Bữa cơm rằm tháng 7 "sóng gió" và sự vùng lên đúng lúc của nàng dâu đảm

Khi vào bữa cơm, chị chồng Trâm lại vẫn thói quen cũ, mỉa mai em dâu vài câu mới chịu được.

Người ta vẫn gọi là Vu Lan báo hiếu, ăn Tết cả năm không bằng rằm tháng 7. Đối với rất nhiều gia đình, đây là dịp con cháu quây quần, sum họp đông đủ hơn cả ngày Tết.

Nhưng cũng chính trong bữa cơm ngỡ sum họp này lại phát sinh nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Trâm (32 tuổi, sinh sống ở Hà Nội) chia sẻ: “Nhà chồng mình có 3 anh chị em. Chị gái lấy chồng gần nhà, vợ chồng mình thì ở Hà Nội, cậu em út cũng đang học Đại học trên này. Vì ít ở nhà nên cứ rằm tháng 7 nhà mình sẽ tập trung đông đủ cho ông bà vui.

Mẹ chồng mình là người hiền lành, chịu khó. Tuy vẫn có lối suy nghĩ của thế hệ trước, nhiều cái cổ hủ nhưng vẫn thương con thương cháu. Từ ngày bố chồng mất, mình có động viên đón mẹ lên ở cùng nhưng bà bảo sống đâu quen đấy, ở quê thoải mái hơn. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu mỗi dịp vợ chồng mình về chơi chị chồng không lời qua tiếng lại trách móc: ‘Nhà có 2 ông con trai mà như không, cái gì cũng đến tay con gái’”.

Vì cuộc sống hôn nhân không chỉ dừng lại ở chuyện của 2 người nên Trâm luôn cố gắng khéo léo, cân đối mọi thứ ở mức hợp lý nhất có thể. Cách đây 2 năm, bố chồng Trâm mất vì đột quỵ, mọi người rất bàng hoàng và đau lòng. Chị chồng có khuyên 2 vợ chồng cô về quê sống để phụng dưỡng mẹ nhưng giờ còn công việc, mọi thứ không thể nói về là về ngay được. Kể từ đó, giữa các chị em trong nhà luôn có những vướng mắc không thể giải quyết.

Dù rằm năm nay rơi vào giữa tuần nhưng Trâm vẫn cố gắng về sớm hoàn thành trọng trách của nàng dâu. Cô chủ động đi chợ, làm cơm cúng cả chay cả mặn khiến mẹ chồng rất hài lòng.

Đến khi hạ mâm lễ xuống, nhìn món bố chồng thích, nhớ cảnh những ngày rằm tháng 7 của quá khứ gia đình không thiếu 1 ai mà mẹ chồng lại rưng rưng nước mắt. Thật lòng Trâm cảm thấy rất ái ngại vì bà từng nói muốn vợ chồng cô về quê sống nhưng thời gian dần trôi qua bà cũng đã miễn cưỡng chấp nhận thực tại. Thậm chí bà còn động viên Trâm: “Thôi cả nhà cùng cố gắng, mẹ buồn thì mẹ nói thế chứ về quê giờ biết làm gì mà sống, công việc các con trên đó đang ổn định”.

Bữa cơm rằm tháng 7 sóng gió và sự vùng lên đúng lúc của nàng dâu đảm-1


Khi vào bữa cơm, chị chồng Trâm lại vẫn thói quen cũ, mỉa mai em dâu vài câu mới chịu được. Tức nước vỡ bờ, Trâm lên tiếng: “Cuối năm nay cũng là hết tang bố, chúng con muốn đề xuất với mẹ, với anh chị cùng em, chúng con muốn đón mẹ lên Hà Nội ở. Vì khoảng cách cũng không quá xa nên mẹ ở nhà con rồi mẹ thích về quê lúc nào chồng con đưa mẹ về, không cần ở cố định nhà con, làm thế nào mẹ thấy thoải mái là được ạ. Mọi thứ chúng con sắp xếp cả rồi, chỉ chờ mẹ đồng ý thôi…”.

Trâm chưa kịp nói hết câu thì chị chồng cắt ngang: “Mợ đón mẹ lên đấy để chăm con cho mợ chứ gì. Nhà mẹ mẹ ở chả việc gì phải đi đâu, làm gì có cái kiểu mẹ phải theo con. Mẹ ở đây không có con trai thì cũng đã có con gái, con rể chạy đi chạy lại lo rồi, không cần đến cậu mợ”.

Dù bức xúc nhưng nàng dâu vẫn lễ phép nhẹ nhàng: “Chị nghĩ thế tội em quá. Trước giờ em có ỷ lại mẹ việc chăm con cho em đâu. Quan điểm của em rất rõ ràng, tuổi của mẹ là nghỉ ngơi, an dưỡng chứ không phải trông trẻ. Bà chơi cùng cháu thoải mái nhưng mọi việc khác đã có giúp việc lo. Mấy tháng nữa em cũng cho thằng cu đi học rồi, ban ngày mẹ buồn mẹ có thể xem phim, đi dạo, tập dân vũ… với các bà trong khu chung cư”.

Khi chị chồng Trâm nguýt dài 1 cái thì cậu em út tay bấm điện thoại, mắt dán vào game nhưng miệng phán rất khảng khái: “ Gớm chị giữ mẹ ở quê để chị gửi con chị cho dễ chứ chăm lo gì. Lần nào em gọi chả thấy mẹ bảo lên nhà chị trông cháu, đón cháu, cho cháu ăn, tắm cho cháu rồi làm cái nọ cái kia cho nhà chị. Nó 4 tuổi rồi cho đi lớp đi cứ ỷ lại bà thời gian đâu bà nghỉ ngơi. Mẹ lên Hà Nội ở thử 1 thời gian đi, cuối tuần con về cũng tiện”.

Thế là bữa cơm thành cuộc tranh luận không ngớt nhưng cuối cùng mẹ chồng Trâm quyết định lên nhà con trai ở. Dù chưa biết trước tương lai sẽ thế nào nhưng nếu chúng ta đối xử với nhau bằng cái tâm chân thành thì chắc hẳn mọi mối quan hệ sẽ đều trở nên tốt đẹp.

 

Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/bua-com-ram-thang-7-song-gio-va-su-vung-len-dung-luc-cua-nang-dau-dam-d277343.html

Chị chồng


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.