Cưới nhau được 1 tháng, vợ không cho tôi động vào, cô ấy lấy ra một tờ giấy, tôi không dám ly hôn với cô ấy

Là vợ chồng son nhưng 1 tháng rồi, anh vẫn chưa có diễm phúc được động vào người vợ. Cô tìm đủ mọi lý do để thoái thác. Đến lúc “tức nước vỡ bờ”, anh đòi ly hôn thì lại chịu thua trước tờ giấy này.

“Năm nay tôi 30 tuổi, là một trong số ít trai độc thân lớn tuổi của làng. Vì nhà nghèo nên tôi đã bỏ qua tuổi kết hôn thích hợp, trở thành đàn ông “quá lứa nhỡ thì”. Sau đó, nhờ người mai mối mà tôi quen với người vợ hiện tại. Đây là lần kết hôn thứ 2 của cô ấy. Nhà chồng cũ của vợ tôi cách làng tôi không xa, theo lời người mai mối, vợ tôi ly hôn chồng cũ vì chồng cũ đối xử không tốt, lăng nhăng bên ngoài.

Sau một thời gian làm quen, tôi cảm thấy cô ấy là một người phụ nữ chu đáo, đảm đang và có phẩm hạnh. Vì chưa có kinh nghiệm yêu đương nên tôi đã bị cô ấy chinh phục sâu sắc. Sau đó, thông qya một số "kênh" khác nhau, chúng tôi đã kết hôn. Vấn đề là trong ngày bàn đại sự, cô ấy thách cưới số tiền lên đến 200 triệu mới đồng ý kết hôn.

Muốn tôi thoát khỏi cảnh độc thân càng sớm càng tốt, bố mẹ và tôi chạy đôn chạy đáo lo bằng được số tiền thách cưới. Thế là chúng tôi kết hôn, nhưng kể từ đó, tính tình cô ấy thay đổi rõ rệt. Từ ngày đầu về làm dâu, vợ tôi ngày nào cũng uống thuốc, nói thân thể không tốt, không thể chung phòng, cũng không cho tôi động vào người. Trước đó, lo cho đám cưới, tôi đã tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình. Để có tiền đưa cô ấy đi khám bệnh, tôi phải vay hàng xóm không ít. Thế nhưng, đã khám ở vài bệnh viện lớn trong tỉnh, khám tổng thể không thiếu bộ phận nào thì tình trạng của vợ tôi là bình thường, không tìm ra bất kỳ vấn đề gì. Do dó, có thể khẳng định vợ tôi giả ốm, bịa chuyện cơ thể khó chịu, suốt ngày chỉ ngủ, đến cơm cũng không ăn, khiến nhà tôi trong thời gian đó, ai cũng cuống lên lo lắng.

Cưới nhau được 1 tháng, vợ không cho tôi động vào, cô ấy lấy ra một tờ giấy, tôi không dám ly hôn với cô ấy-1

Sau đó, vợ tôi nói sẽ về nhà mẹ đẻ vài ngày. Tôi nghĩ chỉ cần cô ấy vui là được, ở đâu cũng không quan trọng nên tôi đã đưa cô ấy về nhà mẹ đẻ. 3 ngày sau, tôi đến nhà mẹ vợ đón cô ấy về, nhìn thấy dáng vẻ của vợ làm tôi chấn động. Mỗi ngày cô ấy ở nhà tôi kêu bệnh khó chịu, nhưng ở nhà mẹ đẻ, vẫn thức đến 12 giờ đêm phụ mẹ gói bánh giò chuẩn bị sáng hôm sau đi bán. Phải nói sinh lực đặc biệt tốt. Tôi thấy rất bối rối, nói với vợ: “Em khỏe hơn rồi thì chúng ta về nhà!” Không nghĩ tới vợ tôi lại nói cô ấy còn chưa ở nhà mẹ đẻ đủ, bảo tôi cứ về nhà, đợi khi nào cô ấy báo thì đến đón. Lúc ấy vì bố mẹ vợ đều có mặt, sợ phát sinh không vui nên tôi nhịn, một mình trở về nhà.

Sau một tháng, tôi gọi cho cô ấy, hỏi khi nào muốn trở lại, cô ấy thiếu kiên nhẫn nói: “Không phải em đã bảo anh chờ thông báo của em sao? Sau này đừng tự ý gọi cho em. Lúc nào em muốn về, sẽ gọi anh sau”. 

Nghe cô ấy nói xong, tôi tức giận vô cùng. Chúng tôi không giống một cặp vợ chồng son chút nào! Tôi nói với cô ấy, nếu không thể vượt qua, hãy ly dị, như vậy hai bên cũng tổn thương ít hơn. Vợ tôi lại nói tôi đến nhà mẹ cô ấy, cô ấy muốn cho tôi xem thứ này. 

Khi tôi đến nơi, cô ấy đưa cho tôi một lá bản thỏa thuận. Tôi hít một hơi thật sâu, không nhớ rõ là khi nào đã ký bản thỏa thuận này, nhưng chứ ký đúng là chữ viết của tôi. Bây giờ tôi rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, muốn ly hôn thì phải bỏ tiền ra đền cho cô ấy, nhưng không ly hôn thì tôi tức chết mất!

***

Tình huống này chỉ có thể giải thích bằng một trong hai nguyên do:

  1. Vợ anh không thực sự yêu anh. Sau ly hôn chồng cũ, có thể vì cuộc sống mưu sinh vất vả nên cô ấy muốn tìm một người đàn ông có kinh tế nhất định để duy trì một cuộc hôn nhân được đảm bảo về vật chất.

  2. Lừa đảo hôn nhân. Vợ anh đến với anh hoàn toàn vì tiền. Cô ấy tìm mọi cách giăng bẫy để chiếm dụng tài sản của anh. Khi anh không chịu đựng được thái độ của cô ấy, đòi ly hôn thì lúc này, dựa trên bản thỏa thuận đã ký, anh sẽ mất một khoản tiền lớn vào tay cô ấy. Kết cục là anh mất cả chì lẫn chài, cô ấy không thiệt thòi gì. 

Dù nguyên nhân là gì thì đây chắc chắn không phải là người vợ anh nên níu kéo hay nhượng bộ. Trong trường hợp cần thiết, anh nên tìm đến sự giúp đỡ của tòa án để đòi quyền lợi cho mình sau ly hôn.

 

Theo V.A - Vietnamnet


chuyện hôn nhân

Ly hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.