Chuyện tình vị Tiến sĩ và cô đào nương nổi tiếng: "Cọc đi tìm trâu" nhưng vẫn dang dở mối duyên và lời đáp bất ngờ khi chàng đòi "ân ái"

Khi thấy đào nương hết lòng vì mình, tình cảm cũng ngày càng sâu đậm nên nhiều lần Vũ Khâm Lân muốn nàng "chiều chuộng" mình như vợ chồng.

Có những câu chuyện tình đẹp, ngỡ đã vượt qua được lễ giáo phong kiến nhưng cuối cùng vẫn là có duyên nhưng không có phận.

Vũ Khâm Lân là danh sĩ và đại thần nhà Lê. Vốn là con nhà nghèo nên ông phải sớm làm lụng mưu sinh, cố công học tập để mau chóng thành đạt. Năm Đinh Mùi (1727), triều Lê Dụ Tông, ông thi đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân lúc 25 tuổi.

Chuyện "cọc đi tìm trâu" và câu nói xé lòng của cô đào nương "cao quý"
Chuyện kể rằng, Vũ Khâm Lân vừa làm thuê, vừa học ở làng Dịch Vọng (huyện Từ Liêm) một thời gian thì gặp kỳ đình khai hội. Thấy quần áo của mình tuềnh toàng quá, đến đêm ông mới đi dự và cũng chỉ đứng nép bên cột đình xem hát mà thôi.

Trong phường hát có một đào nương trẻ đẹp, hát hay múa giỏi nghe danh Khâm Lân đã lâu liền để ý. Bất giác đào nương đưa mắt nhìn về phía Khâm Lân thì bắt gặp ánh mắt chàng đang nhìn mình say đắm. Giữa họ như xảy ra những rung động đầu tiên khó tả. Lúc đào nương vào trong đình nghỉ ngơi thì chàng thư sinh cũng nuối tiếc ra về.

Chuyện tình vị Tiến sĩ và cô đào nương nổi tiếng: Cọc đi tìm trâu nhưng vẫn dang dở mối duyên và lời đáp bất ngờ khi chàng đòi ân ái-1Không ngờ, sáng hôm sau, người con gái ấy tìm đến chỗ Khâm Lân trọ học. Trong lòng còn đang lo lắng cho người thương thì bỗng dưng đào nương ấy xuất hiện khiến Khâm Lân lúng túng bội phần.

Chàng chỉ ngượng nghịu hỏi: "Hôm qua chị bị ốm?". Cô đào lại đáp nhẹ nhàng thân mật như sự nũng nịu của những người yêu nhau: "Mà chàng thì bỏ mặc chẳng đoái hoài". Rồi không để Khâm Lân thanh minh, nàng mạnh dạn đặt vào tay chàng 10 quan tiền và bảo: "Thiếp biết chàng khó khăn nên đến giúp chàng ít tiền gọi là để mua giấy bút học hành".

Có lẽ mọi thứ diễn ra quá nhanh và bất ngờ nên chàng học trò nghèo ấp úng: "Đội ơn nàng, xin có ngày được báo đáp". Nhưng đào nương mỉm cười dặn dò: "Chỉ xin chàng sớm khuya đèn sách, cố sức học hành, thiếp sẽ cho chu cấp tiền cho chàng ăn học".

Và rồi từ đó, cứ vài bữa cô đào ấy lại đến thăm mang theo gạo tiền cho Khâm Lân.

Giai thoại kể rằng, khi thấy đào nương hết lòng vì mình, tình cảm cũng ngày càng sâu đậm nên nhiều lần Vũ Khâm Lân muốn nàng "chiều chuộng" mình như vợ chồng. Song nàng đều cự tuyệt với lý do: "Nếu thiếp là phường gió trăng thì thiếu gì trang phong lưu công tử theo đuổi. Dẫu là con nhà hát xướng nhưng chàng đừng coi thường thiếp là hạng người hư thân mất nết. Thiếp biết chàng, quý chàng tựa như tìm được người vừa ý để bỏ công giúp đỡ. Đi hát chẳng phải là kế sống mà chỉ là để thiếp chọn anh hùng từ thuở hàn vi. Xin chàng đừng coi thiếp như loại liễu ngõ hoa tường. Đời này con hát có gì là xấu chỉ có người nghĩ xấu về họ mà thôi. Bởi thế từ nay xin cáo biệt".

Dù Khâm Lân biết ý hổ thẹn nhưng từ đó đào nương cũng không chịu gặp mặt ông.

Chuyện tình vị Tiến sĩ và cô đào nương nổi tiếng: Cọc đi tìm trâu nhưng vẫn dang dở mối duyên và lời đáp bất ngờ khi chàng đòi ân ái-2Hình ảnh đào nương ngày xưa (Ảnh minh họa)

Ngày chàng thành danh, mộng nàng lại tan theo mây khói
Năm 1727, Vũ Khâm Lân thi đỗ Tiến sĩ. Sau lễ vinh quy, nhiều nhà danh giá đều muốn gả con gái cho chàng. Thời đó, chuyện hôn nhân đại sự đa phần đều là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Gia đình Khâm Lân cũng đã tìm được một gia đình phú hộ cho chàng làm rể. Nhớ đến cô đào đã giúp đỡ mình thành đạt, Khâm Lân toan cưỡng lại bậc sinh thành, song sự phản đối và ý chí của chàng không đủ mạnh nên đám cưới vẫn diễn ra.

Hay tin Khâm Lân lấy vợ giàu sang, đào nương vừa bàng hoàng đau xót vừa căm hận, nàng tìm đến tận nơi hỏi cho ra nhẽ. Trước mặt cô đào nương không còn là anh học trò nghèo năm nào mà giờ đã là tiến sĩ. Khâm Lân ngậm ngùi lại 1 lần nữa hổ thẹn với người con gái hi sinh cho mình. Với những nỗi khổ trong lòng khó tự đưa ra lựa chọn, Khâm Lân đành xin lỗi: "Ta vẫn nhớ đến nàng nhưng số kiếp ta không được may mắn. Nàng tha tội cho ta".

Câu trả lời vẫn không thay đổi được cục diện, nàng bỏ đi và cả đời không lấy chồng. Còn Khâm Lân cũng không được hạnh phúc trong cuộc hôn nhân cưỡng ép, ông đau đáu nỗi ân hận đi tìm nàng ca nữ nhưng không được.

20 năm sau họ mới có dịp tái ngộ. Lúc này đào nương đang sống cùng mẹ già. Thương xót cho hoàn cảnh của nàng và cũng muốn chuộc lỗi, Khâm Lân xin được đưa mẹ con nàng về chăm sóc. Nhưng được một thời gian bà cụ qua đời và đào nương cũng bỏ đi đâu mất.

Trong 1 bản kể khác thì đào nương không cho Khâm Lân biết tên lẫn quê quán, chỉ biết nàng họ Nguyễn nên lúc cần phân định ý trung nhân của đời mình thì ông chẳng biết tìm bà ở đâu.

Chuyện tình vị Tiến sĩ và cô đào nương nổi tiếng: Cọc đi tìm trâu nhưng vẫn dang dở mối duyên và lời đáp bất ngờ khi chàng đòi ân ái-3Tạo hình cô đào nương trong phim Người bất tử

Năm sau, Khâm Lân vào kinh thì gặp lại cô đào họ Nguyễn. Đôi bên ngượng ngùng nhìn nhau nhưng đào nương lại chủ động lên tiếng: "Chàng không phải nói gì nữa. Nay tiền đồ của chàng đã rộng mở. Phúc bạc phận hèn như em không đáng để được nâng khăn sửa túi cho chàng. Cũng là cái số mệnh của em nó vậy, không phải là lỗi của chàng đâu". Nói rồi nàng từ biệt Khâm Lân. Từ đó hai người bặt tin nhau.

Cho đến những năm cuối đời, khi đã về nghỉ việc quan, Khâm Lân mới lại gặp lại cô đào trong một lần đến thăm bạn cũ. Nhà bạn có tiệc mừng cho mời gánh hát. Trong gánh hát ấy người tình năm xưa của Khâm Lân cũng có mặt. Nhận ra người xưa ông hỏi han mới biết sau này nàng lấy một viên biện lại ở Thái Nguyên nhưng chồng đã qua đời. Sau đó cuộc sống khó khăn nên nàng phải đưa mẹ già lên kinh dạy múa hát cho con nhà giàu để kiếm sống. Đến lần gặp này Vũ Khâm Lân mới biết thêm quê nàng ở huyện Chương Đức, trấn Sơn Nam.

Dù chỉ là những giai thoại được kể lại nhưng phần nào để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Thế mới nói, "đôi khi lỡ hẹn 1 giờ, lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm". Giá mà vị tiến sĩ ấy quyết đoán và đủ mạnh mẽ để vượt qua những lễ giáo phong kiến như cách mà cô đào nương chủ động đến với ông thì cái kết đã trọn vẹn.

Còn gì đau đớn hơn khi người ta cứ phải ôm nỗi ân hận, nuối tiếc cả đời vì 2 tiếng "giá như". Vẫn còn chút may mắn khi hết duyên nhưng Khâm Lân cũng đã trọn nghĩa khi vẫn chăm sóc được cho ân nhân, "chân ái" của mình những năm tháng cuối đời.


Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/chuyen-tinh-vi-tien-si-va-co-dao-nuong-noi-tieng-coc-di-tim-trau-nhung-van-dang-do-moi-duyen-va-loi-dap-bat-ngo-khi-chang-doi-an-ai-222021184194151394.htm

chuyện tình yêu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.