Chuyện tình nhà thơ Chế Lan Viên: Ngày ly hôn, lời cuối cùng nhắn nhủ vợ là 4 câu thơ khiến ai nấy sửng sốt và hành động đặc biệt của bà vợ hai sau khi chồng qua đời!

Khác với phản ứng của nhiều người trong phiên tòa ly hôn, nhà thơ Chế Lan Viên lại có cách "đối đầu" thật sự khác biệt làm sao!

Những nhà thơ cũng có cách yêu đương thật mãnh liệt và đặc biệt. Đối với cuộc tình nào, họ cũng đều hết mình với nó và đôi khi, nhận về những tổn thương. Cách họ đương đầu với đổ vỡ cũng khiến người ta ngậm ngùi.

Nhà thơ Chế Lan Viên là một trong những cái tên nổi tiếng nhất của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại hàng loạt tác phẩm có giá trị trong suốt sự nghiệp văn chương của mình. Và câu chuyện tình yêu của ông cũng vô cùng đặc biệt.

Đưa người yêu đi trốn và cái kết cuộc bất ngờ

Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ra ở Quảng Trị, lớn lên tại Quy Nhơn và sau khi đỗ bằng Thành chung thì đi dạy kiếm sống.

Câu chuyện về mối tình đầu của Chế Lan Viên được nhà thơ Quách Tấn kể lại trong một tác phẩm sau này.

Thời trẻ, Chế Lan Viên đẹp trai, tài cao và giảng văn rất hấp dẫn nên nhiều học sinh có cảm tình đặc biệt với ông. Trong số đó, có hai cô gái nổi bật nhất tên là Giáo và Tuyết. Chế Lan Viên cũng đến tuổi hẹn hò nhưng chưa biết ý các cô ra sao. Lúc đó, bạn gái của Quách Tấn là Đỗ Thị Hồng Loan đã thúc giục bạn trai mình giúp đỡ Chế Lan Viên.

Nhờ đó, Chế Lan Viên đã tổ chức cho Tuyết và Giáo cùng các nữ sinh giỏi quốc văn trong trường đến để gặp mặt nhà thơ Quách Tấn - "nhà thơ Đường cuối cùng của Việt Nam". Sau 15 phút, Quách Tấn đã nắm được các yếu tố cần thiết để giúp anh bạn thân "giải quyết" mối lăn tăn trong lòng.

Chuyện tình nhà thơ Chế Lan Viên: Ngày ly hôn, lời cuối cùng nhắn nhủ vợ là 4 câu thơ khiến ai nấy sửng sốt và hành động đặc biệt của bà vợ hai sau khi chồng qua đời!-1
Trong hai cô Tuyết và Giáo thì Tuyết đẹp, quý phái mặn mà và sắc sảo. Giáo dễ thương thục nữ. Khi Chế Lan Viên đến hỏi ý kiến nhà thơ Quách Tấn, ông ôn tồn đáp:

"Nếu Hoan (Chế Lan Viên) muốn có một quán trọ cao sang để nghỉ chân trên con đường thơ muôn dặm thì nên chọn Tuyết. Còn muốn có một tổ ấm để con chim trời bay mỏi đêm trở về nghỉ ngơi thì nên chọn Giáo. Vì có Loan nên tôi không dám nói trắng vì sợ rủi chạm lòng tự ái Loan".

Thời điểm ấy, Chế Lan Viên cũng chưa tỏ tình với ai. Ông Quách Tấn nhắn nhủ rõ ràng với bạn rằng từ bây giờ chỉ chú tâm vào Giáo và thẳng thắn hỏi chuyện cưới Giáo nếu thật lòng muốn kết hôn.

Sau đó một thời gian, nhà thơ Chế Lan Viên chia sẻ rằng đã hỏi ý kiến Giáo. Hai bên thề ước với nhau nếu không phải là đối phương thì nhất quyết chẳng kết hôn.

Tuy vậy, cặp đôi này chẳng dễ dàng đến với nhau vì cha mẹ Giáo nhất định không gả con gái cho người không có sự nghiệp. Được biết, ông Ba Hội - cha Giáo là người tay trắng làm nên cơ đồ nên rất khó tính.

Khi đó động viên bạn, Quách Tấn viết thơ cho Chế Lan Viên nhắn nhủ: "Nếu hai bên Hoan, Giáo quyết lòng thương yêu nhau thì noi gương Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như".

Một thời gian sau, Chế Lan Viên đã dắt tay Giáo vào Nha Trang trú ngụ ở nhà của Quách Tấn. Ông Ba Hội cũng đâm đơn kiện Chế Lan Viên vì dụ dỗ gái vị thành niên.

Chuyện tình nhà thơ Chế Lan Viên: Ngày ly hôn, lời cuối cùng nhắn nhủ vợ là 4 câu thơ khiến ai nấy sửng sốt và hành động đặc biệt của bà vợ hai sau khi chồng qua đời!-2
Chân dung nhà thơ Chế Lan Viên.

Ở Nha Trang, Giáo có người cậu tên Tư Tào. Ông Tư Tào đó lại có quen biết với Quách Tấn. Trong khi quan hệ giữa Quách Tấn và Chế Lan Viên thì ai cũng rõ. Bởi vậy, Quách Tấn đã gửi Giáo lên trường Đoàn Thị Điểm, gửi Chế Lan Viên đến nhà một người bạn để tránh.

Đúng y như dự đoán, ông Tư Tào đã đến dò hỏi và nhìn lén khắp nơi nhưng không tìm được người.

Hai hôm sau, ông Năm Cần - một người bạn của Tư Tào và cũng quen Quách Tấn tìm đến. Sau một hồi nói chuyện thì cũng lộ ra lí do đến nhà để nhìn xem có Giáo và Chế Lan Viên ở đó hay không.

Khi đó, ông Năm Cần - vốn là một người khá nhân hậu đã mách cho Quách Tấn biết người có thể khuyên nhủ cha của Giáo là ông Thông Tùng ở Đà Nẵng. Đây là người giúp cha của Giáo làm giàu.

May mắn thay, ông Thông Tùng này lại là bạn thân của cha Quách Tấn. Sau đó Quách Tấn đã vì bạn mà thân chinh đến nhà ông Tùng để nhờ vả. Đồng thời, Quách Tấn cũng nhờ cả ông Năm Cần trong việc xử lý mọi chuyện cho Chế Lan Viên.

Tiếp theo, ông Năm Cần đưa Giáo đến cho ông Tư Tào để đưa về Đà Nẵng. Mặt khác, Quách Tấn bảo Chế Lan Viên về thưa với bố mẹ sắm lễ vật ra nhà ông Thông Tùng để cùng ông Thông đến nhà Ba Hội.

Nhờ sự chặt chẽ đó, vài tháng sau, ngày 26/9/1943, Chế Lan Viên thành công cưới được Giáo. Cưới xong rồi, Giáo về Bình Định với bố mẹ chồng còn Chế Lan Viên ra Huế dạy học.

Cuộc hôn nhân của họ cứ êm đềm trôi. Giáo sinh cho chồng 3 người con, hai trai và một gái.

Chuyện tình nhà thơ Chế Lan Viên: Ngày ly hôn, lời cuối cùng nhắn nhủ vợ là 4 câu thơ khiến ai nấy sửng sốt và hành động đặc biệt của bà vợ hai sau khi chồng qua đời!-3
Nhà thơ Chế Lan Viên và con trai.

Tuy vậy, 16 năm sau, đến năm 1959 thì Chế Lan Viên và Giáo không còn là vợ chồng nữa. Được biết, khi đó nhà thơ bị lao phổi phải đi chữa trị ở Trung Quốc. Giáo ở nhà không còn chung tình nữa và xin ly hôn, giao cả 3 đứa con cho chồng nuôi.

Chế Lan Viên thương con đã níu kéo lại nhưng không thể. Cuối cùng họ đành phải ra tòa. Trong phiên tòa, Chế Lan Viên ngồi im lặng suốt buổi. Sau khi xong hết thủ tục, ông mới đứng lên đọc bài thơ thay cho lời cuối:

"Đến chỗ đông người anh biệt em

Quay đi thôi chớ để anh nhìn

Mày em trăng mới in ngần thật

Cắt đứt lòng anh trăng của em".

Đến cuối cùng khi dứt tình với nhau trong đau đớn, ông vẫn bày tỏ sự lưu luyến nhẹ nhàng nhưng cũng đầy xót xa.

Màn tái hôn được bạn bè giúp sức

Sau khi ly hôn vợ, cuộc sống của Chế Lan Viên cũng vất vả vì một nách 3 con. Nếu như cuộc hôn nhân đầu tiên của ông do nhà thơ Quách Tấn làm mối thì cuộc hôn nhân thứ hai là nhà văn Nguyễn Thành Long "bắc cầu".

Khi đó, Chế Lan Viên là biên tập của báo Văn học. Năm 1960, Hội nhà văn mở trại sáng tác ở Khương Thượng. Nhà văn Vũ Thị Thường từ Thái Bình cũng lên dự trại.

Vũ Thị Thường lúc đó đã 30 tuổi, chưa có chồng. Khi nghe nhà văn Nguyễn Thành Long kể về hoàn cảnh của Chế Lan Viên, bà đã khóc vì thương cảm. Bà cũng thú nhận rằng bây giờ mình không kén cá chọn canh gì hết.

Tuy vậy, lúc đó hoàn cảnh của Chế Lan Viên quá nặng nề nên Nguyễn Thành Long vẫn chưa dám mối mai, đặc biệt chưa rõ ý của nhà thơ thế nào.

Chuyện tình nhà thơ Chế Lan Viên: Ngày ly hôn, lời cuối cùng nhắn nhủ vợ là 4 câu thơ khiến ai nấy sửng sốt và hành động đặc biệt của bà vợ hai sau khi chồng qua đời!-4


Sau đó, khi cả hai nói chuyện cùng nhau, Chế Lan Viên tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề đó và đồng ý tìm hiểu. Cuối cùng, nhờ một cuộc hẹn của Nguyễn Thành Long mà hai người gặp được nhau.

Ở cuộc hẹn đầu tiên, sau khi nhà văn Nguyễn Thành Long quay về, chị Thường đã đưa cho ông tờ giấy có mấy chữ: "Mắt em đẹp lắm".

Nhà thơ Chế Lan Viên là thế, yêu đương nồng nàn và muốn cái gì cũng đơn giản.

Sau đó một thời gian, hai người đã tổ chức đám cưới bằng một bữa ăn ở nhà ăn Vân Hồ do anh chị em trong cơ quan ép làm một chút nghi tiết.

Sau khi kết hôn, những cảm xúc về tình yêu đã mất đi lại cháy trở lại. Chế Lan Viên đã cho ra đời bài thơ tình hay nhất "Tình ca ban mai" cùng nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Với cuộc hôn nhân này, Chế Lan Viên còn có thêm 2 cô con gái nữa. Ông có cuộc sống vô cùng hạnh phúc, tình cảm vợ chồng thắm thiết, nồng nàn.

Sau này, hai vợ chồng chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời vì bệnh ung thư phổi vào năm 1989.

Chuyện tình nhà thơ Chế Lan Viên: Ngày ly hôn, lời cuối cùng nhắn nhủ vợ là 4 câu thơ khiến ai nấy sửng sốt và hành động đặc biệt của bà vợ hai sau khi chồng qua đời!-5
Hạnh phúc thứ 2 của nhà thơ Chế Lan Viên.

Sau khi chồng mất, nhà văn Nguyễn Thị Thường đã cặm cụi, đọc từng dòng chữ viết chi chít của chồng trong những sổ tay thơ và tập hợp lại. Từ năm 1992 đến nay, bà đã công bố Di cảo thơ (3 tập) gồm những tác phẩm mới của chồng mình.

Trong số đó có bài được cho là viết cho bà Giáo trong thời gian cả hai đã chia tay. Thế nhưng bà Thường vẫn gạt đi tất cả, công bố lên. Thế mới biết tấm lòng và tình yêu và sự độ lượng của bà lớn đến thế nào.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã có một cuộc đời rực rỡ. Hôn nhân của ông cũng nhiều những thăng trầm nhưng cuối cùng vẫn tìm thấy bến đỗ bình yên bên người vợ hiền hậu, hết lòng.


Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chuyen-tinh-nha-tho-che-lan-vien-ngay-ly-hon-loi-cuoi-cung-nhan-nhu-vo-la-4-cau-tho-khien-ai-nay-sung-sot-va-hanh-dong-dac-biet-cua-ba-vo-hai-sau-khi-chong-qua-doi-162212801200812593.htm

mối tình đầu

Hôn Nhân


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.