- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Các nghiên cứu về tâm lý hôn nhân chứng minh: Tình cảm vợ chồng lâu dài, bền chặt đến từ 2 yếu tố này
Thông qua dữ liệu thực nghiệm thu được, Gottman chia các cặp vợ chồng thành hai loại: Bậc thầy hôn nhân và kẻ tạo ra thảm họa.
Tiểu thuyết gia người Nga Tolstoy đặt ra câu hỏi: Phải chăng nguyên nhân của sự bất hòa trong mỗi gia đình khác nhau, hay liệu những cuộc hôn nhân bế tắc đều có điểm chung nào đó?
Bạn là "bậc thầy hôn nhân" hay "kẻ tạo ra thảm họa"?
Các nhà khoa học lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ hôn vào những năm 1970, quan sát phản ứng và hành vi của các cặp vợ chồng khi đối mặt với khủng hoảng hôn nhân. Kết quả là tỷ lệ ly hôn cực kỳ cao.
Để tránh ảnh hưởng của việc ly hôn đến con cái, các nhà tâm lý học quyết định chỉ tập trung thí nghiệm vào các cặp vợ chồng, đưa họ vào phòng thí nghiệm để quan sát hành vi của họ, từ đó tìm ra những yếu tố hình thành nên một cuộc hôn nhân lành mạnh và lâu dài.
Vợ chồng nhà tâm lý học John Gottman và Julie Gottman đã mở một học viện tên là Gottman ở New York, chuyên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giúp các cặp đôi khác duy trì mối quan hệ lành mạnh, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.
John Gottman bắt đầu thu thập những khám phá quan trọng có liên quan ngay từ năm 1986 và mở một "phòng thí nghiệm tình yêu" cùng với đồng nghiệp Robert Levenson tại Đại học Washington. Họ mời các cặp vợ chồng mới cưới vào phòng thí nghiệm và quan sát sự tương tác.
Gottman cùng nhóm các nhà nghiên cứu khác gắn các điện cực giữa mỗi cặp đôi và yêu cầu họ trò chuyện về mối quan hệ của họ.
Cụ thể như: Gặp nhau như thế nào, những khác biệt chính mà họ phải đối mặt và một số kỷ niệm đẹp.
Trong khi nói chuyện với họ, một cỗ máy kết nối với các điện cực sẽ đo và đếm lưu lượng máu, nhịp tim, tần suất đổ mồ hôi của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, các nhà nghiên cứu để các cặp vợ chồng về nhà và theo dõi trong 6 năm tiếp theo để xem kết quả.
Vợ chồng nhà tâm lý học John Gottman và Julie Gottman
Thông qua dữ liệu thực nghiệm thu được, Gottman chia các cặp vợ chồng thành hai loại: Bậc thầy hôn nhân và kẻ tạo ra thảm họa.
Những "bậc thầy hôn nhân" vẫn hạnh phúc bên nhau trong 6 năm tiếp theo, nhưng "những người tạo ra thảm họa" hoặc đã chia tay hoặc không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của họ.
Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập được từ các cặp đôi, họ thấy rõ sự khác biệt giữa những 2 đối tượng:
Mặc dù các cặp đôi tỏ ra rất bình tĩnh trong cuộc phỏng vấn, nhưng các phản ứng sinh lý của họ được thiết bị kiểm tra đã tiết lộ sự thật: Nhịp tim đập nhanh, luôn đổ mồ hôi và máu cũng chảy rất nhanh.
Khi xem xét hàng nghìn cặp đôi, Gottman phát hiện ra rằng những người hoạt động sinh học nhiều hơn vào thời điểm thử nghiệm có mối quan hệ xấu đi nhanh hơn theo thời gian.
Nhưng những phản ứng sinh lý này liên quan đến cái gì? Vấn đề là những "người tạo ra thảm họa" có phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" trong mối quan hệ của họ. Vì vậy, ngồi xuống và nói chuyện vui vẻ với nửa kia chẳng khác nào hình phạt.
Kể cả khi nói chuyện vui vẻ hay bình thường, "người tạo ra thảm họa" sẵn sàng lao vào tấn công người bạn đời. Điều này làm cho lưu lượng máu của họ tăng đột biến và trở nên hung dữ.
Gottman muốn tìm hiểu thêm về cách những "bậc thầy về hôn nhân" nuôi dưỡng tình yêu và sự thân mật lẫn nhau, cũng như cách những "người tạo ra thảm họa" làm suy yếu những yếu tố ổn định này.
Một mối quan hệ vợ chồng lâu dài, bền vững đến từ sự "quan tâm" và "bao dung"
Trong một nghiên cứu tiếp theo vào năm 1990, ông đã thiết kế một phòng nghiên cứu tại Đại học Washington giống như một cabin với chiếc giường cỡ lớn và bữa sáng yên tĩnh.
Ông lần lượt mời 130 cặp đôi mới cưới ở lại đây trong một ngày, quan sát các hành vi mà các cặp vợ chồng có trong ngày nghỉ: nấu ăn, dọn phòng, nghe nhạc, ăn uống, trò chuyện, đi chơi. Điều đó đã dẫn Gottman đến một khám phá quan trọng - yếu tố trung tâm quyết định "cây hôn nhân" phát triển tốt hay thối rữa.
Trong suốt 1 ngày, những cặp đôi này sẽ có nhu cầu giao tiếp về mặt tình cảm.
Ví dụ, người chồng tình cờ thấy một vài cây trong vườn ra hoa, anh ta có thể nói với vợ mình: "Em ơi nhìn xem hoa nở đẹp chưa kìa!".
Hành vi của anh ta không phải là khen ngợi cây hoa, mà là để tìm kiếm phản ứng từ vợ anh ta, để chứng tỏ rằng vợ anh ta quan tâm và đồng ý với những gì chồng mình nói. Trong giây phút đó, anh ta muốn tạo sự gắn kết giữa vợ và chồng.
Người vợ đứng trước hai sự lựa chọn: hưởng ứng hoặc mặc kệ. Điều này nghe có vẻ tầm thường và ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự phản ánh nhiều yếu tố trong một mối quan hệ lành mạnh. Người chồng cảm thấy bông hoa ấy đủ để trở thành đề tài giao tiếp, vấn đề là người vợ có nhận ra và coi trọng điều này hay không.
Những người hưởng ứng thể hiện sự quan tâm và ủng hộ sở thích của bạn đời. Ngược lại những biểu hiện như im lặng, đáp một cách chiếu lệ hời hợt ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của đối phương
Gottman tin rằng những "bậc thầy về hôn nhân" sẽ có một thói quen: Họ luôn tìm thấy những điều tích cực trong cuộc sống và biết ơn. Họ biết cách thiết lập phương thức hòa hợp với sự tôn trọng và đánh giá cao lẫn nhau.
Tuy nhiên, "người tạo ra thảm họa" sẽ chỉ tìm thấy những sai lầm và thiếu sót của đối phương trong cuộc sống.
Nghiên cứu cho thấy sự quan tâm có thể dẫn đến một cuộc hôn nhân ổn định và viên mãn. Có bằng chứng cho thấy một người càng nhận được nhiều sự quan tâm, anh ta càng trở nên dịu dàng và thân thiện hơn. Điều này tạo ra một vòng tròn tích cực trong mối quan hệ hôn nhân.
Những "bậc thầy về hôn nhân" coi sự chu đáo là sức mạnh để phát triển. Họ biết họ phải tập luyện để duy trì sức mạnh đó. Nói cách khác, một cuộc hôn nhân bền lâu đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng.
Những cuộc cãi vã chắc chắn là thời điểm khó khăn nhất để kiểm tra sự chu đáo và lòng tốt của con người, nhưng chính những khoảnh khắc này lại cần sự thấu hiểu lẫn nhau nhất. Thái độ khinh miệt và hung hăng trong các cuộc xung đột hôn nhân có thể dần dần vượt quá tầm kiểm soát.
Nhà tâm lý học Ty Tashiro cho biết: "Nhiều khi, người bạn đời làm những điều khiến bạn không vừa ý nhưng ý định của họ là tốt. Vì vậy, việc dành cho nhau sự trân trọng và biết ơn vẫn là điều cần thiết".
Luôn có nhiều nguyên nhân dẫn đến một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhưng tác nhân chính thường là sự thiếu suy nghĩ và thấu hiểu. Khi một số áp lực cuộc sống từ con cái, sự nghiệp, bạn bè, người thân… chồng chất trong hôn nhân, lấn át thời gian lãng mạn và thân mật ban đầu giữa vợ chồng, nhiều cặp đôi trở nên bất mãn với nhau.
Không khó để chúng ta nhận thấy rằng rất nhiều nghiên cứu khoa học về tâm lý hôn nhân đều cho rằng: Một mối quan hệ vợ chồng lâu dài, bền vững đến từ sự "quan tâm" và "bao dung". Và tất cả những điều này là sự đảm bảo cho một cuộc sống hạnh phúc và chất lượng.
Theo PNNV
-
Yêu2 giờ trướcVideo quay cảnh cô dâu, chú rể cùng nhau rót cát hợp hôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Thay vì rót rượu vang trên tháp ly, cặp đôi cùng nhau rót cát vào một chiếc bình trong suốt có hình ngôi nhà.
-
Yêu6 giờ trướcDù đàng trai nói những lời có cánh, cho rằng bạn gái chính là gu của mình nhưng cuối cùng anh vẫn bị từ chối tại "Bạn muốn hẹn hò".
-
Yêu12 giờ trướcNày các cô gái nhỏ của anh ơi, em có đang sở hữu một tình yêu thực sự không? Nhớ giùm anh, tình yêu thật sự luôn ở trong em 24/7, suốt cuộc đời của em.
-
Yêu1 ngày trướcSau khi tái hôn ông Nghinh, bà Yến sống hạnh phúc như cặp vợ chồng son cho đến khi ông bất ngờ ra đi vì bạo bệnh, để lại nỗi buồn thương khôn tả cho người ở lại.
-
Yêu1 ngày trước“Ban đầu, nói “không” thật khó khăn với tôi. Đó không chỉ là từ chối một lời đề nghị, mà tôi sợ bị đánh giá là ích kỷ”, chị Thu Hằng (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) tâm sự.
-
Yêu1 ngày trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối 'quay xe' biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Yêu1 ngày trướcNhìn bề ngoài, anh Vương 'kém' vợ mình một trời một vực. Chị Hoài, vợ anh, xinh xắn, tính tình vui vẻ, thần thái toát lên vẻ sang trọng còn anh Vương xuề xòa, chân chất như nông dân. Cuộc hôn nhân ấy vẫn ngập tràn niềm vui vì được xây dựng bằng tình yêu chân thành...
-
Yêu1 ngày trướcVốn định kết hôn với cô gái khác nhưng khi trúng tiếng sét ái tình của Thanh Tú, Đình Tân quyết định hủy cưới để theo đuổi chân ái của đời mình.
-
Yêu2 ngày trướcNgười đàn ông 59 tuổi nhận ra mình bị lừa tình, lừa tiền sau khi chuyển cho người yêu hơn 270 triệu đồng làm sính lễ nhưng cô biến mất trước ngày cưới.
-
Yêu2 ngày trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu3 ngày trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu3 ngày trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu4 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu4 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.