Cô gái chia tay chồng sắp cưới vì muốn mua túi Dior

Vào ngày chia tay với hôn phu, Zhang Jie (Trung Quốc) bước vào cửa hàng Dior để mua một chiếc túi xách mới, dù biết rằng món phụ kiện xa xỉ có giá ít nhất bằng 3 tháng lương.

Mệt mỏi vì những cuộc tranh cãi về tài chính và cuộc hôn nhân sắp tới, khoản thế chấp nhà, cùng với gánh nặng nuôi dạy con cái có thể xảy đến, cô gái 28 tuổi hy vọng một chiếc túi hàng hiệu sẽ giúp cô chóng quên đi tất cả phiền muộn và lo âu.

Trong bối cảnh hàng hóa xa xỉ ngày càng tăng giá, cô không muốn phải chờ đợi thêm chỉ để mua món phụ kiện yêu thích. Song, chồng sắp cưới của Zhang không đồng tình với cô. Cuối cùng, hai người quyết định chia tay.

“Tôi nhận ra chúng tôi rất khác nhau. Anh ấy cần tiết kiệm để cảm thấy an toàn, còn tôi chỉ muốn sống cho hiện tại”, Zhang nói với Sixth Tone.

Câu chuyện giữa Zhang và chồng sắp cưới cũ cho thấy một góc về thị trường xa xỉ ở xứ tỷ dân.

Cô gái chia tay chồng sắp cưới vì muốn mua túi Dior-1
Người trẻ xếp hàng tại một cửa hàng Dior ở Thượng Hải vào 16/4. Ảnh: VCG.

Cách đây không lâu, giấc mơ sở hữu những món đồ xa xỉ ở Trung Quốc vẫn còn nằm trong tầm tay của nhiều người. Với nhóm khách hàng trung lưu trẻ tuổi, chúng là biểu tượng cho sự tinh tế và thành tựu của họ, cho dù đó chỉ là một chiếc túi xách, thắt lưng hay đồng hồ cao cấp,

Nhưng trong bối cảnh cung và cầu thay đổi nhanh chóng, cùng với chi phí sản xuất gia tăng và lạm phát, các thương hiệu cao cấp hiện xa rời nhóm người tiêu dùng trung lưu. Thay vào đó, họ quay trở lại giới thượng lưu nhằm nỗ lực duy trì tính độc quyền, đồng thời bảo tồn sức hút từng biến họ trở thành biểu tượng hàng đầu, Sixth Tone đưa tin.

Hàng hiệu tăng giá không phanh

Hong Mengyue (31 tuổi) vẫn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc túi Chanel, cách đây 9 năm. Một ngày sau lễ tốt nghiệp đại học, một người bạn cùng lớp đã mang đến nhà Hong một chiếc túi xách Chanel trị giá khoảng 30.000 NDT (khoảng 4.830 USD) do cha mẹ tặng.

“Để tránh bị mèo nhà tôi cào, cô ấy hỏi rằng có thể đặt chiếc túi trên giường tôi được không. Đó là khi tôi nhận ra khoảng cách giá trị rất lớn giữa túi xách của bạn và của mình”, Hong cười.

Hồi làm việc tại một công ty quảng cáo ở Thượng Hải, Hong đã tìm hiểu sâu hơn về thế giới thời trang và sự xa xỉ. Cô nhận ra bạn cùng lớp của mình sở hữu chiếc Chanel Classic Flap mang tính biểu tượng của thương hiệu cao cấp này. Hong thề sẽ mua một cái.

Khi Hong đưa ra quyết định đó vào năm 2019, giá của chiếc Classic Flap cỡ nhỏ là 38.000 NDT. Hiện mức giá đã tăng gần gấp đôi, lên 71.800 NDT.

“Trong khi đó, tiền lương của tôi không có bất kỳ thay đổi nào”, cô gái sinh năm 1992 chia sẻ.

Trên khắp Trung Quốc, không chỉ Chanel mà tất cả thương hiệu xa xỉ đều tăng giá. Tháng 12/2022, Hermès tăng giá 5-10%, trong khi Dior, Gucci, Louis Vuitton và Saint Laurent công bố các mức tăng khác nhau tùy dòng sản phẩm.

Vợ ngoại tình với trai trẻ bị chồng bắt quả tang tại trận nhưng phản ứng của cậu con trai mới gây chú ý
Vợ ngoại tình với trai trẻ bị chồng bắt quả tang tại trận nhưng phản ứng của cậu con trai mới gây chú ý
Việc tăng giá bắt nguồn từ ảnh hưởng đáng kể của đất nước đối với thị trường xa xỉ toàn cầu.

Trong thập kỷ qua, hàng triệu người tiêu dùng đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường xa xỉ phẩm phương Tây, từ đó mở ra ngành nghề daigou - những người chuyên buôn hàng xách tay ở nước ngoài hoặc sản phẩm tại các cửa hàng miễn thuế, giúp khách hàng tránh thuế nhập khẩu cao đối với đồ hàng hiệu.

Điều này dẫn đến doanh số bán lẻ của các thương hiệu cao cấp ở Trung Quốc giảm mạnh.

Để đối phó tình trạng này, năm 2015, các thương hiệu xa xỉ, dẫn đầu là Chanel, đã giảm giá nhằm thu hẹp khoảng cách hiệu suất bán hàng giữa các khu vực. Sự điều chỉnh giá này đã phát huy tác dụng. Chẳng mấy chốc, thế hệ Millennials Trung Quốc bắt đầu thúc đầy thị trường hàng hiệu trong nước.

Theo một cuộc khảo sát năm 2018 của Tập đoàn UBS, nhóm tuổi này sẵn sàng dành khoảng 20% thu nhập để mua đồ hàng hiệu. Một báo cáo khác do Tencent Marketing Insight và Boston Consulting Group đồng phát hành cho thấy năm 2021, thế hệ sinh sau thập niên 1990 chiếm gần 50% số người tiêu dùng xa xỉ.

Cô gái chia tay chồng sắp cưới vì muốn mua túi Dior - Ảnh 6.
Sản phẩm trưng bày tại một cửa hàng đồ xa xỉ second-hand ở Thượng Hải. Ảnh: Gao Yidan.

Bên cạnh những khách hàng đủ giàu để mua xa xỉ phẩm không cần nhìn giá, phần lớn người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng và tiết kiệm đáng kể trước khi xuống tiền mua một món hàng.

Điều này giải thích lý do những lần mua sắm hàng hiệu của nhiều người thường diễn ra vào các dịp trọng đại, như ngày kỷ niệm, lễ tốt nghiệp hay kỳ nghỉ lễ.

Nhưng trong bối cảnh các mặt hàng cao cấp tăng giá không ngừng, ngày càng nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi phải suy nghĩ lại.

Quay lưng với khách hàng "không thu nhập"

Năm 2022, một tờ ghi chú được cho là từ cuộc họp nội bộ của tập đoàn LVMH đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt ở xứ tỷ dân.

Theo bản ghi chú, tập đoàn xa xỉ của Pháp đã phân loại khách hàng thành ba nhóm: nhóm “giá trị tài sản ròng siêu cao”, nhóm “giá trị tài sản ròng cao” và nhóm “không có thu nhập” - những người có thu nhập cá nhân hàng năm dưới 3 triệu NDT.

Dù thành viên hội đồng quản trị LVMH đã phủ nhận tính xác thực, nội dung tờ ghi chú đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến nhiều người tức giận, bất bình trước tình trạng đối xử bất bình đẳng với khách hàng của tập đoàn Pháp.

Sự việc khiến người tiêu dùng như Hong tin rằng các thương hiệu xa xỉ đang cố gắng ngăn cản những người mua bình thường tiếp cận mình. Thay vào đó, họ có thể tập trung vào nhóm người tiêu dùng cao cấp.

“Tất cả thương hiệu xa xỉ nhận ra rằng nhóm khách hàng cao cấp cốt lõi là chìa khóa để họ tồn tại và phát triển”, Zhou Ting, đồng chủ tịch của Yaok Group, chuyên nghiên cứu về ngành công nghiệp xa xỉ, nói với Sixth Tone.

Theo Zhou, những khách hàng giàu có sở hữu khối tài sản hơn 10 triệu NDT, với tỷ lệ 3/1.000 người ở Trung Quốc, tiêu thụ hơn 80% tổng số xa xỉ phẩm.

Trước đại dịch, các thương hiệu xa xỉ đã sử dụng những chiến lược phổ biến để phát triển bằng cách mở rộng cơ sở người tiêu dùng. Nhưng khi nền kinh tế thế giới đình trệ do đại dị

 

Theo GĐ&XH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/co-gai-chia-tay-chong-sap-cuoi-vi-muon-mua-tui-dior-172230530103917357.htm

tình yêu


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.