"Con gái tôi lập gia đình chứ không phải đi xóa đói giảm nghèo", bố vợ tát một cái, con rể tương lai không còn đất xấu hổ

Tối hôm đó về nhà, Cúc đem chuyện nói với bố mẹ. Vốn tưởng ông bà sẽ rất vui, không ngờ bố cô mặt nghiêm trọng nói: “Con đừng vui mừng quá sớm. Để bố phân tích một chút chuyện này, xem con có còn cười được nữa không”.

Có nhà văn từng nói: “Nếu tình yêu mà pha trộn với sự tính toán không liên quan đến nó, đó không còn là tình yêu thật sự nữa”. Đối với phụ nữ mà nói, tình yêu là lựa chọn của cả đời, gả cho 1 người nghĩa là sẽ sống với người đó đến đầu bạc răng long. Tuy nhiên, những khao khát và tưởng tượng của phụ nữ khi yêu đôi khi có thể khiến họ trở nên thiếu tỉnh táo và đánh mất lý trí, không thể nhìn thấy được bản chất thật của sự vật, sự việc.

Nếu phụ nữ kết hôn sai, chắc chắn cô ấy sẽ phải trả một cái giá đau đớn cho nó. Mà một người phụ nữ khi toàn tâm toàn ý yêu một người đàn ông, ngay cả khi đối phương không có gì, cô ấy cũng sẵn sàng kết hôn với anh ta. Trong mắt phụ nữ, cô ấy không kết hôn với một người đàn ông mà là kết hôn với tình yêu mà cô ấy cảm thấy nhớ nhung.

***

Lúc Cúc và Thành yêu nhau, bố mẹ Cúc không đồng ý lắm. Họ cho rằng điều kiện gia đình Thành không tốt, nếu gả con gái về nhà kia thì đến cả nhà tân hôn cũng không mua nổi, sính lễ tử tế lại càng không. Thế nhưng Cúc rất cứng đầu, bố mẹ càng phải đối, cô càng muốn lấy Thành làm chồng. Cuối cùng bố mẹ Cúc đàng tôn trọng sự lựa chọn của con gái, chờ đến một ngày cô ấy nhận ra sự không phù hợp với Thành, còn đâu họ sẽ không chia rẽ nữa.

Mặc dù có thái độ "buông lỏng", nhưng bố mẹ Cúc vẫn phân tích rõ ràng, rành mạch những lợi và hại của việc kết hôn với nhà đối phương. Cúc tất nhiên hiểu nếu được gả cho nhà chồng có điều kiện tốt, hôn nhân sau này sẽ dễ dàng hơn 1 chút, không phải chịu các áp lực về tiền bạc. Ngay bên cạnh Cúc cũng có mấy trường hợp điển hình. Gả cho nhà chồng giàu có, chuyện ăn mặc không phải lo, vợ chồng nói chung cùng nhau thành thơi, không phải bận rộn cắm đầu cắm cổ vào làm việc. Lấy chồng nghèo thì cái gì cũng phải tự mình phấn đấu, nhiều khi hai vợ chồng cãi nhau cũng chỉ vì tiền.

Nhưng hiểu một đằng, làm được hay không lại là chuyện khó. Thế nên để lấy Thành, cô tình nguyện không nhận sính lễ, nhà cửa xe hơi không có cũng được. Bố mẹ Cúc thấy thái độ con gái kiên quyết như vậy, không phản đối, chỉ dặn dò: “Con đường mình đã chọn thì mình phải chịu trách nhiệm. Nhứng gì cha mẹ có thể giúp con là hữu hạn, không thể ở bên con suốt cả cuộc đời được. Cuộc sống sau này của con là cay đắng hay ngọt ngào, đều phải chấp nhận”. Cúc trịnh trọng gật gật đầu.

Khi Thành biết bố mẹ vợ tương lai không còn phản đối nữa, ôm Cúc xoay vài vòng, gọi thẳng "Vợ vạn tuế". Trong khoảnh khắc này, Cúc cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất, chỉ cần có thể ở cùng Thành nên duyên vợ chồng, phải hy sinh điều gì cũng không quan trọng.

Con gái tôi lập gia đình chứ không phải đi xóa đói giảm nghèo, bố vợ tát một cái, con rể tương lai không còn đất xấu hổ-1

Trước khi bố mẹ hai bên còn chưa gặp mặt, trong một buổi hẹn hò, Thành đột nhiên tặng cho Cúc một kinh hỷ, đó là một căn nhà.

Cúc kinh ngạc vô cùng, cô đã sẵn sàng cho việc thuê nhà sau kết hôn, không nghĩ tới lại bất ngờ có nhà của chính mình. Thành nói: “Bố mẹ anh sợ em thiệt thòi nên không chỉ dốc hết tiền tiết kiệm của ông bà, còn vay mượn thêm người thân bạn bè một ít nữa, trả khoản tiền ban đầu để mua căn hộ này cho chúng mình”.

Cúc vui đến muốn khóc. Mặc dù đi thuê nhà cũng không sao, nhưng có nhà riêng, luôn là một điều tốt đẹp.

Thành tiếp tục nói với Cúc: "Em cũng biết, điều kiện nhà anh không tốt. Bố mẹ anh vì lo mua nhà đã vay không ít tiền. Thế nên chuyện sính lễ khó mà lo được. Việc sang sửa, mua đồ nội thất trong nhà, chỉ có thể dựa vào nhà vợ thôi”.

Cúc vỗ vỗ ngực nói: "Không thành vấn đề. Bố mẹ từng nói sẽ cho em 600 triệu làm của hồi môn, việc sửa nhà chắc chắn đủ dùng. Việc sính lễ thì có hay không cũng không quan trọng, chỉ cần tình cảm của hai chúng ta tốt là được. Nhân tiện, sổ đỏ căn nhà là đứng tên ai?”

Thành đáp: “Tên anh. Chúng ta sắp thành vợ chồng rồi, em còn so đo làm gì”. Cúc nghĩ cũng đúng, là vợ chồng rồi thì đứng tên ai chẳng được.

Tối hôm đó về nhà, Cúc đem chuyện nói với bố mẹ. Vốn tưởng ông bà sẽ rất vui, không ngờ bố cô mặt nghiêm trọng nói: “Con đừng vui mừng quá sớm. Để bố phân tích một chút chuyện này, xem con có còn cười được nữa không”.

Ngay sau đó, bố Cúc phân tích những điểm sau:

"1. Tất cả tiền của gia đình họ đã dùng để trả khoản ban đầu căn nhà, vì vậy không chỉ không có sính lễ, tiền sang sửa nhà mình phải lo mà tiền tổ chức đám cưới cũng sẽ do nhà gái mình chi.

2. Bố mẹ chồng tương lai của con còn nợ tiền người ngoài. Sau khi con và chồng con kết hôn, thu nhập của hai đứa chắc chắn phải giúp việc trả nợ này, nếu không chính là bất hiếu.

3. Tiền trả nợ ngân hàng hàng tháng cũng là do hai đứa phải lo. Trong nhà lại chỉ đứng tên một mình chồng con, như vậy ngay cả khi tất toán xong khoản vay, con cũng không có phần trong ngôi nhà đó.

4. Nếu một ngày hai đứa ly dị, lúc chia tài sản, con có phân biệt được bản thân đã mua những đồ nội thất, gia dụng nào không? Mà giá trị của những thứ này chẳng mấy đồng.

5. Chồng của con trong cuộc hôn nhân này, chỉ phải bỏ khoản tiền trả đầu tiên, còn lại nó chẳng mất gì. Còn con thì phải giúp bố mẹ chồng trả nợ, giúp chồng trả tiền vay ngân hàng hàng tháng, cuối cùng lại chẳng có phần nào trong ngôi nhà đã mua".

Bố phân tích đến đây, Cúc chỉ biết trợn tròn mắt. Cô thế nào cũng không nghĩ tới, mình và chồng chưa kết hôn, bố mẹ chồng tương lai đã tính toán đến mức này.

Ngày hôm sau, Cúc dựa theo những gì bố đã nói, gọi điện cho Thành, đại ý nói nhà gái sẽ bỏ khoản tiền ban đầu mua nhà, nhà trai lo việc trang trí, đồng thời vẫn phải lo sính lễ cho nhà gái, tiệc cưới thì chia đôi kinh phí. Phản ứng của Thành là: “Sao có thể như thế?” Cúc hỏi ngược lại: “Nếu anh không đồng ý, sao nhà em lại phải đồng ý?”

Buổi tối hôm đó, Thành đến nhà Cúc, nói: “Bố mẹ con thật vất vả mới gom đủ tiền cho khoản trả trước căn nhà, Con hy vọng nhà mình có thể nhường một bước, thực hiện theo mong muốn của gia đình con”.

Bố của Cúc không khống chế được cảm xúc nữa, tát Thành một cái, nói: "Con gái tôi lập gia đình, chứ không phải đi xóa đói giảm nghèo. Nhà cậu tính toán quá kinh, có phải coi thường nhà tôi dễ dãi không?”

Con gái tôi lập gia đình chứ không phải đi xóa đói giảm nghèo, bố vợ tát một cái, con rể tương lai không còn đất xấu hổ-2

Thành đi rồi, Cúc ý thức được, hai người bọn họ không thể đến với nhau được nữa. Cô buồn vô cùng. Mình toàn tâm toàn ý chịu thiệt thòi để được ở bên người yêu, chẳng ngờ lại là hy sinh vô ích, chỉ là vật để người ta lợi dụng, tính kế!

Theo V.A - Vietnamnet


bố vợ và con rể


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.