Chồng tranh làm hết việc nhà, không cho vợ động tay giúp đỡ và cái kết đáng buồn

Chồng không chỉ làm toàn bộ việc nhà mà còn không cho vợ động tay giúp đỡ, khiến cô cảm thấy anh mới chính là 'người phụ nữ gia đình' chứ không phải mình.

Chồng tranh làm hết việc nhà, không cho vợ động tay giúp đỡ và cái kết đáng buồn-1

Đối với đa số phụ nữ, lấy một ông chồng sống ngăn nắp, sạch sẽ, cẩn thận thì hạnh phúc (Ảnh minh họa)

Samar M., 28 tuổi, khẳng định chồng cô, anh Mohammad S., không chỉ làm toàn bộ việc nhà mà còn không cho vợ động tay giúp đỡ, khiến cô vô cùng chán nản. Sau khi trao đổi thẳng thắn với nhau, Mohammad còn trả lời rằng nếu Samar muốn sống trong nhà thì phải tuân thủ mọi nguyên tắc mà anh đặt ra.

"Chúng tôi mới cưới nhau có hai tuần. Tôi biết và yêu anh ấy đã hơn hai năm nhưng bây giờ tôi ghét phải sống cùng người đàn ông ấy và không thể chịu nổi cách hành xử đó", Samar chia sẻ với trang tin Masrawy.

"Chồng tôi chẳng khác gì một bà nội trợ. Anh ấy không để tôi động vào bất cứ đồ vật gì trong nhà và làm hết mọi việc từ nấu nướng, lau dọn và những việc khác. Anh ấy kiểm soát mọi thứ trong nhà, và tôi chẳng có quyền góp ý gì, kể cả nơi đặt tivi".

Theo Oddity Central, Mohammad mở một cửa hàng bán quần áo và công việc kinh doanh rất tốt. Anh thuê nhân viên, thuê người quản lý nên gần như ở nhà suốt ngày.

Khi Samar đem chuyện này kể với mẹ chồng, bà rất ngạc nhiên và cho biết Mohammad chưa từng động tay vào việc gì trong nhà lúc còn sống cùng cha mẹ.

"Anh ấy đúng kiểu 'phụ nữ gia đình' và tôi không thể chịu nổi việc phải sống cùng người đàn ông như vậy. Mới cưới hai tuần thôi nhưng anh ấy tranh nấu cơm, giặt giũ vì anh ấy biết phân loại quần áo bẩn theo màu. Giặt xong, anh ấy lại là quần áo, rồi quét nhà, sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh. Còn tôi thì cả ngày không động tay gì, chỉ ngồi nhìn anh ấy vui vẻ làm việc", Samar bức xúc nói.

Samar đã gửi đơn xin ly hôn lên Tòa án Gia đình ở New Cairo, trong đó ghi rõ: "Chồng không cho tôi quyền tự do sắp xếp việc nhà, tôi thấy mình như người đến nghỉ trong khách sạn".

Mọi người đều có quyền được yêu và quyền theo đuổi tình yêu. Cho dù bạn có tự do theo đuổi tình yêu như thế nào đi chăng nữa thì cũng cần tồn tại một giới hạn trong cuộc yêu này, do đó mà bạn không thể tùy tiện thích làm gì thì làm.

Đối với đa số phụ nữ, lấy một ông chồng sống ngăn nắp, sạch sẽ, cẩn thận thì hạnh phúc gấp bội phần so với ông chồng ở dơ, bừa bộn. Nhưng thực tế, không ít phụ nữ chỉ mong sao chồng bớt sạch, bớt kỹ tính một chút để còn thấy cuộc đời vẫn đẹp.

Nhiều người nghĩ rằng kỹ tính cũng là đức tính tốt. Tuy nhiên, nếu sự kỹ tính đó trở thành nỗi ám ảnh cho bạn thì nó không còn là đức tính tốt nữa. Sự kỹ lưỡng quá mức đôi khi phản tác dụng vì vừa làm khổ mình vừa vô tình đẩy người thân, bạn bè ra xa.

Theo các chuyên gia, nhóm người quá kỹ tính là một biểu hiện của bệnh ám ảnh cưỡng chế. Đối với người có thói quen kỹ lưỡng thái quá, đòi hỏi cao về sự sạch sẽ, luôn cầu toàn chỉn chu thì chưa có vấn đề bệnh lý nhưng đã có vấn đề về tâm lý, muốn mọi chuyện theo đúng khuôn khổ do mình đặt ra.

Mọi sự "trật đường ray" đều khiến họ khó chịu, căng thẳng và tìm mọi cách đưa trở về "khuôn khổ". Tâm lý của họ thường quan tâm nhiều đến tiểu tiết, phải gánh vác phần lớn việc gia đình, cho rằng người khác sao nhãng, thiếu trách nhiệm và trong vô thức mong muốn người khác quan tâm, phải công nhận sự đóng góp của mình.

Họ rất cần sự chia sẻ, tôn trọng, cảm ơn và hỗ trợ từ những người thân để giải tỏa tâm lý.

Nếu người kỹ tính là đàn ông, người vợ cần khéo léo để không nóng nảy, xảy ra xung đột với chồng hoặc coi thường chồng theo quan điểm "đàn ông gì mà kỹ tính như đàn bà". Nhẹ nhàng góp ý hoặc phản đối để không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của đàn ông, bởi đàn ông kỹ tính thường có chút gia trưởng hoặc độc đoán hơn những người khác.

Theo Gia đình & Xã hội


tâm sự tình yêu

tâm sự gia đình

Vợ Chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.