ bịch chứ mươi triệu bõ bèn gì. Đấy là bố chồng cũ tôi nói thế...".

Phương án được khá nhiều người đưa ra là nàng dâu nên tìm hướng ở riêng, bởi cách sống không phù hợp nhau thì đôi bên đều rất mệt mỏi. Trước có tiền mọi thứ có thể đem ra du di được bằng tiền, nhưng khi khó khăn phải thắt chặt chi tiêu thì đôi bên cùng cảm thấy khó ở.

Những va chạm có thể xuất phát từ việc rất đơn giản là quan điểm về chữ "tiết kiệm" của hai thế hệ khác nhau. Mẹ chồng thuộc thế hệ cũ, quen với giặt tay, dùng quạt, thắp nến với thắp đèn nên đương nhiên không thấy điều kiện sinh hoạt như vậy có gì khó chịu, trong khi nàng dâu đã thuộc thế hệ khác, lại cảm thấy không thể sống với chất lượng cuộc sống như vậy được.

Thời dịch ai cũng khó khăn, đôi bên nếu không thể dung hòa để hỗ trợ nhau đi qua khó khăn thì tốt nhất là sắp xếp lại theo hướng việc ai người nấy quản. Còn muốn sống chung thì nên biết thỏa hiệp, lựa ý nhau mà sống để cùng dựa vào nhau.

 

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/anh-huong-dich-bi-giam-luong-nang-dau-lao-dao-khi-o-nha-voi-me-chong-20210722150423335.htm

cuộc sống hôn nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.