Bị bố mẹ từ vì lấy chàng rể không có 200 triệu sính lễ, 5 năm sau hồi hương, một trong hai bên mới sáng mắt ra “ai đúng ai sai”

Con gái đến tuổi thì dựng vợ gả chồng. Tuy nhiên quan điểm kén chồng của con và kén rể của bố mẹ lại khác xa một trời một vực.

Giống như trường hợp của cô gái tên Tình này chẳng hạn. 

Tâm sự của Tình: “Tôi tên là Tình, năm 15 tuổi, tôi bắt đầu cảm nhận được sự tàn nhẫn của cha mẹ mình. Tôi có một người anh trai hơn 3 tuổi, đáng ra là người em thì sẽ được sủng ái nhưng bố mẹ tôi lại có tư tưởng gia trưởng nghiêm trọng nên tôi đã phải nghỉ học ngay sau khi tốt nghiệp cấp 2. Mặc dù điểm số của tôi luôn rất tốt nhưng bố mẹ không muốn tôi tiếp tục đi học mà yêu cầu phải ra ngoài làm việc để phụ giúp gia đình.

Ở tuổi 18, tôi đến thành phố xa lạ một mình, làm việc trong một nhà hàng, được bao ăn ở. Mỗi tháng, mẹ yêu cầu tôi gửi về 3 triệu để trợ cấp cho gia đình và chi phí học tập của anh trai. Hàng ngày đi làm, tôi chỉ mặc quần áo thuận tiện để lao động và đã không mua cho mình một chiếc váy mới nào trong hơn 2 năm.

Bà chủ nhà hàng đánh giá tôi là một cô gái chăm chỉ và chu đáo, có thể chịu gian khổ và đã chăm sóc tôi rất nhiều trong công việc. Sau đó, bà chủ nói đã giới thiệu tôi với người cháu họ xa của mình, tôi không thể từ chối vì nghĩ mình cũng đã đến tuổi tìm đối tượng hẹn hò. Dưới sự sắp đặt của bà chủ, chúng tôi đã dùng bữa cùng nhau. Đạt (cháu họ bà chủ) trông rất chân chất, là người gốc nông thôn, so với tôi thì cũng “môn đăng hộ đối”. Khi gọi đồ ăn, anh luôn gọi món tôi yêu thích và nhường tôi phần hơn. Tôi nghĩ người đàn ông này cũng không tệ lắm, có thể thử hẹn hò xem sao. 

Chúng tôi yêu nhau rất nhanh, trong khoảng thời gian đó Đạt luôn chứng minh mình là người sống rất tự lập, chăm chỉ và nhiệt tình. Sau một năm quen nhau thì chúng tôi tính về gặp bố mẹ, bàn chuyện làm đám cưới. 

Tôi đưa Đạt về quê, không ngờ bố mẹ vừa nhìn thấy chàng rể tương lai đã ra điều kiện: “AI muốn nhà này gả con gái cho thì phải có sính lễ là 200 triệu. Một đồng cũng không thể thiếu, bằng không miễn nói chuyện”. Lúc ấy tôi rất tức giận, thực sự không ngờ bố mẹ lại làm như vậy với mình. Tôi định đưa Đạt rời khỏi nhà ngay lập tức nhưng bố mẹ ngăn tôi lại, nói có chuyện cần bàn. Đạt bỏ đi một mình.

Bị bố mẹ từ vì lấy chàng rể không có 200 triệu sính lễ, 5 năm sau hồi hương, một trong hai bên mới sáng mắt ra ai đúng ai sai”-1

(Ảnh minh họa)

Trong lúc ăn cơm, mẹ tôi kể có bà Thìn ở làng bên đã sang nói chuyện cưới xin, gia cảnh khá giả, mới xây biệt thự nhỏ, bà còn hứa chừng nào cưới nhau sẽ đem sính lễ 200 triệu qua. Mẹ bảo tôi nhân cơ hội này thì đến gặp người ta vào ngày mai, mẹ đã nhận được 10 triệu tiền đặt cọc rồi. Nghe xong tôi càng tức giận, trực tiếp từ chối và nói với bố mẹ rằng kiếp này nếu không phải là Đạt, tôi sẽ không lấy ai khác. 

Bố tôi trực tiếp đập chén bát, đứng dậy quát: "Con nhỏ nuôi ong tay áo này. Bao năm qua chúng tao nuôi mày đúng là uổng công vô ích. Ngày mai đi gặp họ ngay cho tao, nếu không đừng về nhà này nữa!”. Nghe bố tôi nói vậy, tôi bỏ vào phòng mình, nước mắt bất bình tuôn rơi ngay lập tức. Tôi biết bố mẹ tôi chỉ muốn lấy số tiền đó để làm của hồi môn cho anh trai lấy vợ. Vào nửa đêm khi mọi người đã ngủ say, tôi bí mật trốn khỏi nhà, không muốn chôn vùi cuộc hôn nhân trong tay bố mẹ.

Sau đó, Đạt đưa tôi về quê anh, gặp mặt bố mẹ chồng và tổ chức đám cưới. Sau kết hôn, Đạt sử dụng số tiền anh dành dụm được từ công việc trong mấy năm qua, ở trên núi quê ký hợp đồng một mảnh, trồng rừng cây ăn quả. Bố mẹ chồng vẫn còn dai sức nên giúp vợ chồng tôi không ít. Sau bao năm làm việc chăm chỉ, cuối cùng công lao của chúng tôi cũng được đền đáp. Năm thứ 4 được mùa lớn, rừng cây ăn trái đem lại thu nhập hơn 200 triệu. Chồng yêu cầu tôi phụ trách về tài chính, anh nói không giỏi về việc này nhưng hiểu về thị trường, khẳng định ít nhất rừng cây của anh có thể tăng trưởng gấp đôi vào năm sau. Chúng tôi thuê một vài công nhân làm việc, để bố mẹ chồng ở nhà lo cơm nước, dù sao ông bà cũng đã có tuổi, không thích hợp làm việc nặng nhọc. Đúng như chồng tôi nói, năm tiếp theo rừng cây ăn quả đã mang lại cho chúng tôi thu nhập gần 500 triệu đồng.

Vào Tết Nguyên Đán năm ngoái, chồng tôi đột nhiên gọi tôi lại với vẻ mặt nghiêm túc: "Mình ạ, những năm qua nhờ mình luôn cố gắng trợ giúp tôi nên giờ chúng ta mới có ngày hôm nay. Giờ cũng gọi là giàu có rồi. Chúng ta về thăm bố mẹ vợ đi!”. Chồng nói xong câu này, tôi bật khóc.

Chồng tôi mua rất nhiều quà, mang theo vài thùng trái cây, chúng tôi cùng đi về nơi đã chia cắt 5 năm trước. Gặp lại bố mẹ, nước mắt tôi cứ trào gia. Ông bà trông già đi rất nhiều, hai bên thái dương tóc đã bạc trắng. Nhìn thấy chúng tôi quay về, mẹ tôi chạy đến ôm chầm lấy tôi, bà trộm lấy gấu áo lau đi nước mắt, vội vàng chào đón chúng tôi trước cửa nhà, không còn vẻ lạnh lùng ngày trước nữa.

Bị bố mẹ từ vì lấy chàng rể không có 200 triệu sính lễ, 5 năm sau hồi hương, một trong hai bên mới sáng mắt ra ai đúng ai sai”-2(Ảnh minh họa)

Thực ra, lần này chúng tôi về nhà không phải để khoe khoang. Tôi chỉ muốn cho bố mẹ yên tâm, muốn nói rằng hiện tại tôi sống rất tốt; cũng muốn cho họ biết nuôi con gái không phải là uổng công uổng của, con gái không hề vô ích, vô tích sự. Dù gì bố mẹ là người sinh ra tôi, tôi và Đạt sẽ thường xuyên về nhà thăm”.

Như vậy, Tình là nạn nhân của thói phân biệt giới tính, thiếu công bằng trong nuôi dạy con cái của bố mẹ. Vì là phận gái nên cô chịu muôn vàn thiệt thòi so với anh trai, từ việc bị buộc phải nghỉ học sớm, buộc phải lao vào làm việc kiếm tiền sớm đến việc bị cha mẹ sắp đặt hôn nhân, không được tự lựa chọn bạn đời cho mình. Tuy nhiên, Tình không cam chịu, cô đấu tranh cho hạnh phúc của mình và giành kết quả mỹ mãn. Tình đã chứng minh được dù là nam hay nữ thì đều có quyền tự quyết cho tương lai của mình và mức độ giàu có không phải là yếu tố quan trọng nhất để chọn chồng. Bằng tình yêu thương và đôi bàn tay chăm chỉ lao động, đồng lòng đồng vợ, tát bể Đông cũng cạn!

Theo V.A - Vietnamnet


lấy chồng

kết hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.