Bữa cơm tất niên của 18 người, tôi nấu cơm cố tình quên muối, em chồng ném bát đũa, chồng lật bàn

Từ ngày Linh về làm dâu, bữa cơm tất niên nào cũng do cô làm. Năm ngoái là năm thứ 5 kết hôn, Linh cũng làm bữa cơm tất niên lần thứ 5. Lần ấy, Linh muốn làm điều gì đó thật “đặc biệt”.

Vợ chồng xảy ra mâu thuẫn 9/10 là vì tiền, nếu không chính là quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Sự ổn định hay không của mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng quyết định sự sống và cái chết của cuộc hôn nhân ở một mức độ lớn.

Giữa mẹ chồng và con dâu dường như bẩm sinh đã có hàng rào ngăn cách, luôn có khoảng cách với nhau. Ngẫm lại thì đa phần mẹ chồng vẫn coi con dâu như người ngoài, “khác máu tanh lòng”, sẽ thiên vị máu mủ ruột rà của mình hơn. Nhưng cũng không phải không có trường hợp mẹ chồng nàng dâu giống như ruột thịt. Cũng có con dâu rất tôn trọng mẹ chồng, nhưng mẹ chồng lại hết lần này đến lần khác không tôn trọng con dâu. Thời gian trôi qua, con dâu sẽ dần tích tụ oán giận, cuối cùng dẫn đến quan hệ vợ chồng xấu đi. Cư dân mạng tên Linh gần đây đã gặp phải một số rắc rối, làm cho cô thấy rất phiền muộn.

Kết hôn với chồng nhiều năm, mặc kệ vất vả, Linh luôn vì gia đình mà đánh đổi. Chăm sóc người già trẻ nhỏ trong nhà, vun vén mọi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, Linh không quản nề hà bất cứ việc gì. Thế nhưng, người nhà chồng không một ai nói với cô một câu động viên tử tế, ngược lại, mẹ chồng vẫn mỉa mai và sai cô hết việc này đến việc khác. Thái độ của em chồng lại càng khinh thường cô.

Trong bữa cơm tất niên năm ngoái, cuối cùng Linh cũng trút được cơn giận bao năm qua. Chuyện gì đã xảy ra?

1. Mẹ chồng không hài lòng con dâu

Bữa cơm tất niên của 18 người, tôi nấu cơm cố tình quên muối, em chồng ném bát đũa, chồng lật bàn-1

Linh và chồng, Khang, là bạn học cấp 3. Hai người bắt đầu yêu nhau từ khi còn học trung học, đến khi tốt nghiệp đại học rồi cùng nhau đi làm là 8 năm. Cả hai là điển hình của những mối tình đẹp được truyền miệng, từ lúc còn mặc đồng phục học sinh đến khi bước vào lễ đường. Bởi vậy, có rất nhiều người vừa hâm mộ lại vừa ghen tị chuyện tình của họ.

Sau kết hôn, vấn đề lớn nhất Linh cần giải quyết là chuyện mẹ chồng. Vốn trước khi kết hôn, bà đã không ưng Linh rồi. Từ công việc đến gia thế, mẹ chồng đều thấy chướng mắt.

Con trai tốt nghiệp một trường cao đẳng, nhưng thu nhập hàng tháng 20 triệu. Con dâu tốt nghiệp đại học nhưng được trả nhiều nhất cũng chỉ 7 - 8 triệu/tháng. Hơn nữa con dâu lại xuất thân nông thôn nên ban đầu mẹ chồng Linh không đồng ý chuyện hôn sự của họ, sau vì con trai khăng khăng đòi cưới nên bà mới đành chấp nhận. 

Sau khi về nhà chồng, những ngày khổ sở của Linh bắt đầu. Tất cả các công việc nhà trong nhà đều được giao cho Linh. Một ngày ba bữa, ngoại trừ buổi trưa ở công ty không tiện về nhà nấu cơm, còn lại hai bữa cơm đều là Linh đảm nhận. Có lần nấu cơm muộn, Linh liền bị mẹ chồng mắng nhiếc.

Mẹ chồng là điển hình của kiểu người sống 2 mặt. Lúc chồng Linh ở nhà, bà đối xử với cô khách khí và dịu dàng, chờ đến lúc con trai đi rồi, liền biến thành bộ dạng khác, không ngừng “chỉ tay 5 ngón” sai con dâu.

2. Chồng nhất nhất nghe lời mẹ

Nhiều người nói Linh hoàn toàn có thể nói những điều này cho chồng. Linh chỉ biết cười nhạt không đáp.

Tại sao Linh lại không nói cơ chứ? Cô có nói. Nhưng đối với mẹ chồng luôn khó chịu và ngược đãi mình, chồng cô ở bên cạnh lại luôn thờ ơ, đối với hành động quấy rối vợ của mẹ mình, anh không chỉ trích sai lầm của bà mà lại đứng về phía bà. 

Lúc trước khi yêu đương, Linh không phát hiện chồng lại là một người đàn ông bám váy mẹ. Bây giờ rốt cuộc cũng thấy rõ. đối với những lời nói của mẹ chồng là nhất nhất tuân theo, vợ nói chỉ như gió thoảng bên tai.

Linh từng nghĩ đến chuyện ly hôn, nhưng bản thân lại luyến tiếc, dù sao ở bên nhau gần 10 năm, thời gian 10 năm chính mình đem thanh xuân của mình, tất cả sức sống đều đổ vào một người đàn ông. Linh thực sự không cam lòng chấm dứt cuộc hôn nhân này nên lần nào cũng nhẫn nhịn tha thứ cho cái sai của chồng và mẹ chồng.

Nhưng sự quấy rầy của mẹ chồng vẫn tiếp diễn. Linh không có được một ngày nào yên tĩnh. 

Một lần, mẹ chồng Linh phát hiện bị viêm túi mật, đã đến mức rất nghiêm trọng, phải phẫu thuật để tiến hành cắt bỏ, sau phẫu thuật cũng cần có người chăm sóc.

Hai vợ chồng Linh đều cần đi làm nên thương lượng thay phiên nhau chăm sóc. Mẹ chồng vừa nghe nói con trai cũng phải chăm sóc mình, cuống cuồng nói:

- “Con trai, mẹ không sao, không cần con phải chăm. Con không đi làm sao được. Cái này để vợ con làm được rồi”

"Việc đi làm của con trai mẹ quan trọng, còn của con thì không?”, Linh nghĩ trong lòng nhưng không dám nói ra. Mẹ chồng thì làm mình làm mẩy, nói nếu con trai đến chăm thì bà không nằm viện nữa, về nhà.

Mẹ chồng Linh tiếp tục là điểm hình của việc không có lý lẽ. Bà là muốn con dâu một mình ở bệnh viện chăm sóc mình, để bà tha hồ sai bảo, còn con trai thì bà không muốn, vì không muốn nó vất vả. 

Cuối cùng Linh đành xin nghỉ một tuần, một mình ở bệnh viện 24/24 giờ để chăm sóc mẹ chồng. Mỗi lần chồng mang cơm đến, Linh xúc cơm cho mẹ chồng ăn, bà lại tiếp tục gây khó dễ cho cô, nói cái này không ăn, cái kia không ăn. Bà nói muốn ăn cháo đậu nhưng Linh mua về lại không ăn, cơ bản là muốn gây phiền toái cho con dâu.

3. Em chồng vay tiền

Bữa cơm tất niên của 18 người, tôi nấu cơm cố tình quên muối, em chồng ném bát đũa, chồng lật bàn-2

Nhường nhịn cũng có giới hạn nhất định. Linh kết hôn nhiều năm như vậy, ở nhà chồng làm việc vất vả, lại phải chịu ghẻ lạnh, thất vọng nhất là phát hiện ra mình cũng không trông mong gì được vào chồng. 

Lúc em chồng mua nhà cần tiền, có đến hỏi vay vợ chồng Linh 300 triệu. Nhưng đã 3 năm vẫn chưa trả một đồng. Nhà đã ở mọt rễ nhưng số tiền vay kia thì không thấy động tĩnh gì. 

Nhiều lần đem chuyện nhắc khéo em chồng, em chồng lại chỉ cười mà không ý kiến gì. Mỗi lần hỏi đều nói hiện tại cuộc sống đang khó khăn, lúc nào có tiền liền trả.

Nhiều lần bị khất như vậy, Linh tất nhiên không vi. 300 triệu với vợ chồng cô là số tiền không nhỏ. Dù là chị dâu nhưng cô vẫn phải ngượng ngùng mở miệng đòi tiền nhưng không có kết quả. Linh bảo chồng đến hỏi em chồng xem sao thì chồng lại trách cô chi li tính toán.

Cứ như vậy trong một thời gian dài, chồng Linh tỏ ra rất khó chịu nói: “Vậy bây giờ cô ấy nói không có tiền, lúc nào có liền trả thì tôi biết làm thế nào? Không phải người một nhà thì nên hỗ trợ nhau sao?”.

Linh bị chồng phàn nàn thì chết lặng, trong lòng uất ức đến nghẹn. Em chồng sao lại không có tiền? Không lâu trước đây đến nhà em chồng, Linh thấy vợ chồng cô ấy vừa mua một chiếc ô tô, bình thường tiêu tiền cũng rất xõa tay, liên tục cho cả nhà đi du lịch. Như thế lại là không có tiền trả nợ? Nói thẳng ra là không muốn trả, trong khi Linh không yêu cầu phải trả một cục mà là trả dần, mỗi tháng 1 ít cũng được. 

Tóm lại Linh không hiểu, có biện pháp giải quyết, vì sao lại không làm?

4. Bữa cơm tất niên nhớ đời

Một đêm giao thừa nữa lại tới. Từ ngày Linh về làm dâu, bữa cơm tất niên nào cũng do cô làm. Năm ngoái là năm thứ 5 kết hôn, Linh cũng làm bữa cơm tất niên lần thứ 5.

Bữa cơm tất niên lần ấy, Linh muốn làm điều gì đó thật “đặc biệt”. Nếu chuyện em chồng vay tiền vẫn chưa được giải quyết, chồng cũng kệ chuyện mẹ chồng vì ngại phiền phức, vậy thì để cô giải quyết.

Lần tất nhiên này, số lượng người tham gia nhiều hơn hẳn mọi năm. Trẻ em người lớn đều đến đông đủ nên đếm được 18 người. Đây quả là một “công trình lớn” đối với người nấu ăn. Trong nhà không có bàn lớn chứa được nhiều người như vậy, nên Linh dự định bày 2 bàn thức ăn. Người lớn tuổi trong nhà ngồi một mâm, phụ nữ trẻ em mâm còn lại. 

Bữa cơm tất niên của 18 người, Linh nấu ăn cố tình quên muối, chính là muốn ra oai với em chồng và mẹ chồng, để cho bọn họ biết cô cũng không phải kiểu để người khác mặc nhiên giày xéo.

Mẹ chồng phát hiện vấn đề trước, hỏi Linh có quên cho muối không. Linh lúc đầu không phản ứng, sau đó mới “vâng” 1 tiếng. Em chồng nhìn không nổi nữa, cảm thấy chị dâu đây là muốn tỏ rõ thái độ với mình, không chào đón mình nên gạt đổ bát đũa, kéo con và chồng bỏ ra ngoài. 

Thấy em gái mình tức giận bỏ đi, chồng Linh cũng lật luôn bàn. Bữa cơm tất niên vốn là bữa cơm đoàn viên, bây giờ đã trở thành cơm tán gia.

"Cô ấy không trả tiền, em cũng không cần phải cố tình nấu cơm không cho muối như vậy”

"Là hổ mà không thị uy, để người khác coi mình là con mèo hen chắc”, Linh mấy năm nay cuối cùng cũng nổi giận một lần, khiến chồng cô bị sốc, "Nhiều năm như vậy tôi ngậm đắng nuốt cay hầu hạ các người, cuối cùng cũng nên thay đổi cách sống”.

Không lâu sau, tài khoản của Linh có thông báo 300 triệu gửi đến. Linh hài lòng nở nụ cười, có vài người chính là lời dễ nghe không muốn, nhất định phải ác ngôn mới có tác dụng.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu

chị dâu em chồng

tất niên


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.