- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô gái Triều Tiên đợi 31 năm để lấy chồng Hà Nội, Chủ tịch nước đích thân mở lời xin dâu
Gặp gỡ và yêu đương ở tuổi đôi mươi, nhưng tình yêu dữ dội mà âm ỉ ấy chỉ được tác thành khi ông Phạm Ngọc Cảnh và bà Ri Yong Hui đã ở tuổi xế chiều, sau 31 năm chia cách.
- Đi xe buýt tình cờ gặp vợ cũ, buổi tối tôi gửi cho cô ấy "5 chữ", sáng sớm hôm sau chúng tôi đi đăng ký kết hôn
- Đến nhà bạn trai quen qua Tinder lần đầu tiên, cô gái phát hiện ra sự thật gây sốc trong nhà vệ sinh và màn "giấu đồ" để chỉ điểm tài tình!
- Bị đuổi khỏi nhà, chồng lấy 2 thứ quý giá nhất mang đi: Một là con gái, món đồ tiếp theo khiến vợ chẳng nói nên lời!
Mối tình ngang trái bị cả hai quốc gia ngăn cấm
Ông Phạm Ngọc Cảnh, người Hà Nội là 1 trong 200 sinh viên đến Triều Tiên những năm 1960, 1970 để học tập. Năm 1971, ông Cảnh là sinh viên Đại học Hóa học Công nghiệp Hàm Hưng và đến thực tập tại nhà máy phân hóa học Hưng Nam. Tại thành phố sát bờ biển ấy, ông đã gặp tình yêu của đời mình, bà Ri Yong Hui, là nhân viên phòng thí nghiệm ở nhà máy.
Ngay từ khi nhìn thấy Yong Hui, chàng thanh niên Việt Nam đã rung động, thầm nghĩ: “Nếu cô ấy là vợ mình thì hay quá!”. Cô gái Triều Tiên cũng ấn tượng với cậu sinh viên đẹp trai, nhưng “từ lúc đầu tiên nhìn vào mắt ông ấy, tôi đã rất buồn vì tình yêu sẽ không thành”.
Bà Ri Yong Hui và ông Phạm Ngọc Cảnh thuở chớm yêu.
Lúc bấy giờ, cả Triều Tiên và Việt Nam đều không cho phép yêu đương, kết hôn với người nước ngoài. Nhiệm vụ của sinh viên Việt Nam là tập trung học tập để trở về tái thiết Tổ quốc sau chiến tranh. Phía Triều Tiên thì còn nghiêm khắc hơn, họ tuyệt đối không cho phép kết hôn với người nước ngoài.
Nhưng trái tim thì có lý lẽ riêng. Chàng sinh viên tìm cách “cưa đổ” tình yêu sét đánh trong vòng bí mật. Mỗi khi thấy nàng đi lấy mẫu phân tích, chàng lại cố tình đi ngược chiều, chào hỏi một câu và rồi lướt qua nhau. Khi thời gian thực tập kết thúc, chàng đến trực tiếp phòng phân tích hóa học gặp mặt nàng.
Ri Yong Hui nói rằng mình chưa có người yêu, thế là chàng lấy tấm ảnh chụp cùng 2 người bạn cũng là du học sinh, gói vào chiếc khăn mùi xoa mua ở Trung Quốc trao cho nàng làm tin, rồi xin địa chỉ nhà nàng.
Bức ảnh được họ gìn giữ như báu vật, là "than" giữ lửa tình âm ỉ.
“Tôi tìm đến nhà gặp thì cô ấy rất ngỡ ngàng. Lúc ấy có hai chị em cô ấy ở nhà. Tôi hẹn, vào hôm cô ấy đi làm đêm, sáng hôm sau sẽ ở nhà thì chủ nhật tôi xuống chơi” - ông Cảnh nhớ lại. Trong lần gặp đầu tiên ấy, ông đem theo máy ảnh đi cùng, chụp một bức ảnh kỷ niệm tình yêu. Khi đó, chàng sinh viên 22 tuổi, còn cô gái Triều Tiên mới 23 tuổi.
Lần nào đến thăm, ông cũng ăn vận như người Triều Tiên, đi bus mất 3 tiếng, đổi bus mấy lần rồi xuống trạm cách nhà người yêu 2km, đi bộ vào để không ai để ý. Chủ nhật đến gặp một chút, rồi lại quẩy quả trở về trường đại học. Cứ như thế, họ yêu nhau trong thận trọng gần 2 năm, cho đến năm 1973, ông phải về nước.
“Hay chúng mình tự tử đi anh”
“Đến đầu năm 1973 tôi tốt nghiệp về nước và tạm biệt cô ấy. Hôm ấy, buổi chiều tôi trốn đi đến nhà cô ấy chia tay. Cô ấy lại tiễn tôi cùng bạn bè ra ga tàu. Tôi lại đi tàu lên thành phố, đêm hôm ấy 11 giờ mới ra ga đi lên tàu lên thủ đô Bình Nhưỡng.
Lúc ở nhà cô ấy, thì cô ấy bảo tôi là: Hay chúng mình tự tử đi anh. Nhưng tôi bảo em đừng nghĩ thế, mình yêu nhau không có gì sai trái cả, việc gì mà phải chết. Tôi nói cô ấy hãy chờ tôi, có điều kiện tôi sẽ quay lại”, ông Cảnh nhớ lại.
Để giữ kín chuyện tình mà luật hai nước đều không cho phép, người thanh niên đã mua một lô phong bì viết sẵn địa chỉ Ngân hàng Nhà nước, nơi mẹ ông làm việc, ghi tên người nhận là mẹ và dặn khi viết thư thì cho vào phong bì ấy, dán lại và gửi về Việt Nam chứ không dám để địa chỉ nhà.
“- Chào đồng chí. Đồng chí Ri Yong Hui lúc này có mạnh khỏe không? Công việc thế nào? Mùa đông năm nay, tuyết ở Hàm Hưng có đổ dày hơn không?
- Chúc đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao?”. Họ gửi thư qua lại cho nhau, gọi nhau là “đồng chí”. Những cánh thư gửi đi trong thấp thỏm, lời lẽ vô cùng chừng mực, không dám nhắc một lời đến yêu thương nhưng đã khiến cả hai nuôi hy vọng đoàn tụ.
Thư gửi cho nhau, họ gọi nhau "đồng chí".
Năm 1978, ông Cảnh sang Triều Tiên công tác và hẹn gặp được người yêu đúng 1 lần rồi lại về nước. Ông dặn người yêu chờ, hẹn sẽ tìm cách để kết hôn. Bà Ri Yong Hui, cứ thế mà khép lòng với chuyện yêu đương, đợi chờ người tình sống cách mình 5.000 cây số.
Bức thư tay nhà trai gửi cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhờ tác hợp chuyện hôn sự của ông Cảnh.
20 năm sau đó, đến ngày 25/4/1997, thúc giục con trai duy nhất lấy vợ bất thành, cha ông Cảnh viết thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm: "Chúng tôi tha thiết đề nghị ông xem xét giải quyết trong chuyến đi này, chấp nhận cho hai cháu Cảnh và Ri Yong Hui được kết hôn và sống với nhau những năm còn lại của cuộc đời hai cháu.
Kính mong ông thông cảm với nỗi buồn day dứt của gia đình chúng tôi, con trai lớn tuổi mà chưa lập gia đình...".
Đó là những lời tràn đầy tâm tư của một bậc sinh thành đã tuổi cao sức yếu, dồn mọi hy vọng vào cậu con trai duy nhất muốn tác động đến phía Triều Tiên tác hợp cho hôn sự. Đó cũng là lần đầu tiên gia đình ông Cảnh được ông cho biết về mối tình câm lặng trong 26 năm.
Thế nhưng, phía Triều Tiên không hồi đáp đề nghị của đoàn Việt Nam.
Đám cưới muộn sau 31 năm chờ đợi
Bà Ri Yong Hui vẫn chờ đợi, và ông Cảnh cũng không bỏ cuộc. Còn nhớ, Triều Tiên những năm 1990 liên tục bị thiếu đói, thiên tai, dù người Triều Tiên nỗ lực hết sức để trồng trọt. Việt Nam đã viện trợ và cho vay hàng trăm nghìn tấn gạo cho đến năm 2000.
Trong số hàng trăm nghìn tấn gạo ấy, có 7 tấn mà bản thân ông Cảnh quyên góp được. Trong bầu không khí nồng ấm ngoại giao giữa hai nước, Việt Nam lại có đoàn sang Triều Tiên năm 2002, do Chủ tịch nước Trần Đức Lương dẫn đầu.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương kể lại rằng, khi được biết câu chuyện đó, ông rất cảm động. Thương cho chuyện tình yêu lứa đôi trắc trở mấy chục năm trời, ông đã đích thân “xin dâu”. Ông nhớ lại, phía bạn khi đó có thái độ nhẹ nhàng và chấp thuận ngay.
Tháng 9/2002, Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo, việc kết hôn được Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên phê chuẩn. “Sau khi kết hôn, việc mà họ sống ở đâu là theo hy vọng của họ. Nếu cô Ri Yong Hui cư trú và sống tại Việt Nam thì cô ấy trở thành Công dân Triều Tiên ở nước ngoài”, công hàm đề ngày 4/9/2002 nêu rõ.
Ông Cảnh hối hả sang Triều Tiên đón dâu. “Khi ấy, cán bộ ngoại giao Triều Tiên bảo tôi: Đồng chí không phải xuống địa phương, địa phương sẽ đưa cô ấy lên. Tôi ở đại sứ quán 15 ngày không biết tin tức gì, đến ngày thứ 15 thì họ đưa tôi ra gặp.”, ông Cảnh kể.
Bà Đỗ Thị Hòa, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên cũng không thể quên hình ảnh cuộc gặp gỡ ấy, khi đang ngồi nói chuyện thì ông Cảnh đứng bật dậy, lao ra cầu thang, ôm lấy người yêu mà khóc như mưa.
Đám cưới ở Triều Tiên được tổ chức đơn giản.
Hôn lễ phía nhà gái được cử hành theo nghi thức truyền thống tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bình Nhưỡng ngày 20/2, với khách mời là một người cháu gái của cô dâu, các thành viên ở Đại sứ quán Việt Nam, 3 người thuộc Bộ ngoại giao Triều Tiên, 2 người ở Thường vụ Quốc hội Triều Tiên và 2 người ở Hội Hữu nghị Triều - Việt.
Ngày 31/12/2002, cuộc hôn nhân vượt biên giới, xuyên thế kỷ mới được tổ chức Hà Nội với 800 khách mời. Đám cưới bên nhà trai tổ chức linh đình, giải tỏa bao mong đợi, khát khao dồn nén 31 năm của đôi trẻ đã không còn trẻ nữa.
Họ cưới nhau khi ông đã 53 tuổi, bà đã 54, đến được với nhau sau những năm tháng tuổi trẻ bị chia cắt. Nguyện vọng của gia đình với người con trai duy nhất, gần 30 năm tốt nghiệp về nước, cuối cùng cũng đã thành.
Sau 31 năm chia cắt, cặp đôi đã được về một nhà.
Là một người Triều Tiên - đất nước bí ẩn nhất thế giới - sống tại nước ngoài, không biết tiếng Việt, không có gia đình người thân, bà Ri Yong Hui luôn đau đáu nỗi nhớ cố hương. Nhưng bên bà luôn có người chồng và tình yêu cháy bỏng.
Từ khi đón được vợ về Hà Nội, ông Cảnh đi đâu cũng đưa vợ theo, như thể bù đắp lại những tháng năm xa cách. Nghĩ về mối tình xuyên thế kỷ của mình, ông trầm tư: “Người Việt Nam mình rất thủy chung, tôi thừa hưởng cái đạo đức, tư cách, tình cảm ấy.
Tôi nghĩ, câu chuyện của chúng tôi cũng là để thế giới thấy rằng người Việt Nam không chỉ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thành công mà còn có tình yêu mãnh liệt không kém gì các dân tộc khác.”.
Chuyện tình xuyên thế kỷ, xuyên biên giới đã nở hoa. (Ảnh Reuters chụp năm 2019)
Theo Pháp luật và Bạn đọc
-
Yêu2 giờ trướcVideo quay cảnh cô dâu, chú rể cùng nhau rót cát hợp hôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Thay vì rót rượu vang trên tháp ly, cặp đôi cùng nhau rót cát vào một chiếc bình trong suốt có hình ngôi nhà.
-
Yêu6 giờ trướcDù đàng trai nói những lời có cánh, cho rằng bạn gái chính là gu của mình nhưng cuối cùng anh vẫn bị từ chối tại "Bạn muốn hẹn hò".
-
Yêu12 giờ trướcNày các cô gái nhỏ của anh ơi, em có đang sở hữu một tình yêu thực sự không? Nhớ giùm anh, tình yêu thật sự luôn ở trong em 24/7, suốt cuộc đời của em.
-
Yêu1 ngày trướcSau khi tái hôn ông Nghinh, bà Yến sống hạnh phúc như cặp vợ chồng son cho đến khi ông bất ngờ ra đi vì bạo bệnh, để lại nỗi buồn thương khôn tả cho người ở lại.
-
Yêu1 ngày trước“Ban đầu, nói “không” thật khó khăn với tôi. Đó không chỉ là từ chối một lời đề nghị, mà tôi sợ bị đánh giá là ích kỷ”, chị Thu Hằng (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) tâm sự.
-
Yêu1 ngày trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối 'quay xe' biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Yêu1 ngày trướcNhìn bề ngoài, anh Vương 'kém' vợ mình một trời một vực. Chị Hoài, vợ anh, xinh xắn, tính tình vui vẻ, thần thái toát lên vẻ sang trọng còn anh Vương xuề xòa, chân chất như nông dân. Cuộc hôn nhân ấy vẫn ngập tràn niềm vui vì được xây dựng bằng tình yêu chân thành...
-
Yêu1 ngày trướcVốn định kết hôn với cô gái khác nhưng khi trúng tiếng sét ái tình của Thanh Tú, Đình Tân quyết định hủy cưới để theo đuổi chân ái của đời mình.
-
Yêu2 ngày trướcNgười đàn ông 59 tuổi nhận ra mình bị lừa tình, lừa tiền sau khi chuyển cho người yêu hơn 270 triệu đồng làm sính lễ nhưng cô biến mất trước ngày cưới.
-
Yêu2 ngày trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu3 ngày trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu3 ngày trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu4 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu4 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.