Chồng tôi có “sở thích đặc biệt”, không thể làm anh hài lòng với mức lương tháng chỉ 10 triệu, cuối cùng tôi ly hôn

Điều tôi muốn nói với bạn là trên thế giới này, có đủ loại người có hình thù kỳ lạ, và một số người luôn có những ý tưởng kỳ quái về một số thứ.

Một người vợ viết thư tâm sự về "sở thích đặc biệt" của chồng mình như sau:

“Tôi và chồng quen nhau và kết hôn qua mạng xã hội. Khi yêu nhau, tôi làm ở công ty tư nhân còn chồng tôi là hướng dẫn viên du lịch. Thu nhập lúc đó tương đương nhau, lại là người “giỏi” tiêu tiền hơn nên về cơ bản sau kết hôn, vợ chồng tôi vẫn giữ thói tiêu tiền xõa tay. Căn bản cũng bởi không phải lo chuyện nhà cửa, chúng tôi đã sớm được bố mẹ hai bên mua cho một căn nhà. Đến tháng thứ 3 của cuộc hôn nhân thù chồng tôi nghỉ làm, chỉ ở nhà. Lý do anh đưa ra là: “Đi làm mệt quá!”

Trong suốt thời gian đó, tôi có phàn nàn với chồng: “Một người đàn ông trưởng thành, có sức vóc như anh mà ở nhà suốt ngày thì không hay ho gì nhỉ?”. Lúc này, chồng tôi sẽ dùng “tấm gương” về khả năng kiếm tiền của một số phụ nữ mạnh mẽ mà anh biết để đáp trả tôi.

Tìm hiểu thêm về chồng, tôi rút ra một kết luận: Chồng tôi là kiểu thích ăn bám vợ, lúc nào vợ cũng phải cúc cung tận tụy dâng cơm tận nơi cho ăn! Vấn đề là lương tháng của tôi chỉ có 10 triệu, căn bản không có khả năng thực hiện "sở thích đặc biệt" của anh ấy. Cố gắng thuyết phục chồng đi làm nhiều lần đều không có kết quả nên khi cuộc hôn nhân của chúng tôi bước sang tháng thứ 8, tôi đã đệ đơn ly hôn chồng. Vào lúc đó, tôi cứ nghĩ mình làm căng thế này, chồng sẽ thỏa hiệp và đi làm. Không ngờ, thái độ của chồng tôi là: “Em kiếm 10 triệu/tháng, chỉ cần hai chúng ta sống đạm bạc là đủ tiêu rồi”.

Chồng tôi có sở thích đặc biệt”, không thể làm anh hài lòng với mức lương tháng chỉ 10 triệu, cuối cùng tôi ly hôn-1

Nói thật là tôi rất muốn tống cổ chồng mình đi.

Không còn hy vọng chung sống với chồng, chúng tôi cũng chưa có con, tài sản sở hữu chung cũng không nhiều, chỉ cần tôi cương quyết ly hôn thì thủ tục lý hôn chắc chắn sẽ suôn sẻ.

Kinh nghiệm hôn nhân này quá tệ, lúc này tôi chỉ biết vừa soạn đơn ly hôn vừa thở dài: “Cuộc sống này, sao lại khó khăn như vậy?”

***

Trong đời, tôi từng chứng kiến ​​rất nhiều người đàn ông “bất trị”, những người đàn ông này lại thường có một cô vợ đảm đang. Về hiện tượng này, chúng ta có thể hiểu là: vì người nữ quá mạnh nên đàn ông trở nên hơi yếu trong cuộc sống, hoặc do đàn ông quá yếu nên phụ nữ ép mình làm “nam” giới.

Tôi có một người hàng xóm là nam, năm nay 70 tuổi, thậm chí không làm được những việc đơn giản như thay bóng đèn, lau nhà, nấu nướng... Người đàn ông này, chính vì cả đời sống “ỷ” vào người khác nên cuộc sống khá ổn định dù thu nhập không cao, nói chung 70 tuổi vẫn sống khỏe. Trong khi vợ ông là lao động chính trong nhà, phải làm nhiều việc nuôi gia đình. Bây giờ con cái ông bà đều đã trưởng thành nhưng không ai trong số đó tin rằng có thể trông chờ được gì vào bố mình, họ coi ông là người “ăn ngon lười làm” trong nhà. 

Thực ra thì như người hàng xóm của tôi cũng là một cách sống. Dù sao ông cũng có một gia đình, có người vợ yêu mình, con cái tuy có chán ghét nhưng vẫn ngoan ngoãn với bố.

Hôn nhân là cả một đời có nhau, chỉ cần hai người có thể đạt được sự đồng thuận trong cuộc sống thì sẽ lâu dài, ngay cả khi cách sống đó không được những người xung quanh đồng ý thì cũng không thành vấn đề. Cho nên người đàn ông có ỷ lại hay không, họ cũng cần người yêu hợp pháp của mình sẵn sàng làm điều đó. Có người vợ không thể chấp nhận, cũng có những người thấy chồng mình như vậy cũng không sao.

Rõ ràng người vợ ở đây khó chấp nhận được chuyện chồng sống ỷ lại. Vì vậy, sau khi chồng nghỉ việc vào tháng thứ 3 của cuộc hôn nhân, giữa hai người thường xuyên xảy ra cãi vã. Trong hoàn cảnh này, việc người chồng “cố chấp” tiếp tục ỷ lại sẽ chỉ khiến người vợ ngày càng thất vọng về anh. Khi nhận thức về cuộc sống của hai người không thể ở cùng một kênh, điều tự nhiên là chúng ta phải chứng tỏ rằng cái của mình là chính sách tốt nhất.

Tôi không muốn chỉ trích chồng chị, tôi chỉ muốn khẳng định quyết định ly hôn của chị: khi chị ở bên ai đó và tất cả những gì chị cảm thấy là đau đớn, thì lựa chọn ra đi là cách lý trí nhất. Nếu không, chị có ở trong mối quan hệ này thêm nữa cũng chẳng thể hạnh phúc, kết cục là cả hai đều bị thiệt hại.

Lúc này, điều may mắn nhất chắc hẳn là chuyện vợ chồng chị chưa có con chung. Nếu tới khi có con rồi mới phát hiện ra cả hai không hợp thì không chỉ vợ chồng mà đứa con vô tội cũng sẽ bị tổn thương. 

Điều tôi muốn nói với bạn là trên thế giới này, có đủ loại người có hình thù kỳ lạ, và một số người luôn có những ý tưởng kỳ quái về một số thứ.

Có thể, theo quan niệm của nhiều người: còn trẻ thì nên xông pha kiếm tiền, nhưng một số người lại có xu hướng lười biếng, thích nhàn hạ, yên thân. Trong trường hợp này, với tư cách là người thân hoặc người yêu của đối phương, bạn có thể đưa ra lời khuyên, nhưng khi đối phương không nghe theo lời khuyên của bạn, bạn cũng đành bất lực?

Nhiều khi czhúng ta mong muốn thay đổi những người xung quanh mình, nói thẳng ra là chúng ta chỉ mong người kia có thể sống như mình mong đợi, nhưng lại thấy rằng thay đổi một con người thật sự rất khó. Vì vậy, điều kiện tốt nhất giữa vợ và chồng là có thể đồng cảm và thông cảm cho nhau, nếu đối phương không quan tâm đến cảm xúc của bạn, bạn sẽ nghĩ người kia yêu thương bản thân họ hơn bạn. Đối với một người yêu như vậy, nếu bạn không muốn bao dung, chỉ cần thay thế người khác.

 

Theo V.A - Vietnamnet


lười biếng

Ly hôn


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.